KHÓA HỌC LUYỆN GIẢI ĐỀ 2016 THẦY : NGUYỄN ANH PHONG ĐỀ SỐ : 32 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài : 90 phút Câu 01. Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là ? A. 17,60. B. 17,92. C. 35,20. D. 70,40. Câu 02. Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây ? A. ZnCl2. B. MgCl2. C. NaCl. D. FeCl3. Câu 03. Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng ? A. MgO. B. Fe2O3. C. FeO. D. Al2O3. Câu 04. Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hidro là 30. Công thức phân tử của X là ? A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C5H10O2. D. C2H4O2. Câu 05. Kim loại nhôm tan được trong dung dịch ? A. NaCl. B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaOH. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 06. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch ? A. Ag. B. Mg. C. Cu. D. Fe. Câu 07. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp ? A. nhiệt luyện. B. thủy luyện. C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy. Câu 08. Cho dãy các kim loại : Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là ? A. Cu. B. Mg. C. Al. D. Ag. Câu 09. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo ? A. Tơ tằm. B. Tơ nitron. C. Tơ capron. D. Tơ visco. Câu 10. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ? A. Ala – Gly. B. Ala – Ala – Gly – Gly. C. Ala – Gly – Gly. D. Gly – Al – Gly. Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1. B. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao. C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh. D. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ. Câu 12. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ? A. Polietile. B. Poli(etylen – terephtalat). C. Poli(vinyl clorua). D. Polistiren. Câu 13. Cho dãy các chất : H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là ? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 14. Cho dãy các oxit : MgO, FeO, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy là ? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 15. Cho dãy các chất : tinh bột, xenlulozo, glucozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 16. Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là ? A. Cu2+, Fe2+, Mg2+. B. Mg2+, Fe2+, Cu2+. C. Mg2+, Cu2+, Fe2+. D. Cu2+, Mg2+, Fe2+. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là ? A. 13,5. B. 4,5. C. 18,0. D. 9,0. Câu 18. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ? A. CH3 – CH3. B. CH3 – CH2 – CH3. C. CH2 = CH – CN. D. CH3 – CH2 – OH. Câu 19. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là ? A. HCl. B. NH3. C. NaOH. D. KOH. Câu 20. Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và ? A. 1 mol axit stearic. B. 3 mol axit stearic. C. 1 mol natri stearat. D. 3 mol natri stearat. Câu 21. Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Poli (metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ. B. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic. C. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước. D. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic. Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là ? A. Li và Na. B Na và K. C. Rb và Cs. D. K và Rb. Câu 23. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu ? A. hồng. B. xanh tím. C. nâu đỏ. D. vàng. Câu 24. Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch ? A. KNO3. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. HNO3. Câu 25. Công thức của glyxin là ? A. H2NCH2COOH. B. CH3NH2. C. C2H5NH2. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 26. Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây? A. CuO. B. MgO. C. Al2O3. D. CaO. Câu 27. Lên men 45 gam glucozo để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là ? A. 8,96. B. 4,48. C. 5,60. D. 11,20. Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là ? A. 21,1. B. 42,2. C. 24,2. D. 18. Câu 29. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH ? A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH3. Câu 30. Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là ? A. S. B. Fe. C. Si. D. Mn. Câu 31. Chất nào dưới đây sau khi cộng nước trong điều kiện thích hợp thu được 1 ancol ? A. isobutilen. B. axetilen. C. propen. D. etilen. Câu 32. Axit X no, có 2 nguyên tử H trong phân tử. Hãy cho biết X có mấy CTCT ? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 33. Ancol X mạch hở hòa tan được Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 3a mol CO2. Cho a mol X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được a mol H2. CT của X là ? A. CH3 – CH2 – OH. B. CH2OH – CHOH – CH3. C. CH2OH – CH2 – CH2OH. D. CH2OH – CHOH – CH2OH. Câu 34. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là ? A. 10,4 gam. B. 8,2 gam. C. 3,28 gam. D. 8,56 gam. Câu 35. Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn – Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm chung là? A. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-. B. Ở catot đều xảy ra sự khử. C. Phản ứng xảy ra kèm theo sự phát sinh dòng điện. D. Đều sinh ra Cu ở cực âm. Câu 36. Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol sacarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là ? A. 0,090 mol. B. 0,12 mol. C. 0,095 mol. D. 0,06 mol. Câu 37. Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là ? A. 12,78 gam. B. 14,62 gam. C. 13,70 gam. D. 18,46 gam. Câu 38. Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch : Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng ? A. 8. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 39: Cho 18,3 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 45,5. B. 40,5. C. 50,8. D. 42,9. Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no, đa chức và hai ancol đơn chức, phân tử X có không quá 5 liên kết π) cần 0,3 mol O2, thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là A. 14,6 gam. B. 9,0 gam. C. 13,9 gam. D. 8,3 gam. Câu 41: Cho các nhận xét sau: (1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước. (2) Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh. (3) Dung dịch HCl làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ. (4) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ. (5) Trong các axit HF, HCl, HBr, HI thì HI là axit có tính khử mạnh nhất. (6) Oxi có thể phản ứng trực tiếp với Cl2 ở điều kiện thường. (7) Cho dung dịch AgNO3 vào 4 lọ đựng các dung dịch HF, HCl, HBr, HI, thì ở cả 4 lọ đều có kết tủa. (8) Khi pha loãng H2SO4 đặc thì nên đổ từ từ nước vào axit. Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 42: Cho các phát biểu sau: (1) Các oxit axit khi cho vào H2O ta sẽ thu được dung dịch axit tương ứng. (2) Tất cả các nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt p,n,e. (3) Chất tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện là chất điện li. (4) Phản ứng oxi hóa khử cần phải có ít nhất 2 nguyên tố thay đổi số oxi hóa. (5) Cho HCHO vào dung dịch nước Brom thấy dung dịch nhạt màu vì đã xảy ra phản ứng cộng giữa HCHO và Br2. (6) Trong các phản ứng hóa học Fe(NO3)2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa nhưng Fe(NO3)3 chỉ thể hiện tính oxi hóa. Số phát biểu đúng là : A. 4 B. 2 C. 3 D. Đáp án khác Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 22,4 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic. Sau phản ứng thu được a gam CO2 và 9,0 gam nước. Dẫn toàn bộ CO2 sinh ra vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được bao nhiêu gam kết tủa? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. A. 88,65 gam B. 29,55 gam C. 59,10 gam D. 39,40 gam Câu 44: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O2 thì thu được 17,472 lít CO2 và 11,52 gam nước. Mặt khác m gam X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn hợp ancol. Biết X không tham gia phản ứng tráng gương với AgNO3/NH3. Giá trị V là bao nhiêu? (các khí đo ở đktc) A. 21,952 B. 21,056 C. 20,384 D. 19,6 Câu 45: Cho 1 lượng bột Fe tan hết trong dung dịch chứa HNO3 , sau khí phản ứng kết thúc thì thu được 2,688 lít NO(đkc) và dung dịch X.Thêm dung dịch chứa 0,3 mol HCl (loãng) vào lọ thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và cuối cùng thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa hết 650 ml dung dịch KOH 1M.( Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong X là : A. 29,04 gam. B. 29,6 gam. C. 32,4 gam. D. 21,6 gam. ----------- HẾT ----------- BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 32 1.C 2.D 3.C 4.D 5.C 6.B 7.D 8.D 9.D 10.A 11.B 12.B 13.A 14.B 15.A 16.B 17.B 18.C 19.B 20.D 21.D 22.A 23.B 24.B 25.A 26.A 27.A 28.C 29.B 30.B 31.D 32.D 33.B 34.C 35.B 36.C 37.D 38.C 39.D 40.C 41.B 42.D 43.B 44.C 45.B
Tài liệu đính kèm: