Tiết 52- 53 : Làm văn: KIỂM TRA HỌC KỲ Ngày 10/ 12/ 2016 A, Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1, Về kiến thức: Biết vận dụng lượng kiến thức đọc văn, làm văn vừa học trong thời gian qua vào bài làm văn nghị luận văn học. Biết vận dụng kiến thức xã hội và những hiểu biết của bản thân để viết bài nghị luận xã hội. 2, Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học, kĩ năng làm bìa văn về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tựợng đời sống 3, Thái độ: Học, nhận thức và vận dụng tốt trong quá trình làm văn. B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, đề ra. Phương pháp: Tổ chức cho HS trả bài nghiêm túc. Cho HS thực hiện GV nhận xét và chốt lại cho HS rút kinh nghiệm. - Học sinh: Giấy, bút, nháp. C, Tiến trình tổ chức: - Ổn định lớp. - Bài mới: GV giới thiệu. D, Hoạt động của GV và HS: SỞ GD- ĐT HÀ TĨNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 120 phút PHẦN I ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn. Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì thật sự đang diễn ra, hơn là mong muốn chuyện đời sẽ xảy ra như bạn mong ước. Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẫn đến tương lai. Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bới móc những lỗi lầm, sai sót của thiên hạ. Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông. Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ “yêu thương”. (Bài học ngữ pháp cho bạn trẻ- Quà tặng cuộc sống, NXBT 2004) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản. Câu 2: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẫn đến tương lai”. Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn”. Câu 4: Bài học sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra cho bản thân. PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm). Câu 1 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày ý kiến của anh chị về vấn đề được nêu trong văn bản: “Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ “yêu thương””. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột bằng tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Trích “Đất Nước”- Nguyễn Khoa Điềm) Số báo danh.phòng thi.
Tài liệu đính kèm: