Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 29 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Anh Phong

pdf 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 29 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Anh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 29 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Anh Phong
1 
KHÓA HỌC LUYỆN GIẢI ĐỀ 2016 
THẦY : NGUYỄN ANH PHONG 
ĐỀ SỐ : 29 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2015 – 2016 
MÔN : HÓA HỌC 12 
Thời gian làm bài : 90 phút 
Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với 
 A. ancol metylic. B. etylen glicol. C. ancol etylic. D. glixerol. 
Câu 2: Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau? 
 A. CH2(NH2)COOH. B. CH3CH2OH. C. CH3CH2NH2. D. CH3COOCH3. 
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol pent-1-en và 0,1 mol ancol anlylic (CH2=CH-CH2-OH) tác dụng 
với lượng dư Br2 trong dung dịch, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có x mol Br2 đã tham gia 
phản ứng. Giá trị của x là 
 A. 0,1. B. 0,25. C. 0,5. D. 0,15. 
Câu 4: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? 
 A. NaOH. B. H2O. C. HCl. D. NaCl. 
Câu 5: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon thì tạo thành hợp chất mới là 
 A. amin. B. este. C. lipit. D. amino axit. 
Câu 6: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit? 
 A. C2H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOC2H5. D. HCOONH4. 
Câu 7: Cho 0,1 mol anđehit fomic tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sau khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
 A. 32,4. B. 27,0. C. 21,6. D. 43,2. 
Câu 8: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc , sản 
phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là 
 A. 1,12. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. 
Câu 9: Phản ứng nhiệt phân không đúng là 
 A. 2KNO3 
ot
 2KNO2 + O2. B. CaCO3 
ot
 CaO + CO2. 
 C. Cu(OH)2 
ot
 CuO + H2O. D. NaHCO3 
ot
 NaOH + CO2. 
Câu 10: Cho dãy chuyển hóa sau: Cr o
+X
t
 CrCl3 
+ dd Y KCrO2. Các chất X, Y lần lượt là 
 A. HCl, KOH. B. Cl2, KCl. C. Cl2, KOH. D. HCl, NaOH 
Câu 11: Dung dịch nào sau đây không có phản ứng tráng gương: 
 A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. 
Câu 12: Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X là chất nào sau 
đây? 
 A. FeS. B. PbS. C. Na2S. D. CuS. 
Câu 13: Cho các kim loại: Ba, Na, K, Be. Số kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là 
 A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 14: Hiđrocacbon X là chất khí ở điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được m gam 
nước. Công thức phân tử của X là 
 A. C4H6. B. C3H4. C. C2H2. D. C4H10. 
Câu 15: Quặng boxit có thành phần chính là 
 A. Al(OH)3. B. Fe2O3. C. FeCO3. D. Al2O3. 
Câu 16: Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự uy giảm tầng ozon là do 
 A. sự tăng nồng độ khí CO2. B. mưa axit. 
 C. hợp chất CFC (freon). D. quá trình sản xuất gang thép. 
Câu 17: Nhận xét nào không đúng về nước cứng? 
 A. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO4
2-
 và Cl
-
. 
2 
 B. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng. 
 C. Nước cứng tạo cặn đáy ấm đun nước, nồi hơi. 
 D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng. 
Câu 18: Cho từng chất rắn: FeCl3, FeO, FeS, Fe(OH)3, Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với 
dung dịch H2SO4 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng là 
 A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. 
Câu 19: Công thức cấu tạo thu gọn của metyl axetat là 
 A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOC2H3. 
Câu 20: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn 
toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y là: 
 A. Fe, CuO, Mg. B. FeO, CuO, Mg. C. FeO, Cu, Mg. D. Fe, Cu, MgO. 
Câu 21: Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện thì dùng kim loại nào sau đây 
làm chất khử? 
 A. Ca. B. Fe. C. Na. D. Ag. 
Câu 22: Thí nghiệm về tính tan của khí hiđro clorua trong nước như hình vẽ bên, trong bình ban đầu 
chứa đầy khí hiđro clorua, chậu thủy tinh đựng nước có nhỏ vài giọt quỳ tím. Hiện tượng quan sát được là 
 A. nước phun vào bình, có màu tím. 
 B. nước phun vào bình, chuyển sang màu xanh. 
 C. nước phun vào bình, không có màu. 
 D. nước phun vào bình, chuyển sang màu đỏ. 
Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; 
(b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; 
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; 
(d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là 
 A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 
Câu 24: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp 
monome nào sau đây? 
 A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3. 
 C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. 
Câu 25: Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu 
được 0,1 mol khí H2. Khối lượng của Fe trong 6,05 gam X là: 
 A. 1,12 gam. B. 2,80 gam. C. 4,75 gam. D. 5,60 gam. 
Câu 26: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác 
dụng được với dung dịch NaOH là 
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 
Câu 27: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung 
dịch HNO3 đặc, nguội là: 
 A. Cu, Pb, Ag. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Fe, Al, Cr. 
Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 
 C3H4O2 + NaOH X + Y 
 X + H2SO4 loãng Z + T 
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là: 
 A. HCHO, CH3CHO. B. HCHO, HCOOH. 
3 
 C. CH3CHO, HCOOH. D. HCOONa, CH3CHO. 
Câu 29: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử 
của nguyên tố X là 
 A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. 
Câu 30: Để trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công 
thức phân tử của X là 
 A. CH5N. B. C2H5N. C. C2H7N. D. C3H9N 
Câu 31: Cho hơi nước qua m gam than nung đỏ đến khi than phản ứng hết thu được hỗn hợp khí X gồm 
CO, CO2 và H2. Cho X qua CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng giảm 1,6 gam 
so với lượng CuO ban đầu. Giá trị của m là 
 A. 0,3. B. 2,4. C. 1,2. D. 0,6. 
Câu 32: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic và axit 
stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là 
 A. 17,472 lít. B. 20,160 lít. C. 15,680 lít. D. 16,128 lít. 
Câu 33. Cho các phát biểu sau : 
 (1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C. 
 (2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic. 
 (3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol. 
 (4) Phenol tan tốt trong etanol. 
 (5) Phenol làm quỳ tím hóa đỏ. 
 (6) Phenol phản ứng được với brom ở điều kiện thường. 
Có bao nhiêu phát biểu đúng ? 
 A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. 
Câu 34. Cho các phản ứng : 
 (1) O3 + dung dịch KI → (2) H2S + SO2 → 
 (3) KClO3 + HCl đặc 
0t
 (4) NH4HCO3 
0t
 (5) NH3 (khí) + CuO 
0t
 (6) F2 + H2O 
0t
 (7) H2S + nước clo → (8) HF + SiO2 → 
 (9) NH4Cl + NaNO2 
0t
 (10) C + H2O 
0t
Số trường hợp tạo ra đơn chất là ? 
 A. 6. B. 8. C. 7. D. 5. 
Câu 35. Cho các chất: Na2CO3, NaHCO3, NaHSO4, HCl, BaCl2, CuO, Fe. Số cặp chất có thể tác dụng 
trực tiếp với nhau ở nhiệt độ thường là : 
 A. 10. B. 9. C. 7. D. 8. 
Câu 36. Cho các chất rắn ở dạng bột: SiO2, Si, Cr2O3, Al, CaC2. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch 
NaOH loãng dư là: 
 A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. 
Câu 37. Cho các chất: FeS, Cu2S, Fe3O4, Ag, Fe, FeO, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với 
H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là : 
 A. 7. B. 8. C. 9. D. 6. 
Câu 38. Cho 4,96 gam hỗn hợp Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X. 
Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt xúc tác thích hợp một thời gian được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y 
từ từ vào dung dịch nước Brom dư thấy còn lại 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi với H2 bằng 
4,5. Khối lượng bình nước Brom tăng lên là: 
4 
 A. 0,8 gam. B. 0,54 gam. C. 0,36 gam. D. 1,04 gam. 
Câu 39. Hỗn hợp X gồm Al và Mg. Hòa tan hoàn toàn 15,3 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng 
dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp 
khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 117,9 gam chất rắn khan. Số mol khí O2 
cần để oxi hóa hết 7,65 gam hỗn hợp X là: 
 A. 0,3750. B. 0,1875. C. 0,1350. D. 0,1870. 
Câu 40. Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, a mol Al3+, b mol 3NO và 0,2 mol 
2
4SO . Cho 120 ml dung dịch Y 
gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 3,732 gam 
kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là : 
 A. 0,02 và 0,12. B. 0,120 và 0,020. C. 0,012 và 0,096. D. 0,02 và 0,012. 
Câu 41. Trung hòa 16,60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch NaOH thu được 
23,20 gam hỗn hợp 2 muối. Nếu cho 16,60 gam hỗn hợp 2 axit trên tác dụng với dung dịch Na2CO3 thì 
thể tích CO2 (đktc) lớn nhất thoát ra là : 
 A. 3,36 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. 
Câu 42. Hỗn hợp A gồm andehit acrylic và một andehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn 
hợp A cần vừa hết 2,296 lít (đktc) khí Oxi. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng 
Ca(OH)2 dư, thu được 8,5 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là: 
 A. HCHO. B. C2H5CHO. C. C3H5CHO. D. CH3CHO. 
Câu 43. Cho Na (được lấy dư 10% so với lượng cần thiết) vào 100 ml ancol etylic x0, khi phản ứng thu 
được 42,56 lít khí B (ở đktc) và m gam chất rắn. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 
g/ml, của nước là 1 g/ml. Giá trị của m là : 
 A. 174,4. B. 56,24. C. 126,9. D. 183,14. 
Câu 44: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol 
H2O, biết b-c=4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với 
dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao 
nhiêu gam chất rắn? 
 A. 57,2 gam B. 52,6 gam C. 53,2 gam D. 61,48 gam 
Câu 45. Hỗn hợp X gồm Ala – Ala, Ala – Gly – Ala, Ala – Gly – Ala và Ala – Gly – Ala – Gly – Gly. 
Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung 
dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ? 
 A. 25,08. B. 99,15. C. 24,62. D. 114,35. 
Câu 46: Cho 6,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch Y chứa 
HNO3 và HCl theo tỉ lệ tương ứng là 7:10 về số mol thu được 0,672 lít NO và dung dịch Z, dung dịch Z 
hòa tan tối đa 3,36 gam Fe, sinh ra khí NO và dung dịch T. Nếu cho AgNO3 dư vào T thì thu được m gam 
kết tủa. Biết trong các phản ứng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với: 
 A. 45 B. 46 C. 47 D. 48 
Câu 47. Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu 
được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi 
dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít 
khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V là ? 
 A. 13,44 lít. B. 8,96 lít. C. 11,2 lít. D. 5,6 lít. 
Câu 48: Nung hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 
80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí 
Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 12,8% SO2, còn lại là O2. Mặt khác, lấy 26,8 gam hỗn hợp X tác 
5 
dụng với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được hỗn hợp khí NO2 và SO2 tỷ lệ mol tương ứng là 17 : 2 và dung 
dịch Q. Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N
+5. Cô cạn Q được m gam muối khan. Giá trị của m là: 
 A. 57,7 B. 58,2 C. 52,6 C. 59,3 
Câu 49. X là trieste, trong phân tử chứa 8 liên kết , được tạo bởi glyxerol và hai axit cacboxylic không 
no Y, Z (X, Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 26,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 1,01 
mol O2. Mặt khác 0,24 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,48 mol Br2. Nếu lấy 26,12 gam E tác 
dụng với 360 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được dung dịch chứa a gam muối của Y và b gam 
muối của Z (MY < MZ). Tỉ lệ a : b gần nhất là. 
 A. 3,0 B. 3,9 C. 3,3 D. 3,6 
Câu 50: Hòa tan hết 40,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,7 mol H2SO4 và 0,7 
mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử 
nào khác). Cho Y tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Mặt 
khác, cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn 
toàn. Giá trị m gần nhất với: 
 A. 210 B. 215 C. 222 D. 240 
----------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_mon_hoa_hoc_lop_12_de_so_29_nam_hoc_2.pdf