PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng “ ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng). “Nó” được sử dụng trong phần trích trên để chỉ nhân vật nào trong tác phẩm? Hãy nêu nội dung của đoạn văn. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào? Câu 2 (3.0 điểm). Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viếng lăng Bác - Viễn Phương). Câu 3 (4.0 điểm). Từ tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân, em có suy nghĩ gì về tình cảm làng quê của con người Việt Nam. -----HẾT----- Họ và tên thí sinh:........................................................ Số báo danh: ................ PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM 2015-2016 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (3,0 đ) *Yêu cầu: Đọc kĩ và trả lời chính xác các câu hỏi. * Cụ thể: Mỗi câu đúng cho 1.0 điểm a.“Nó” được sử dụng trong phần trích trên để chỉ nhân vật bé Thu-con của ông Sáu. b.Nội dung của đoạn văn: Niềm hạnh phúc, sung sướng của bé Thu khi nhận ra ba. c.Phép tu từ có trong đoạn văn : So sánh . Câu 2: (3,0 đ) *Yêu cầu:-Hình thức: Một bài văn ngắn. -Nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp của khổ thơ. * Cụ thể: - Cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh và không khí được tác giả tạo dựng nên trong khổ thơ với những hình ảnh ấn tượng: vầng trăng, trời xanh. - Cảm nhận được vẻ đẹp bất tử của Bác. Bác đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, vào sông núi dân tộc. - Tình cảm thiết tha chân thành của nhà thơ: Niềm xúc động khôn nguôi, nỗi đau xót nhói lòng của tác giả cũng như của nhân dân ta. - Vẻ đẹp của khổ thơ chính là sự hòa quyện giữa tình cảm chân thành sâu sắc và ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi nhưng cũng chứa đựng những ẩn dụ, biểu tượng sâu xa. Câu 3: (4.0 đ) A: Yêu cầu về kỹ năng: Biết tạo lập một bài văn nghị luận có bố cục đầy đủ, diễn đạt rõ ràng lưu loát, đúng chính tả, ngữ pháp. B: Yêu cầu về kiến thức: * Khái quát về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng: - Yêu làng, nhớ làng - Luôn khoe làng, tự hào về làng. - Đau xót tủi nhục, chẳng dám đi đâu khi nghe tin xấu về làng - Vui mừng, tự hào, khoe làng bị Tây đốt -> Yêu làng quê hòa gắn trong tình yêu tổ quốc-> Nét đẹp của con người Việt Nam. * Suy nghĩ về tình cảm làng quê của con người Việt nam. - Khái niệm “Tình cảm làng quê” là tình cảm của con người với quê hương, với làng quê của mình- nơi chôn rau cắt rốnthể hiện bằng sự tự hào, yêu quýkhi ở một nơi khác. - Biểu hiện: Thể hiện qua lời nói, hành động, việc làm. - Ý nghĩa: + Giúp con người luôn nhớ về cội nguồn của mình. + Giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. - Thực trạng: Có nhiều người xa làng luôn nhớ về làng quê của mình bất cứ lúc nào nhưng có nhiều người thì bội bạc với làng quê, theo giặc.. - Hướng hành động + Chúng ta phải học tập tốt để xây dựng làng quê mình ngày càng giàu đẹp. + Phải luôn tự hào, yêu quý làng quê của mình.
Tài liệu đính kèm: