KHÓA HỌC LUYỆN GIẢI ĐỀ 2016 THẦY : NGUYỄN ANH PHONG ĐỀ SỐ : 23 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại: A. Zn B. Ag C. Pb D. Cu Câu 2: Nhận định nào sau đây sai: A. Thép có hàm lượng sắt cao hơn gang B. Crom dùng để mạ thép C. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất D. Gang và thép đều là hợp kim của sắt Phổ biến nhất trong vỏ trái đất là oxi, với kim loại thì nguyên tố phổ biến nhất là Al sau đó tới Fe. Theo các nguyên tố thì O > Si > Al > Fe Câu 3: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch: A. Pb(CH3COO)2. B. KCl. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 4: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trên thực tế, người ta dùng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa trên tính chất nào sau đây? A. Ozon trơ về mặt hóa học. B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. C. Ozon không tác dụng được với nước. D. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. Câu 7: Dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng ... Công thức hóa học của fomanđehit là: A. HCHO B. CH2=CHCHO C. CH3CHO D. OHC-CHO Câu 8: Một số axit cacboxylic như oxalic, axit tactric gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình chế biến sấu xanh ngâm đường, người ta sử dụng chất nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu? A. Phèn chua B. Muối ăn C. Giấm ăn D. Nước vôi trong Câu 9: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là: A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. C2H5OH. Câu 10: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá) an toàn là sử dụng: A. fomon. B. phân đạm. C. nước đá. D. nước vôi. Câu 11: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử: A. hiđro. B. nitơ. C. cacbon. D. oxi. Câu 12: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là : A. polietilen B. poli(metyl metacrylat) C. poli(vinyl clorua) D. poliacrilonitrin Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X (ZX <20) có 6 electron lớp ngoài cùng, ở trạng thái đơn chất X không tác dụng với F2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô số 14, chu kì 3, nhóm VIA. C. Ô số 8, chu kì 2, nhóm IVA. D. Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Câu 14: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Vinyl axetat B. Propyl axetat C. Etyl axetat D. Phenyl axetat Câu 15: Este nào sau đây có mùi dứa chín: A. etyl isovalerat. B. etyl butirat. C. benzyl axetat. D. isoamyl axetat. Câu 16: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 17: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là: A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 18: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 19: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai? A. Đimetylamin B. Trimetylamin. C. Phenylamin. D. Metylamin. Câu 20: Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là: A. 5,60. B. 11,20. C. 8,96. D. 4,48. Câu 21: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây: Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3? A. Cách 2. B. Cách 3. C. Cách 1. D. Cách 1 hoặc cách 3. Câu 22: Cho dãy các chất : Al, Al2O3 , AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là: A. 9,0. B. 4,5. C. 2,25. D. 18,0. Câu 24: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là: A. CH3-COOH. B. HCOOH. C. HOOC-COOH. D. CH3-CH(OH)-COOH. Câu 25: Cho các phát biểu sau: (a) Cho nước brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) thấy có kết tủa trắng xuất hiện. (b) Cho nước brom vào dung dịch anilin (C6H5NH2) thấy có kết tủa vàng xuất hiện. (c) Ở điều kiện thường, phenol (C6H5OH) không tan trong dung dịch HCl nhưng tan trong dung dịch NaOH dư. (d) Cho mẫu natri vào phenol (C6H5OH) nóng chảy, thấy có khí thoát ra. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 26: Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là: A. 35,20 B. 17,92 C. 17,60 D. 70,40 Câu 27: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm không may tai nạn đã xảy ra, axit H2SO4 đặc bắn đúng cánh tay của một bạn trong lớp. Cách sơ cứu cần thiết nhất để hạn chế tối đa tác hại của tai nạn không mong muốn này là: A. bôi cồn iot vào vết thương và đưa đi cấp cứu ngay. B. đổ nước vôi trong hoặc dung dịch NaOH vào để trung hòa axit loại bỏ khỏi vết thương. C. xả nước sạch vào vết thương liên tục để pha loãng, rửa trôi axit và gọi ngay cho nhân viên y tế. D. gọi cho cấp cứu ngay để đưa bạn đến bệnh viện gần nhất. Câu 28: Ancol nào sau đây thỏa mãn: có 3 nguyên tử cacbon bậc một; có 1 nguyên tử cacbon bậc hai và phản ứng với CuO ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương? A. 3-metylbutan-2-ol. B. 2-metylpropan-1-ol. C. 2-metylbutan-1-ol. D. butan-1-ol. Câu 29: Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,6M;KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,4M. Kết thúc phản ứng thu được 27,58 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị lớn nhất của V là: A. 3,136. B. 12,544. C. 14,784. D. 16,812. Câu 30: Xây hầm bioga là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành ở các trang trại hiện nay. Quá trình này không những làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí ga sử dụng cho việc đun, nấu. Thành phần chính của khí bioga là: A. etan. B. metan. C. butan. D. propan. Câu 31: Khi đun hợp chất X với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y ( C2H4NNaO2) và Z ( C2H6O). Công thức phân tử của X là: A. C4H9NO2. B. C4H7NNaO2. C. C4H10NO2. D. C4H7NO2. Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng sau: R + 2HCl(loãng) ot RCl2 + H2. 2R + 3Cl2 ot 2RCl3. R(OH)3 + NaOH(đặc) → NaRO2 + H2O Kim loại R là: A. Al B. Mg C. Fe D. Cr Câu 33: Hòa tan 13,7 gam kim loại Ba vào 100ml dung dịch CuSO4 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 23,3 B. 33,1 C. 6,4 D. 29,7 Câu 34: Một loại than đá dùng cho một nhà máy nhiệt điện có chứa 2% lưu huỳnh. Nếu mỗi ngày nhà máy đó đốt hết 100 tấn than thì trong một năm (365 ngày) khối lượng khí SO2 xả vào khí quyển là: A. 1420 tấn. B. 1250 tấn. C. 1530 tấn. D. 1460 tấn. Câu 35: Cho hỗn hợp X chứa 2,4 gam Mg và 10,64 gam Fe vào dung dịch Y chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và m gam kim loại. Giá trị của m là: A. 45,20. B. 32,40. C. 43,04. D. 41,36. Câu 36: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X: A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5. Câu 37: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là: A. 29,69 B. 28,89 C. 17,19 D. 31,31 Câu 38: Đốt cháy hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol metan gấp 2 lần số mol glixerol) cần vừa đủ 1,525 mol O2 thu được 1,55 mol CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 76. B. 80. C. 63. D. 70. Câu 39: Hỗn hợp A gồm đipeptit mạch hở X (có công thức phân tử là C4H8N2O3) và một muối Y (có công thức phân tử là CH8N2O3). Cho 0,5 mol A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Z chứa m gam muối và 4,48 lít khí T (đktc, làm xanh quỳ tím ẩm). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 77,54. B. 88,10. C. 75,55. D. 80,23. Câu 40: Cho 1,792 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là: A. 14,75. B. 39,40. C. 29,55 D. 44,32. Câu 41: Hòa tan hết 3,79 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 2:5)vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO3, thu được dung dịch Y và V ml khí N2 (đktc). Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 1,94 lít dung dịch NaOH 0,25M để thu được dung dịch trong suốt. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 268,7. B. 896,0. C. 672,0. D. 246,4. Câu 42: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện là 2,68A trong thời gian t ( giờ), thu được dung dịch X. Cho 14,4 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) và 13,5 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là: A. 0,25 B. 1,00 C. 0,60 D. 1,20 Câu 43: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là : A. 11,8. B. 12,5. C. 14,7 D. 10,6. Câu 44: Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 24,0 gam. B. 39,0 gam. C. 19,5 gam. D. 21,5 gam. Câu 45: Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-đien và vinyl axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X bằng 54,88 lít khí O2 (đktc, vừa đủ), thu được khí CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl axetilen trong X là: A. 30,50%. B. 31,52%. C. 21,55%. D. 33,35%. Câu 46: Hòa tan hết hỗn hợp X chứa 22,4 gam Fe và 8 gam Fe2O3 trong dung dịch HCl loãng thu được 10,08 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m: A. 204,6 B. 214,5 C. 198,2 D. 172,4 Câu 47: Hòa tan hết 17,6 gam hỗn hợp rắn A gồm Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,55 mol KHSO4 loãng, đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch B chỉ chứa 87,63 gam muối trung hòa và 1,68 lít hỗn hợp khí C gồm NO và H2 ở đktc, có tỷ khối hơi so với H2 là 6,6. Biết trong B không chứa muối Fe3+. Cho Ba(OH)2 dư vào X thì thấy m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là: A. 120,84 B. 150,53 C. 122,78 D. 146,36 Câu 48: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam T trong NaOH (vừa đủ) thu được 0,525 mol hỗn hợp 3 muối của Gly, Ala và Val. Biết tổng số mắt xích có trong X, Y, Z là 21 và không có peptit nào có số mắt xích vượt quá 13. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam T thì số mol CO2 thu được là 1,575 mol. Giá trị của m là: A. 38,188 B. 42,168 C. 38,625 D. 41,295 Câu 49: X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este của một ancol đơn chức với một axit cacboxylic hai chức (đều mạch hở). Cho m gam hỗn hợp M gồm X, Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó cô cạn được ancol Z và rắn khan T trong đó có chứa 9,86 gam hỗn hợp muối. Cho hơi ancol Z qua ống đựng lượng dư CuO nung nóng được hỗn hợp hơi W gồm anđehit và hơi nước. Dẫn hơi W qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 43,2 gam bạc. Mặt khác, nung rắn khan T với CaO được 1,792 lít (đkc) một ankan duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong M là: A. 24,24% B. 21,43% C. 16,98% D. 26,28% Câu 50: Hòa tan hết 20,36 gam hỗn hợp rắn A gồm Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,66 mol KHSO4 loãng, đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch B chỉ chứa 104,18 gam muối trung hòa và 1,568 lít hỗn hợp khí C gồm NO và H2 ở đktc, có tỷ khối hơi so với H2 là 9,0. Biết trong B không chứa muối Fe3+. Phần trăm khối lượng của Cu có trong A gần nhất với: A. 25% B. 28% C. 30% D. 32% -------------- HẾT ----------------
Tài liệu đính kèm: