Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - lớp 9

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1194Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm): 
Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục”
Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 10 câu) cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Câu 2 (3 điểm): Đọc câu thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu:
[...] Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
 ....
(Ngữ Văn 9, tập 1, trang 81 – NXB Giáo dục, 2007)
a) Chép theo trí nhớ 7 câu thơ tiếp của đoạn trích.
a) Đoạn thơ em vừa chép trích từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
c) Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên trong đó có dùng một lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn) 
Câu 3 (5 điểm):
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:.Số báo danh:.........
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2.....
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1 (2 điểm): 
Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục”.
Với nhan đề trung đại như này này cần giải thích nghĩa từng từ một và phải theo thứ tự từ trái sang phải: ( HS giải thích được mỗi từ được 0,25đ)
 - lục là ghi chép
 - mạn là tản mạn
 - kì là kì ảo
 - truyền là lưu truyền 
Vậy nhan đề “Truyền kì mạn lục” là ghi chép một cách tản mạn những điều hoang đường kì ảo được lưu tryền trong dân gian. (Nếu HS giải thích gộp thì cho 0,75đ)
b) Yêu cầu về hình thức: HS viết thành đoạn văn tóm tắt (0,25đ)
Về nội dung: HS cần tóm tắt được các ý sau: (0,75đ)
 - Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nương) quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chồng nàng là Trương Sinh, con nhà khá giả nhưng không có học và có tính đa nghi, hay ghen. 
 - Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương Sinh phải đầu quân đi đánh giặc. Ít ngày sau, Vũ Nương sinh con trai, đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, nàng hết lòng chăm sóc nhưng được ít lâu là bà mất.
 - Giặc tan, Trương Sinh trở về, bé Đản không chịu gọi chàng là cha mà một mực nói cha Đản thường buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi ngờ vợ thất tiết, Vũ Nương không minh oan được, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn . 
 - Một đêm, thấy bóng cha trên tường, bé Đản gọi đó là cha, lúc bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ nhưng đã quá muộn. 
 - Cùng làng với Vũ Nương có người họ Phan, có lần cứu được thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, sau bị nạn đắm thuyền được Linh Phi cứu mạng, rồi được khoản đãi. Trong bữa tiệc, Phan Lang nhận ra Vũ Nương nay đã là người thủy cung. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương thương nhớ chồng con muốn về dương thế. Nàng nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Nhưng cuối cùng, Vũ Nương chỉ hiện lên giữa dòng sông, nói vài câu với chồng rồi biến mất.
Câu 2 (3 điểm): 
 a) Chép theo trí nhớ chính xác 7 câu thơ tiếp của đoạn trích. (1đ). Nếu sai từ 2 – 3 lỗi chính tả, từ ngữ (trừ 0,25đ)
 So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
(Ngữ Văn 9, tập 1, trang 81)
b) Đoạn thơ em vừa chép trích từ văn bản: “Chị em Thúy Kiều” (0,25đ)
- Thuộc tác phẩm Truyện Kiều . (0,25đ)
- Tác giả là Nguyễn Du. (0,25đ)
c) Viết đúng hình thức đoạn văn có dùng một lời dẫn trực tiếp và chỉ rõ lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn. (0,25đ) 
- Nội dung : 
Nhan sắc : Kiều có vẻ đẹp vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân làm say đắm, chinh phục lòng người.( 0,5đ)
Tài năng: Kiều không chỉ đẹp mà còn rất đa tài: Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhạc, mọi thứ Kiều đều tỏ ra thành thạo, chuyên nghiệp. (0,5đ)
Câu 3 (5 điểm):
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học: Phân tích cảm nhận thơ. Cho nên biết vận dụng nhiều thao tác trong khi làm bài như phân tích, đánh giá, nhận xét, trích dẫn thơ hợp lí
- Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
b) Yêu cầu về kiến thức:
* Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu khái quát được tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
* Thân bài
Phân tích 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều
	Đoạn thơ gồm 4 cặp câu lục bát. Mỗi cặp câu làm hiện lên một bức tranh cảnh vật. Mỗi bức tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều.
	- Cặp câu thứ nhất:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
	+ Trước mắt người đọc là bức tranh cửa bể rộng lớn lúc hoàng hôn.	
 + Hình ảnh “thuyền ai” đơn độc gợi ra thân phận nàng Kiều khi xa nhà, xa quê, bơ vơ, trơ trọi, lênh đênh chẳng cặp được bến bờ nào.
	+ Cảnh vật trong câu thơ vì thế góp phần thể hiện tâm tư nàng Kiều. Đó là tâm tư buồn - nỗi buồn da diết vì quê nhà xa cách, vì đơn chiếc, lẻ loi.
	- Cặp câu thứ hai:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”.
	+ Cảnh trong hai câu thơ này là hoa trôi mặt nước. Thấy “ hoa” mà không thấy đẹp.Từ “trôi” chỉ sự vận động, rời chuyển nhưng là vận động chuyển trong thế thụ động.
	+ Những cánh hoa rơi trôi nổi, phiêu dạt gợi ra số kiếp mỏng manh của Kiều giữa bể trời dài rộng.	
 + Trước dòng đời chảy trôi, mênh mông, vô định, Kiều nhìn hoa như cũng thấy hoa buồn! Từ “man mác” hoa nhưng lại gợi nỗi chán chường, thất vọng của nhân vật trữ tình – Thuý Kiều.	
- Cặp câu thứ ba:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
	+ Cảnh trong hai câu thơ là “nội cỏ rầu rầu”. “Rầu rầu” vốn là từ láy tả tâm trạng được ND để tả màu sắc. Trải dài trong một không gian như vô tận, nối liền từ “ mặt đất” tới “ chân mây” là màu xanh nhợt nhạt và héo hắt. Bức tranh mội cỏ vì thế cảm thật u ám!
	+ Kiều thất vọng và mất phương hướng, không biết thoát ra bằng cách nào- đấy vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của nàng khi đó.
	- Cặp câu cuối:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
	+ Cảnh trong hai câu thơ là cảnh giông bão, sóng gió. Âm thanh bây giờ mới xuất hiện nhưng không phải âm thanh sự sống mà là tiếng thét gào của “sóng kêu”, “gió cuốn”, “ầm ầm”, dữ dội. Chới với giữa cái bất tận, sôi sục cả ở quanh Kiều, cả trong lòng Kiều.
	+ Nàng Kiều như đang đứng trước tai ương dữ dội. Hiểm nguy như đang dồn đuổi, vây bủa quanh nàng chờ thời cơ là nhấn xuống.
	+ Còn lòng Kiều thì như lớp lớp sóng dồn - lớp sóng của buồn đau, hãi hùng, lo sợ. Tiếng “sóng kêu” còn là tiếng kêu thương đơn độc của một kiếp hoa bị vùi dập!
 Đánh giá 
	Có thể nói 8 câu thơ cuối là bức tranh tứ bình đầy ấn tượng, diễn tả nỗi buồn ở nhiều cung bậc trong nàng Kiều. Thành công nổi bật của ND trong đoạn là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình là điệp ngữ “buồn trông”. Cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông” thành điệp khúc của đoạn thơ, cũng là điệp khúc của tâm trạng.
 *Kết bài.
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật đoạn thơ 
Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; dẫn chứng phong phú; phân tích sâu sắc; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
- Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc ,dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Năng lực cảm nhận còn hạn chế; phân tích còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng. 
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
(GV căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm chính xác, phù hợp)

Tài liệu đính kèm:

  • docKSGKI_Van_9.doc