Đề khảo sát chất lượng giữa kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn lớp 7

doc 3 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1293Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn lớp 7
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Hãy ghi lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội.
b) Tục ngữ về con người và xã hội thường có những nội dung nào?
c) Cho câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
- Tìm 1 câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ trên.
- Tìm 1 câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
	Hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động:
a) Người ta dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
c) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
d) Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy.
Câu 3 (5,0 điểm)
Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
 Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên trên.
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Câu 1 (3,0 điểm)
Phần
Yêu cầu kiến thức
Điểm
a)
Học sinh ghi được 2 câu tục ngữ về con người và xã hội đã học. 
1.0
b)
Học sinh nêu được ngắn gọn nội dung của tục ngữ về con người và xã hội: 
- Luôn chú ý tôn vinh giá trị con người;
0.5
- Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
0.5
c)
Học sinh có thể tìm được nhiều câu tục ngữ khác nhau theo yêu cầu. 
- Câu tục ngữ đồng nghĩa với câu đã cho:
Uống nước nhớ kẻ đào giếng
Hoặc: Ăn quả nhớ người trồng cây....
0.5
- Câu tục ngữ trái nghĩa với câu đã cho:
Ăn cháo đá (hoặc đái) bát.
Hoặc: 
Qua cầu rút ván
Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.
0.5
Câu 2 (2,0 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a)
Học sinh có thể chuyển theo nhiều cách khác nhau:
Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được người ta dựng ở gần Bờ Hồ.
Hoặc: Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được dựng ở gần Bờ Hồ.
0.5
0.5
b)
Học sinh làm một trong ba cách sau đều được điểm:
- Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c)
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
- Những tình cảm (ta) không có ta được văn chương gây cho.
0.5
d)
- Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy.
- Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi.
0.5
Câu 3 (5,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận chứng minh có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, có sử dụng được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục, lí lẽ chặt chẽ. Trình bày không gạch xóa.
* Làm tốt các yêu cầu trên được 1.0 điểm
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần thực hiện được những nội dung sau:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, trích bài thơ và khẳng định tính đúng đắn của lời khuyên Bác dành cho thanh niên.
Thân bài:
* Nêu nội dung bài thơ: Nếu có hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì có thể làm được những việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển.
* Xét về lí lẽ ta thấy, trong cuộc sống của con người không phải việc gì chúng ta cũng dễ dàng thực hiện được. Luôn có những khó khăn trở ngại thách thức con người, ngăn cản bước đi của con người. Nếu cứ gặp khó khăn mà lùi bước, đầu hàng thì sẽ không thể làm được bất cứ một việc gì. 
* Xét về thực tế: có nhiều việc khó khăn gian khổ nhưng nhờ bền gan vững chí, quyết tâm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn gian khổ, con người đã đạt được những thành công rực rỡ. (Học sinh có thể lấy dẫn chứng để chứng minh trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống thực tế: Trong học tập; trong lao động sản xuất; trong lịch sử chống ngoại xâm để bảo về Tổ quốc)
Ngược lại, nếu lòng không bền thì không làm được việc gì thành công
* Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bổ ích, không chỉ đối với thanh niên mà còn dành cho tất cả mọi người. Vậy chúng ta cần học tập, rèn luyện để có được ý chí, nghị lực, quyết tâm có như vậy mới biến những ước mơ, hoài bão tốt đẹp thành hiện thực, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kết bài: Khẳng định, liên hệ với những lời khuyên khác của Bác hoặc của dân gian. 
Biểu điểm chấm:
- Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục không mắc lỗi dùng từ, câu : đạt 4.0 điểm
- Bài làm còn thiếu một ý trong bốn ý phần thân bài, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm.
- Bài làm thiếu 2 ý trong bốn ý phần thân bài, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, ít sử dụng được dẫn chứng : đạt 2.0 đến 2.75 điểm.
- Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa biết cách làm văn nghị luận chứng minh, dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa thuyết phục : đạt 1.0 đến 1.75 điểm.
- Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài : được 0 đến 0.75 điểm.
* Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_7.doc