Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần III môn Hóa - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1581Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần III môn Hóa - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần III môn Hóa - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN III
Môn Hóa
( thời gian làm bài 150 phút)
Bài 1.(1 điểm)
Cho clo vào nước thu được dung dịch nước clo. Hãy cho biết hiện tượng khi cho clo vào nước là vật lý hay hóa học, chứng minh hiện tượng đó.
Bài 2. (1,5 điểm)
Để 12 lít hỗn hợp gồm H2 và Cl2 ngoài ánh sáng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí trong đó HCl chiếm 30% về thể tích, hàm lượng clo giảm còn 20% so với ban đầu. Tính % thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Bài 3. (1,5 điểm)
Cho các chất FeS, S, O2 , H2S , Cu , Na2SO3 , H2SO4 Viết các phương trình phản ứng trực tiếp tạo thành SO2 từ các chất trên.
Bài 4.(1 điểm)
Trong một bình kín có chứa a(mol) O2 và 2a (mol) SO2 ở 1000C, 10 atm có (V2O5 xt) đun nóng một thời gian sau đó đưa nhiệt độ bình về 1000C thấy áp suất bình là p (atm).
Thiết lập mối quan hệ của P và h( hiệu suất của phản ứng )
áp dụng tính p khi h = 80%.
Bài 5. (2 điểm)
Trộn V1 (lít) dung dịch HCl 0,6M với V2 (lít) dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 (lít) dung dịch A.
a) Tính V1 và V2 nếu biết 0,6 (lít) dung dịch A hoà tan vừa đủ 1,02 (gam) Al2O3.
b) Nếu cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu (gam) chất rắn. 
Bài 6. (1,5 điểm)
Nung 16,2(gam) muối khan của kim loại M hoá trị II thu được hỗn hợp CO2 và hơi H2O. Dẫn hỗn hợp qua than nung đỏ thu được 13,44 (lít) hỗn hợp hai khí (đktc) Xác định công thức của muối đem nung
Bài 7.(1,5 điểm)
Hỗn hợp A gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 70% về khối lượng.
Cho m gam A phản ứng với 0,44 mol HNO3 thu được dung dịch B, phần rắn C có khối lượng 0,75m (gam) và 2,87 lít hỗn hợp khí NO2 và NO đo ở (1,2 atm, 270C).
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, trong B không có muối amoni.
Tính khối lượng muối trong dung dịch B và tính khối lượng m.
.Hết
ĐÁP ÁN MÔN HÓA KHỐI 10 LẦN 3
Bài
Nội dung
Điểm
Bài 1
(1 điểm)
Khi cho Cl2 vào nước thu được dung dịch nước clo, vừa là hiện tượng vật lý vừa là hiện tượng hóa học.
+) là hiện tượng vật lý: dung dịch nước clo có màu vàng nhạt chứng tỏ còn Cl2 ở dạng tự do.
+) là hiện tượng hóa học: cho quỳ tím vào dung dịch nước clo, quỳ chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu chứng tỏ có phản ứng đã xảy ra, cụ thể theo phương trình
 Cl2 + H2O HCl + HClO
0,5
0,25
0,25
Bài 2
(1,5 điểm)
Phương trình :
	Cl2 + H2 2HCl (1)
`	Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ mol.
	Gọi x là thể tích của Cl2 trong hỗn hợp 
	Gọi y là thể tích của H2 trong hỗn hợp 
	Sau phản ứng Cl2 còn 20% so với ban đầu => Cl2 phản ứng là 0,8x (lít)
=> VHCl = 2.0,8x = 1,6x (lit)
Thể tích của hỗn hợp sau phản ứng không đổi 12 lít
=> 
x = 2,25 (lit)
Vậy trong hỗn hợp ban đầu có :
(lít)
(lit)
=> 
%Cl2 = 100% - %H2 = 18,75%
0,5
0,5
0,5
Bài 3
( 1,5 điểm)
Các phương trình phản ứng xảy ra:
4FeS + 7O2 2Fe2O3 + 4SO2 (1)
2FeS + 10 H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10 H2O (2)
S + O2 SO2 (3)
S + 2H2SO4 (đ) 3SO2 + 2H2O (4)
3O2 + 2H2S 2SO2 + 2H2O (5)
H2S + 3H2SO4 (đ) 4SO2 + 4H2O (6)
Cu + 2H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + 2H2O (7)
 Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O (8)
Bài 4
(1 điểm)
Phương trình :
	2SO2 + O2 2SO3 (1)
	Gọi hiệu suất của phản ứng (1) là h 
	=> 
số mol hỗn hợp sau phản ứng là a( 3 – h) (mol)
Trong cùng điều kiện t0, v
Tỉ lệ áp suất cũng là tỉ lệ mol.
=> 
p = 10 () (atm)
Khi h = 80% hay 0,8
p = 7,33 (atm)
0,5
0,5
Bài 5
(2 điểm)
a) Phương trình phản ứng :
	NaOH + HCl = NaCl + H2O (1)
	Al2O3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2O (2)
	Al2O3 + 2NaOH = 2NaAlO2 + H2O (3)
 Theo bài ra ta có: V1 + V2 = 0,6 (lit) (*).
	Số mol HCl: 0,6V1 (mol)
	Số mol NaOH : 0,4 V2 (mol).
Xét TH1: HCl dư qua phản ứng (1) hay xảy ra phản ứng (1,2).
	Từ (1) và (2) ta có:
	0,6V1 = 0,4V2 + 6.0,01
	ó 3V1 = 2V2 + 0,3 (**)
	từ (*) và (**) ta có:
Vậy trường hợp này có V1 = V2 = 0,3 (lit).
Xét TH2: NaOH dư qua phản ứng (1) hay xảy ra phản ứng (1,3).
	Từ (1) và (3) ta có:
	0,4V2 = 0,6V1 + 2.0,01
	ó 2V2 = 3V1 + 0,1 (***)
	từ (*) và (***) ta có: 
Vậy trường hợp này có V1 = 0,22 (lit) và V2 = 0,38 (lit).
b) Khối lượng chất rắn khi cô cạn dung dịch A
TH1: nếu V1 = V1 = 0,3 lít
khi cô cạn dung dịch A chỉ thu được 0,12 mol NaCl
m = 0,12.58,5 = 7,02 gam
TH2: nếu V1 = 0,22 lít và V2 = 0,38 lít
khi cô cạn A có : 0,132 mol NaCl và 0,02 mol NaOH
m = 0,132.58,5 + 0,02.40 = 7,722 + 0,8 = 8,522 gam. 
0,5
0,5
0,5
0,5
Bài 6
(1,5 điểm)
Muối --> CO2 + H2O
Muối là muối hiđrôcacbonat.
Gọi công thức của muối là M(HCO3)2
PT: M(HCO3)2 MO + H2O + 2CO2 (1)
 H2O + C H2 + CO (2)
CO2 + C 2CO (3)
Ta có:
gọi x là số mol M(HCO3)2 
(1). (2), (3)
số mol hỗn hợp khí là: 6x (mol)
6x = 0,6 => x = 0,1 (mol)
M(HCO3)2 = 
M = 162 – 122 = 40
M là Ca (canxi)
Công thức muối đã dùng là: Ca(HCO3)2
0,5
0,5
0,5
Bài 7
1,5 điểm
Ta có mC = 0,75m (gam) > 0,7m (gam)
trong C có Fe dư
HNO3 hết, trong B chỉ chứa muối Fe(NO3)2
PT:
Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 6HNO3 Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2
Ta có : 
số mol HNO3 tạo muối = 0,44 – 0,14 = 0,3 (mol)
Khối lượng muối trong B = 0,15.180 = 27 (gam)
nFe (pu) = 0,15 (mol)
mFe(pu) = 0,15.56 = 8,4 (gam)
0,25
0,25
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2012- De va dap an thi khao sat khoi 10 lan 3 chuyen vinhphuc.doc