SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn thi: Địa lí Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: DL19 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Yếu tố tạo nên sự khác nhau cơ bản về cơ cấu cây công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ là A. địa hình. B. nguồn nước. C. khí hậu. D. diện tích. Câu 2: Vào mùa hạ, khu vực nào của nước ta có thời tiết khô nóng kéo dài nhất ? A. Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Bắc Bộ. Câu 3: Khu vực Đông Bắc có thế mạnh tự nhiên vượt trội hơn khu vực Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Rừng. B. Khoáng sản. C. Thủy điện. D. Đồng cỏ. Câu 4: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 5: Với vị trí giáp biển, Trung du và miền núi Bắc Bộ có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế nào ? A. Đánh bắt thủy sản, khai thác than, du lịch biển. B. Nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, giao thông biển. C. Nuôi trồng thủy sản, khai thác dầu, giao thông biển. D. Đánh bắt xa bờ, khai thác than, du lịch. Câu 6: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam ? A. Trăn, rắn, cá sấu. B. Gấu, chồn, sóc. C. Bò rừng, trâu rừng. D. Voi, hổ, báo. Câu 7: Yếu tố nào tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực Đông Nam Á: A. Có giao thông đường bộ kết nối 11 quốc gia. B. Tương đồng về trình độ phát triển. C. Sử dụng chung một hệ ngôn ngữ. D. Có sự tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội. Câu 8: Hình dáng của lãnh thổ kết hợp với hướng gió gây ra loại thiên tai nào cho vùng ven biển miền Trung ? A. Động đất. B. Lũ lụt. C. Xâm nhập mặn. D. Sạt lở bờ biển. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có các ngành công nghiệp nào sau đây? A. Chế biến nông sản, điện tử, cơ khí. B. Vật liệu xây dựng, luyện kim màu, cơ khí. C. Đóng tàu, cơ khí, dệt-may. D. Chế biến nông sản, điện tử, đóng tàu. Câu 10: Trong thời gian gần đây, xu hướng tăng sản lượng lương thực của nước ta không phụ thuộc nhiều vào yếu tố: A. Đầu tư giống mới, thủy lợi. B. Thâm canh tăng năng suất. C. Đầu tư phân bón, vật tư nông nghiệp. D. Khai hoang mở rộng diện tích. Câu 11: Ngành công nghiệp chế biến cà phê phân bố nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ vì có A. thị trường tiêu thụ lớn. B. nguồn nhiên liệu nhiều. C. vốn đầu tư nhiều. D. nguồn nguyên liệu nhiều. Câu 12: Cho bảng số liệu: GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 2000 441 646 108 356 162 220 171 070 2014 3 542 101 696 969 1 307 935 1 537 197 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm gần: A. 4,9%. B. 2,0%. C. 3,9%. D. 5,9%. Câu 13: Dân số nước ta tập trung đông ở nông thôn là do: A. Có địa hình bằng phẳng, giáp biển. B. Nền nông nghiệp thâm canh cần nhiều lao động. C. Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh. D. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp. Câu 14: Dựa vào điều kiện nào sau đây mà vùng Bắc Trung Bộ trồng được cà phê, cao su ? A. Có mùa khô kéo dài. B. Khí hậu cận nhiệt mưa nhiều. C. Đất pha cát rộng lớn. D. Đất badan khá màu mỡ. Câu 15: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông nước ta thể hiện rõ nhất qua yếu tố hải văn nào ? A. Địa hình ven biển. B. Nhiệt độ nước biển. C. Các loài sinh vật. D. Rừng ngập mặn. Câu 16: Thế mạnh nào sau đây không phải của khu vực đồng bằng nước ta? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Phân bố các khu công nghiệp, thành phố. C. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. D. Nguồn lợi khác như khoáng sản, lâm sản, thủy sản. Câu 17: Điểm giống nhau về đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc là: A. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam B. Hướng Bắc - Đông Bắc. C. Hướng Đông Nam - Tây Bắc. D. Hướng vòng cung. Câu 18: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta là: A. Phá rừng để nuôi tôm. B. Nạn cháy rừng. C. Sự tàn phá của chiến tranh. D. Khai thác bừa bãi, quá mức. Câu 19: Nền nông nghiệp cổ truyền hiện đang còn khá phổ biến ở các vùng lãnh thổ nước ta là do: A. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp. B. Dân số còn tập trung nhiều ở đồng bằng. C. Dân số còn tập trung nhiều ở nông thôn. D. Dân số còn tập trung nhiều ở miền núi. Câu 20: Cho biểu đồ sau: Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1990 – 2010 ? A. Tỉ trọng khu vực I giảm liên tục từ năm 1990 đến 2005. B. Tỉ trọng khu vực II giảm liên tục. C. Tỉ trọng khu vực III tăng liên tục. D. Tỉ trọng khu vực I giảm liên tục và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 21: Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào: A. Chế độ mưa theo mùa. B. Đặc điểm địa hình mà sông chảy qua. C. Độ dài của các con sông. D. Hướng dòng chảy. Câu 22: Việc phân bố các khu công nghiệp tập trung ở Đông Nam Bộ phụ thuộc vào nhân tố: A. Giàu tài nguyên khoáng sản. B. Địa hình bằng phẳng. C. Khí hậu ổn định. D. Vị trí địa lí thuận lợi. Câu 23: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990-2010 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1994 1998 2000 2005 2010 2014 Xuất khẩu 2,4 4,1 9,4 14,5 32,4 74,8 150,2 Nhập khẩu 2,8 5,8 11,5 15,6 36,8 84,8 147,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Để thể hiện biến động giá trị xuất khẩu, nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1990-2014, biểu đồthích hợp nhất là: A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ đường. Câu 24: Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển được thể hiện rõ nhất qua yếu tố: A. Số lượt khách và doanh thu tăng nhanh. B. Có nhiều lễ hội, làng nghề. C. Tài nguyên du lịch đa dạng. D. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nhiều. Câu 25: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế. B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và Tp.HCM. C. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Tp.HCM. D. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và Tp.HCM. Câu 26: Đai ôn đới gió mùa trên núi thường không phổ biến loại đất feralit là do: A. Quá trình phong hóa yếu. B. Không có mưa. C. Không có đá feralit. D. Xác thực vật quá nhiều. Câu 27: Thời kì 1954 – 1975, hiện tượng đô thị hóa ở hai miền Nam, Bắc của nước ta có đặc điểm là A. tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong các thời kì. B. phát triển theo hai xu hướng khác nhau. C. đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. D. cùng bước vào giai đoạn đô thị hóa tăng tốc. Câu 28: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ? A. Điện Biên. B. Sơn La. C. Cao Bằng. D. Quảng Ninh. Câu 29: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng cùng với đất feralit có mùn của đai cận nhiệt gió mùa trên núi nên tạo thuận lợi cho A. Các loài sinh vật từ phương Nam di cư lên. B. quá trình feralit diễn ra mạnh. C. rừng cận xích đạo lá rộng phát triển. D. rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim phát triển. Câu 30: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là khoáng sản thô, nông sản mới qua sơ chế nên A. chất lượng sản phẩm cao. B. sức cạnh tranh cao. C. hiệu quả kinh tế thấp. D. có giá thành cao. Câu 31: Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất do có: A. Lao động có trình độ, thị trường rộng. B. Hệ thống giao thông hoàn thiện. C. Thế mạnh về tự nhiên, kinh tế -xã hội. D. Vị trí địa lí thuận lợi. Câu 32: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2010 2014 Đánh bắt 1 988 2 414 2 920 Nuôi trồng 1 478 2 728 3 413 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê, 2015) Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 ? A. Đánh bắt và nuôi trồng đều tăng. B. Đánh bắt tăng chậm hơn nuôi trồng. . C. Đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm. D. Nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt. Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng về hoạt động ngoại thương nước ta ? A. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục. B. Tỉ trọng hàng chế biến thấp. C. Tỉ trọng hàng chế biến cao. D. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất nước ta ? A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Kiên Giang. C. Bình Thuận. D. Cà Mau. Câu 35: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường biển ven bờ dài nhất ở nước ta ? A. Hải Phòng - Đà Nẵng. B. Hải phòng - Tp. Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh. D. Cửa Lò - Đà Nẵng. Câu 36: Việc khai thác tiềm năng thủy điện của Trung du và miền núi Bắc Bộ đem lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế cho vùng là: A. Nâng cao đời sống cho các dân tộc ít người. B. Tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển. C. Tạo nên một nguồn điện lớn, giá rẻ. D. Góp phần phát triển chuyên canh cây công nghiệp. Câu 37: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc ? A. Khoan La San, Bạch Mã. B. Pu Đen Đinh, Pu sam sao. C. Pu Si Lung, Hoành Sơn. D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. Câu 38: Yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch ở nước ta là: A. Tài nguyên du lịch. B. Tài nguyên du lịch tự nhiên. C. Di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. D. Cơ sở hạ tầng du lịch. Câu 39: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của nước ta chủ yếu phân bố ở: A. Miền Nam. B. Miền Trung. C. Miền Bắc. D. Tây Nguyên. Câu 40: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi: A. Phía đông giáp biển. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi. C. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. D. Nằm trong khu vực Châu Á gió mùa. ----------- HẾT ----------- - Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: