Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nam Trực

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nam Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nam Trực
PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 8
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
 a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
 b. Đặt hai câu nghi vấn dùng để:
 - Yêu cầu một người bạn cho mình mượn quyển sách.
 - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.
Câu 2: (1,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
... “Lão Hạc ơi(1) ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt (2) ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão(3). Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão(4). Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."(5)”.
 (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao.)
Cho biết mỗi câu (2), (3), (4), (5) trong đoạn văn thực hiện hành động nói nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
Câu 4: (5,0 điểm)
Giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em biết.
..................... HẾT ...................
PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1 (2 điểm)
a. Học sinh nêu được đúng đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn (1đ):
- Đặc điểm hình thức:
+ Có các từ nghi vấn (ai, gì, nào...) hoặc có từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn. (0.25đ)
+ Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. (0.25 đ)
- Đặc điểm chức năng: Câu nghi vấn có chức năng chính là để hỏi. (0.5đ)
b.(1đ) Học sinh đặt được mỗi câu đúng được 0,5đ). 
Câu 2 (1 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ:
- Câu (2), (3) thực hiện hành động điều khiển.
- Câu (3), (4) thực hiện hành động hứa hẹn.
Câu 3 (2 điểm)
Học sinh cảm nhận được:
- Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động... (0,25đ)
- Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông, thể hiện qua cụm từ "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương làng chài... (1,0đ)
- Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước... (0,75đ)
Câu 4 (5 điểm)
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về trò chơi mà em biết (0,5đ).
- Thân bài: (4đ)
+Nguồn gốc trò chơi
+ Số người chơi, dụng cụ chơi (giới thiệu rõ yêu cầu về số người tham gia cũng như yêu cầu về dụng cụ.
+ Cách chơi (luật chơi): Thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào là phạm luật.
+ Yêu cầu đối với trò chơi.
+ Ý nghĩa của trò chơi trong đời sống thể chất, tinh thần, ý nghĩa xã hội...
+ Ý thức khôi phục các trò chơi dân gian.
- Kết bài: Suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh (0,5đ)
*Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, sát với từng phần đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh.
 - Khuyến khích các bài viết sáng tạo, đủ ý, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng thuyết minh, hành văn trong sáng, mạch lạc, bố cục rõ ràng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_DA_khao_sat_giua_ky_2_Van_8_PGD_Nam_Truc_2015_2016.doc