Đề khảo sát chất lượng học kì I Ngữ văn khối 9 - Năm học 2016-2017- Sở GD & ĐT Thanh Hóa

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I Ngữ văn khối 9 - Năm học 2016-2017- Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kì I Ngữ văn khối 9 - Năm học 2016-2017- Sở GD & ĐT Thanh Hóa
Së gi¸o dôc vµ §µo t¹o
 THANH HãA
 KH¶O S¸T chÊt l­îng häc k× i n¨m häc 2016 - 2017
M«n: Ngữ văn - Líp 9 
Thêi gian: 90 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Hä, tªn häc sinh: ............................................................................................... Líp:................. Tr­êng:.............................................................
Sè b¸o danh
Gi¸m thÞ 1
Gi¸m thÞ 2
Sè ph¸ch
§iÓm
Gi¸m kh¶o 1
Gi¸m kh¶o 2
Sè ph¸ch
§Ò A
Câu 1 (2,0 điểm) 
 	1. Cho biết những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
 a. Hứa hươu hứa vượn
 b. Nói như đấm vào tai
 	2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ?
 Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả ...”
 ( Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2: (3.0 điểm)
 Trong tác phẩm “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn, nhân vật “Tôi” trên đường rời quê đã có suy nghĩ: “Chúng nó cần được sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”.
Viết đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 Câu 3(5,0 điểm)
Cảm nhận về người nông dân Việt Nam qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Bài làm
.........
..
..
.........
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN : NGỮ VĂN 9
Đề A
( Hướng dẫn này gồm 2 trang )
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
1. Liên quan đến 
a. Phương châm về chất
b. Phương châm lịch sự
0.5
0,5
2. Lời dẫn trong đoạn trích là:
- “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả ...”
- Đó là ý nghĩ của nhân vật (lão tự bảo rằng)
- Đây là cách dẫn trực tiếp
0.25
0.5
0.25
Câu 2
(3,0 đ)
a.Yêu cầu về hình thức.
 Đảm bảo là một đoạn văn.
b.Về nội dung.
Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận đảm bảo một số ý sau:
- Suy nghĩ của nhân vật “Tôi” trên đường rời quê thể hiện một ý nghĩa triết lí sâu sắc và một mơ ước tốt đẹp mang ý nghĩa nhân văn.
- Thế hệ trẻ như bé Hoàng, bé Thủy Sinh sẽ được sống một cuộc đời mới.
+ Đó là cuộc sống không có sự phân biệt giàu nghèo, cuộc sống tự do ấm no hạnh phúc, không còn những hủ tục và định kiến xã hội làm cho con người mu muội đi như Nhuận Thổ,
+ Cuộc sồng không có những danh giới của tình bạn như tác giả và Nhuận thổ.
+ Sự mơ ước thay đổi xã hội , một xã hội tốt đẹp hơn, xóa bỏ những nghèo nàn lạc hậu. qua đó thể hiện khát vọng tốt đẹp của tác giả.
0,5
2,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 3
(5,0 đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết, bộc lộ cảm xúc của người viết.
B. Yêu cầu về kiến thức: 
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu làng gắn bó với tình yêu đất nước của ông Hai
II. Thân bài:
* Tình huống của nhân vật:
- Ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông bị đặt vào thử thách: có tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt đau đớn, đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình
* Diễn biến tâm trạng:
- Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”Ông nghi ngờ, cố hỏi lại, hi vọng không phải là thực. Nhưng họ “nói rành rọt quá” nên ông không thể không tin. Nỗi đau đớn, tủi nhục khiến ông “cúi gặm mặt xuống mà đi”.
- Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân, thương con, ông lão nguyền rủa người làng. Rồi ông lại ngờ ngợ cho là mình không đúng. Bao niềm tin, nỗi ngờ giằng xé tâm can ông.
- Mấy ngày sau, ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, nhục nhã, cứ thoáng nghe tiếng “Tây,Việt gian, cam nhông”ông lại “lủi ra một góc nhà, nín thít”
-> Nhà văn đã diễn tả cụ thể, sinh động nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên với nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai.
- Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi có tin đồn đuổi hết người làng Dầu. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Trong tình thế bế tắc, tuyệt vọng, ông đã nghĩ "Hay là quay về làng?”. Nhưng vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông phản đối ngay: “Về làm gì cái làng ấy nữa? Về làng là cam chịu làm nô lệ, là bỏ kháng chiến” và ông đã dứt khoát lựa chọn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.
-> Lựa chọn như thế là ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Tình yêu đất nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm làng quê.
- Dù đã chọn như thế nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng, vì thế ông càng day dứt, đau đớn. Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng vào những lời tâm sự với đứa con nhỏ để giãi bày lòng mình, để củng cổ lòng tin vào kháng chiến, vào Cách mạng, để khẳng định tình yêu làng, yêu nước.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
- Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ của nhân vật
- Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, giàu tình khởi ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang cá tính của nhân vật.
* Đánh giá:
- Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng hoà quyện, thống nhất trong tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến.
- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê, tình yêu đất nước và sự giác ngộ Cách mạng của những người nông dân hiền lành, chân chất
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: 
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh trong từng câu để cho điểm ở các mức độ: mức tối đa, mức chưa tối đa và mức chưa đạt.
Së gi¸o dôc vµ §µo t¹o
 THANH HãA
 KH¶O S¸T chÊt l­îng häc k× i n¨m häc 2016 - 2017
M«n: Ngữ văn - Líp 9 
Thêi gian: 90 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Hä, tªn häc sinh: ............................................................................................... Líp:................. Tr­êng:.............................................................
Sè b¸o danh
Gi¸m thÞ 1
Gi¸m thÞ 2
Sè ph¸ch
§iÓm
Gi¸m kh¶o 1
Gi¸m kh¶o 2
Sè ph¸ch
§Ò b
Câu 1 (2.0 điểm)
 	1. Cho biết những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
 a. Điều nặng tiếng nhẹ
 	 b. Cãi chày cãi cối	
 	2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ?
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: 
“A! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”
 (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2: (3.0 điểm) 
 Kết thúc tác phẩm “Cố hương” nhà văn Lỗ Tấn có viết: “Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
 Viết đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 Câu 3(5.0 điểm)
 Cảm nhận về người nông dân Việt Nam qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Bài làm
.........
..
..
.........
..
..
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN : NGỮ VĂN 9
Đề B
( Hướng dẫn này gồm 2 trang )
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
1. Liên quan đến 
a. Phương châm lịch sự 
b. Phương châm về chất
0.5 
0,5 
 2. Lời dẫn trong đoạn trích là:
- “ A! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? ”
- Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó
- Đây là cách dẫn trực tiếp
0.25 
0.5 
0.25 
Câu 2
(3,0 đ)
a.Yêu cầu về hình thức.
 Đảm bảo là một đoạn văn.
 b.Về nội dung.
Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận đảm bảo một số ý sau:
- Truyện ngắn khép lại với câu triết lí vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc tới hình ảnh con đường. Con đường là hình ảnh để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.
- Con đường trong câu nói của tác giả vừa mang nghĩa thực, vừa mang hình ảnh biểu tượng trong suy nghĩ của tác giả.
- Quê hương ông cần có đường mới, để có thể đổi mới, có thể phát triển hơn nữa, không còn như bây giờ.
- Con đường mà tác giả nhắc tới là con đường của tự do, hạnh phúc, con đường của niềm tin và hy vọng. Con đường không phải do một người tạo nên mà do nhiều người cùng xây dựng
- Biểu hiện tình yêu nước tha thiết của tác giả và niềm tin về một xã hội mới tốt đẹp hơn.
0,5
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(5,0 đ)
a Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết, bộc lộ cảm xúc của người viết.
b. Yêu cầu về kiến thức: 
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu làng gắn bó với tình yêu đất nước của ông Hai
II. Thân bài:
* Tình huống của nhân vật:
- Ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông bị đặt vào thử thách: có tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt đau đớn, đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình
* Diễn biến tâm trạng:
- Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”Ông nghi ngờ, cố hỏi lại, hi vọng không phải là thực. Nhưng họ “nói rành rọt quá” nên ông không thể không tin. Nỗi đau đớn, tủi nhục khiến ông “cúi gặm mặt xuống mà đi”.
- Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân, thương con, ông lão nguyền rủa người làng. Rồi ông lại ngờ ngợ cho là mình không đúng. Bao niềm tin, nỗi ngờ giằng xé tâm can ông.
- Mấy ngày sau, ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, nhục nhã, cứ thoáng nghe tiếng “Tây,Việt gian, cam nhông”ông lại “lủi ra một góc nhà, nín thít”
-> Nhà văn đã diễn tả cụ thể, sinh động nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên với nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai.
- Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi có tin đồn đuổi hết người làng Dầu. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Trong tình thế bế tắc, tuyệt vọng, ông đã nghĩ "Hay là quay về làng?”. Nhưng vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông phản đối ngay: “Về làm gì cái làng ấy nữa? Về làng là cam chịu làm nô lệ, là bỏ kháng chiến” và ông đã dứt khoát lựa chọn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.
-> Lựa chọn như thế là ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Tình yêu đất nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm làng quê.
- Dù đã chọn như thế nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng, vì thế ông càng day dứt, đau đớn. Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng vào những lời tâm sự với đứa con nhỏ để giãi bày lòng mình, để củng cổ lòng tin vào kháng chiến, vào Cách mạng, để khẳng định tình yêu làng, yêu nước.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
- Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tâmtrạng.
- Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ của nhân vật
- Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, giàu tình khởi ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang cá tính của nhân vật.
* Đánh giá:
- Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng hoà quyện, thống nhất trong tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến.
- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê, tình yêu đất nước và sự giác ngộ Cách mạng của những người nông dân hiền lành, chân chất
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
 0,5 
Lưu ý: 
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh trong từng câu để cho điểm ở các mức độ: mức tối đa, mức chưa tối đa và mức chưa đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_khao_sat_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_ki_1.doc