Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Anh Phong

pdf 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Anh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Anh Phong
KHÓA HỌC LUYỆN GIẢI ĐỀ 2016 
THẦY : NGUYỄN ANH PHONG 
ĐỀ SỐ : 28 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2015 – 2016 
MÔN : HÓA HỌC 12 
Thời gian làm bài : 90 phút 
Câu 1: Cao su buna–S và cao su buna – N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien với 
 A. stiren và amoniac. B. stiren và acrilonitrin. 
 C. lưu huỳnh và vinyl clorua. D. lưu huỳnh và vinyl xianua. 
Câu 2: Dẫn lượng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt từ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy 
ra hoàn toàn thì thu được 5,88 gam sắt. Giá trị của m là 
 A. 12,18. B. 8,40. C. 7,31. D. 8,12. 
Câu 3: Công thức phân tử của triolein là 
 A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. D. C54H110O6. 
Câu 4: Trong chất nào sau đây nitơ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ? 
 A. NH4Cl. B. HNO3. C. NH3. D. NO2. 
Câu 5: Chất tham gia phản ứng tráng gương là 
 A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. 
Câu 6: Đun nóng 7,2 gam CH3COOH với 6,9 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4) thì thu được 7,04 gam 
este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là: 
 A. 66,67%. B. 50,0%. C. 53,33%. D. 60,0%. 
Câu 7: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 
268,8 cm
3
 khí không màu (đktc). Kim loại M là 
 A. Ca. B. Mg. C. Pb. D. Zn. 
Câu 8: Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất 
được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là: 
 A. (Y), (Z), (T), (X). B. (X), (Z), (T), (Y). 
 C. (Y), (T), (Z), (X). D. (T), (Y), (Z), (X). 
Câu 9: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây? 
 A. FeCl3. B. H2SO4 loãng, nguội. 
 C. AgNO3. D. HNO3 đặc, nguội. 
Câu 10: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? 
 A. Li. B. K. C. Sr. D. Be. 
Câu 11: Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) phản ứng 
với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là 
 A. H2NCH(C2H5)COOH. B. H2NCH2CH(CH3)COOH. 
 C. H2N[CH2]2COOH. D. H2NCH(CH3)COOH. 
Câu 12: Ion X
2+
 có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ 
là 
 A. 16. B. 18. C. 20. D. 22. 
Câu 13: Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, t
o) thu được 
 A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2CHO. C. CH3CH2COOH. D. CH2=CH-COOH. 
Câu 14: Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí quyển clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M 
là 
 A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al. 
Câu 15: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kính nguyên tử của 
các nguyên tố tăng dần theo thứ tự 
 A. M < X < R < Y. B. Y < X < M < R. C. Y < M < X < R. D. M < X < Y < R. 
Câu 16: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, 
thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là 
 A. 3,5 gam. B. 7,0 gam. C. 5,6 gam. D. 2,8 gam. 
Câu 17: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là 
 A. FeCO3. B. Al2O3.2H2O. C. Fe3O4.nH2O. D. AlF3.3NaF. 
Câu 18: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? 
 A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. B. (C2H5)2NH và C2H5CH(OH)CH3. 
 C. (C2H5)2NH và C2H5CH2OH. D. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. 
Câu 19: Khi thực hiện các thí nghiệm cho chất khử (kim loại, phi kim,) phản ứng với axit nitric đặc 
thường tạo ra khí NO2 độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Để hạn chế lượng khí NO2 thoát ra môi 
trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây ? 
 A. Muối ăn. B. Xút. C. Cồn. D. Giấm ăn. 
Câu 20: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 8,064 lít khí NO2 (sản 
phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là 
 A. 8,96. B. 6,16. C. 6,72. D. 10,08. 
Câu 21: Trong công nghiệp, để điều chế kim loại Ag, Cu gần như tinh khiết (99,99%) người ta sử 
dụng phương pháp nào sau đây? 
 A. thuỷ luyện. B. nhiệt luyện. 
 C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch. 
Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một este no (trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số 
nguyên tử oxi) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của este là: 
 A. C2H4O2. B. C3H4O3. C. C4H6O4. D. C6H8O6. 
Câu 23: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? 
 A. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O. 
 B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. 
 C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 
 D. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2. 
Câu 24: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây? 
 A. NaOH. B. Br2. C. NaHCO3. D. Na. 
Câu 25: Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí. Khi oxi hoá hoàn toàn X thì thu được thể tích 
khí CO2 và hơi H2O là 2 : 1 ở cùng điều kiện. X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. 
Số cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên là 
 A. 2. B. 3.` C. 4. D. 1. 
Câu 26: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một 
thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
 A. Trong dãy kim loại kiềm, đi từ Li đến Cs nhiệt độ nóng chảy giảm dần. 
 B. Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng. 
 C. Các kim loại Na, K, Ca, Ba đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối. 
 D. Một trong những tác dụng của criolit trong quá trình sản xuất nhôm là làm tăng tính dẫn 
điện của chất điện phân. 
Câu 28: Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hoá học 
xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là phản ứng 
 A. thuỷ phân. B. oxi hoá. C. khử. D. polime hoá. 
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì sản phẩm thu được khác với các chất còn 
lại? 
 A. Protein. B. Cao su thiên nhiên. 
 C. Chất béo. D. Tinh bột. 
Câu 30: Cho các chất sau: Al, Zn, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3. Tổng số chất 
lưỡng tính là: 
 A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 
Câu 31: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và không khí có tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:5. Đun nóng hỗn hợp X 
với xúc tác V2O5 trong một bình kín có dung tích không đổi thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của 
X so với Y là 0,93. Không khí có 20% thể tích là O2 và 80% thể tích là N2. Hiệu suất của phản ứng oxi 
hóa SO2 là 
 A. 84%. B. 75%. C. 80%. D. 42%. 
Câu 32: Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn 
hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6 
gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và c mol nước; với b = a+c. Giá trị của m là: 
 A. 17,4. B. 37,2. C. 18,6. D. 34,8. 
Câu 33: Cho m gam hỗn hợp gồm Ba và Al vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 
được 7,168 lít khí H2 (đktc) và 1,08 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: 
 A. 16,36 B. 17,02 C. 14,32 D. 15,28 
Câu 34: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm etyl axetat, axit acrylic và anđehit axetic rồi cho toàn bộ sản 
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 45 gam kết tủa và khối lượng bình 
nước vôi trong tăng 27 gam. Biết trong X axit acrylic chiếm 40% về khối lượng. Giá trị của m là: 
 A. 12,6. B. 10,8. C. 7,2. D. 9,0. 
Câu 35: Trong số các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4 , NaCl, HCl. Số chất có thể sử 
dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là 
 A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. 
Câu 36: Chi 16,96 gam hỗn hợp gồm 2 ancol đều đơn chức, mạch hở thành 2 phần bằng nhau: 
 + Phần 1: tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). 
 + Phần 2: đem đun nóng với CuO, thu được hỗn hợp F gồm 2 anđehit. Lấy toàn bộ F tác dụng 
với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 69,12 gam Ag. Công thức của 2 ancol có khối lượng phân tử 
lớn là. 
 A. CH2=CH-CH2OH B. C2H5OH 
 C. C3H7OH D. CH C-CH2OH 
Câu 37: Trong các chất sau: Na2O, CO2, NO2, Cl2, CuO, Al2O3, CO, NaCl, SiO2. Số chất tác dụng với 
dung dịch NaOH loãng, dư ở điều kiện thường là: 
 A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. 
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly 
thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là 
 A. 99,3 và 30,9. B. 84,9 và 26,7. 
 C. 90,3 và 30,9. D. 92,1 và 26,7. 
Câu 39: Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,15 mol 
AgNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là 
 A. 17,20 gam. B. 21,00 gam. C. 19,07 gam. D. 16,40 gam. 
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic rồi cho toàn bộ 
sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối 
lượng dung dịch sau phản ứng tăng 25,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là 
 A. 9,80. B. 11,40. C. 15,0. D. 20,8. 
Câu 41: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu 
được dung dịch X chứa hai muối và axit dư. Thêm tiếp KNO3 dư vào dung dịch X thấy thoát ra 1,344 
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3
-, đktc). Giá trị của m là 
 A. 13,12. B. 18,56. C. 17,76. D. 13,92. 
Câu 42: Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Al4C3 và BaC2. Cho 29,7 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung 
dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam 
H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch H2SO4 1M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 46,60. B. 15,60. C. 55,85. D. 51,85. 
Câu 43: Hỗn hợp X chứa một ancol no, đơn chức; một anđêhit no, đơn chức và một axit không no có 
một liên kết C = C trong phân tử (các chất đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X thu được 
H2O và 14,08 gam CO2. Mặt khác cho Na dư vào lượng X trên thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Biết 
tỷ khối hơi của X so với He là 185/11. Phần trăm khối lượng của axit trong X gần nhất với: 
 A. 77,8% B. 72,5% C. 62,8% D. 58,2% 
Câu 44: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu 
được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 300 hoặc 700 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch 
Y đều thu được một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Phần trăm khối lượng của Al trong X là: 
 A. 27,69% B. 51,92% C. 41,54% D. 34,62% 
Câu 45: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba este thuần chức, mạch hở, mạch thẳng (X và Y đơn chức còn 
Z hai chức). Đun nóng hoàn toàn 40g hỗn hợp T gồm X (a mol), Y (3b mol), Z (2b mol) trong dung 
dịch NaOH, thu được 25,52g hỗn hợp chứa hai chất hữu cơ A và B. Nếu đốt cháy hết lượng T trên, cần 
vừa đủ 2,2 mol O2, thu được hiệu khối lượng lượng giữa CO2 và H2O là 58,56g. Biết A và B đều đơn 
chức và là đồng phân của nhau và số mol H2 cần để làm no X, Y, Z bằng số mol NaOH phản ứng. 
Phần trăm khối lượng của X trong T là: 
 A. 64,5% B. 32,6% C. 52,4% D. 48,4% 
Câu 46: Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp rắn 
Y và 10,08 lit hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl thu 
dược dung dịch A chỉ chứa các muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất không màu. Biết 
các khí đo ở đktc, tỷ khối hơi của B so với H2 là 7,5. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A? 
 A. 154,65 gam B. 152,85 gam C. 156,10 gam D. 150,30 gam 
Câu 47: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, Zn, Mg (trong đó oxi chiếm 21,159% khối lượng 
hỗn hợp) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 2,688 lít SO2 (đktc, sản 
phẩm khử duy nhất). Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 76,88 gam hỗn hợp muối khan. Nếu cho dung 
dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m+3,72 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Zn trong 
hỗn hợp X là: 
 A. 16,37% B. 13,78% C. 12,27% D. 18,02% 
Câu 48: Hỗn hợp E chứa X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác; trong đó X 
no, Y không no chứa một liên kết C=C, Z chứa 5 liên kết trong phân tử. Đun nóng 46,4 gam E cần 
dùng 480 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được một ancol T duy nhất và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 axit 
cacboxylic đều đơn chức có tỉ lệ mol là 7 : 2. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng 
bình tăng 21,36 gam. Biết rằng MX < MY < MZ. Số nguyên tử C có trong Y là: 
 A. 8 B. 9 C. 7 D. 10 
Câu 49: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch 
chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 
96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu 
ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Biết Y không chứa ion Fe
3+. Phần trăm số mol của 
Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 A. 25. B. 15. C. 40. D. 30. 
Câu 50: Thủy phân một hỗn hợp X gồm 3 peptit bằng dung dịch NaOH dư 10% so với lượng cần 
thiết, thu được dung dịch Y. Cho HCl từ từ vào Y thấy số mol HCl phản ứng tối đa là 0,924 mol, cô 
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Mặt khác, khi đốt cháy m’ gam X cần 1,98 mol 
O2 thì thu được 1,65 mol CO2. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là: 
 A. 80,454 B. 82,126 C. 78,568 D. 76,128 
----------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_mon_hoa_hoc_lop_12_de_so_28_nam_hoc_2.pdf