Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Du

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Du
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
MÔN: GDCD LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:
Lớp
Số báo danh:.
Câu 1: Pháp luật là :
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D.hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 2: Công dân đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội là hình thức 
A.thi hành pháp luật B.tuân thủ pháp luật
C.sử dụng pháp luật D.áp dụng pháp luật.
Câu 3: Người tham gia giao thông chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A.Tính quy phạm phổ biến.
B.Tính quyền lực bắt buộc chung
C.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D.Tính quy định, ràng buộc chung.
Câu 4: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A.Trách nhiệm pháp lý. B.Nghĩa vụ pháp lý
C.Vi phạm kỷ luật D.Thực hiện pháp luật
Câu 5: Do làm ăn ngày càng có lãi doanh nghiệp tư nhân A đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A.Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh.
B.Quyền chủ động trong ngành nghề kinh doanh.
C.Quyền định đoạt tài sản.
D.Quyền kinh doang đúng ngành nghề.
Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A.Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể
B.Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C.Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
D.Hành vi xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 7: Trên đường đi học về một nhóm học sinh trung học phổ thông dàn hàng ba, bốn, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị CSGT lập biên bản xử phạt, hành vi đó liên quan đến trách nhiệm
A.hình sự B.dân sự
C.hành chính D.kỷ luật
Câu 8: Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy cắp một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Hành vi của anh A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A.Hành chính B.Dân sự
C.Hình sự D.Kỷ luật
Câu 9: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A.Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường.
B.Hai nhà hàng xóm cãi nhau.
C.Chị B tung tin, bịa đặt, nói xấu người khác.
D.Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là
A.đều là những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo
B.ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
C.điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị tốt đẹp.
D.ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. 
Câu 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi các yếu tố nào dưới đây?
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.	
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
Câu 12: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai
C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ trực tiếp
Câu 13: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình bảo với công an xã. Ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Tin vào lời khai của ông A, Công an xã đã lập tức bắt anh X và đánh đập ép anh phải nhận tội. Trong trường hợp này Công an xã đã vi phạm quyền 
bất khả xâm phạm về thân thể và tính mạng sức khỏe của công dân.
bất khả xâm phạm về tính mạng sức khỏe và uy tín của công dân.
bât khả xâm phạm về thân thể và danh dự của công dân.
bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phảm của công dân. 
Câu 14: Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xậm phạm về thân thể của công dân?
A.Tự ý bắt và giam giữ người trái pháp luật.
B.Bắt và giam giữ người khi có quyết định của Viện kiểm sát.
C.Bắt và giam giữ người khi có quyết định của Tòa án.
D.Bắt và giam giữ người phạm tội quả tang.
Câu 15: Việc tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, có chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A.trách nhiệm pháp lý.
B.quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
C.trách nhiệm kinh tế
D.trách nhiệm dân sự
Câu 16 : Việc ký kết hợp đồng lao động căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C.Dân chủ, công bằng, tiến bộ. D. Tích cực, chủ động, tự quyết.
Câu 17: Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì:
A.Người thân có thể bỏ phiếu thay 
 B.Có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư
C.Không cầu tham gia bầu cử
D.Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
Câu 18: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa các anh chị em trong gia đình?
A.Anh, chị có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ các em.
B.Anh, chị có quyền phân biệt đối xử giữa các em.
C.Anh, chị có nghĩa vụ đùm bọc và nuôi dưỡng em.
D.Anh, chị có nghĩa vụ cùng em giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình 
Câu 19: Sau khi kết hôn anh A buộc vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Vậy anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân. B. Tài sản chung. C.Tài sản riêng. D. Tình cảm.
Câu 20: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là
A.sử dụng pháp luật B.tuân thủ pháp luật
C.thi hành pháp luật D.áp dụng pháp luật
Câu 21: Để có tiền chi tiêu thêm, B (năm nay 14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở quán karaoke. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A.Đồng ý với bạn và cũng xin vào làm cùng.
B.Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc.
C.Khuyên bạn bỏ công việc này vì trái quy định của luật lao động.
 D.Báo công án đến phạt chủ quán vì sử dụng người lao động trái quy định của pháp luật.
Câu 22: Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, mọi công dân đều có quyền nào dưới đây?
A.Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
B.Lựa chon hình thức tổ chức kinh doanh.
C.Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
D.Mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý mình.
Câu 23:Bà D lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm vỉa hè và lập biên bản xử phạt thì bà D đã dùng lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng lực lượng chức năng. Hành vi của bà D đã vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A.Hình sự và dân sự. B. Hình sự và hành chính.
C.Hành chính và kỷ luật . D. Dân sự và hành chính.
Câu 24: Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm dân tộc trong quyền bình đẳng giữa các dân tộc là
A.các dân tộc ở cùng châu lục.
B.một bộ phận dân cư của quốc gia.
C.các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.
D.các dân tộc trong cùng một khu vực.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc?
A.Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B.Công dân có quyền bầu cử và tự ứng cử theo quy định của pháp luật.
C.Công dân thuộc các dân tộc đa số mới có quyền khiếu nại, tố cáo.
D.Công dân thuộc mọi dân tộc đều có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước.
Câu 26: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền tự do cơ bản của công dân?
A.Quyền tham gia bầu cử, ứng cử B.Quyền bình đẳng trong lao động
C.Quyền khiếu nại, tố cáo D.Quyền bất khả xâm phạm về chồ ở
Câu 27: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A.Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyế định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang
B.Không ai bị khởi tố nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát.
C.Không ai bị truy tố nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D.Không ai bị xét xử nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Câu 28: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới quan hệ nào dưới đây?
A.Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
B.Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.
Q.Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D.Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
Câu 29: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt.
C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Công an vào khám nhà khi có quyết định của Tòa án.
Câu 30: Cán bộ tư pháp xã cấp giấy đăng ký kết hôn cho công dân nam, nữ là cán bộ xã đã thực hiện
A.sử dụng pháp luật B.thi hành pháp luật
C.tuân thủ pháp D.áp dụng pháp luật
Câu 31: Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B?
A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó.	
B. Khuyên chị B trình báo với công an.
C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.	
D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A.
Câu 32: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín?
A.Tự ý bóc, mở thư của người khác.
B.Tự ý tiêu hủy của người khác.
C.Cố ý giao nhầm thư của người này cho người khác.
D.Nhờ người chuyển thư giúp tới người nhận.
Câu 33: Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường hợp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A.Hành chính và hình sự B.Dân sự và hình sự
C.Hình sự và kỷ luật D.Hành chính và dân sự
Câu 34:Để tăng lợi nhuận, Công ty B đã thường xuyên và bí mật xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường đồng thời thuê một số lao động mới 14 tuổi. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A.Kinh doanh và lao động
B.Kinh doanh và bảo vệ môi trường
C.Kinh doanh và việc làm
D.Kinh doanh và điều kiện làm việc
Câu 35: Hiến pháp năm 2013 quy định:
A.Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
B.Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
C.Công dân từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
D.Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
Câu 36: Pháp luật quy định đối tượng nào có quyền được khiếu nại?
A.Các cán bộ có thẩm quyền. B.Chỉ có công dân mới có quyền.
C.Cá nhân và tổ chức đều có quyền. D.Chỉ các tổ chức mới có quyền.
Câu 37: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
 A.Phân biệt đối xử trong các quan hệ.
B. Tôn trọng lẫn nhau trong các quan hệ.
C. Dân chủ và công bằng trong câc quan hệ.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ.
Câu 38:Giải quyết khiếu nại là
A.xác minh, kết luận và ra quyết định quyết định giải quyết.
B.điều chỉnh theo đề nghị trong đươn khiếu nại.
C.chấp nhận yêu cầu khiếu nại.
D.phê chuẩn yêu cầu khiếu nại.
Câu 39: Hành vi nào sau đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A.Bạn M mượn xe đạp của bạn A và giữ gìn rất cẩn thận.
B.Bạn B không sử dụng máy tính của bạn H khi không được H cho phép.
C.Em C không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp.
D.Bạn D vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ.
Câu 40: Hai Công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại Công ty B vì lợi nhuận đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy hai Công ty đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A.Cả hai Công ty A và B đều thi hành pháp luật
B.Công ty A thi hành pháp luật, Công ty B không thi hành pháp luật.
C. Công ty A thi hành pháp luật, Công ty B không tuân thủ pháp luật.
D.Công ty A không tuân thủ pháp luật, Công ty B thi hành pháp luật. 
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
MÔN: GDCD LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:
Lớp
Số báo danh:.
Câu 1: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A.Do các cơ quan nhà nước ban hành. C.Tính quyền lực bắt buộc chung
B.Tính quy phạm phổ biến. D.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 2: Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên
A.thực tiễn đời sống xã hội. B.phong tục, tập quán.
C.ý chí của người lao động. D.đấu tranh giai cấp.
Câu 3: Luật giao thông đường bộ quy định bất kỳ ai khi đi vào đường cấm, đường một chiều,  đều bị xử phạt vi phạm hành chính là biểu hiện đặc trung nào dưới đây của pháp luật?
A.tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B.tính phổ biến.
C.tính quyền lực, bắt buộc chung . D.tính quy phạm phổ biến.
Câu 4: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ nào dưới đây? 
A.Chính trị. B.Đạo đức.
C.Pháp luật. D.Xã hội.
Câu 5: Việc tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, có chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về
A.trách nhiệm kinh tế B.quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh
C.trách nhiệm pháp lý. D.quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Câu 6: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C.Sử dụng pháp luật.	 D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7: Học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ. Ai dưới đây có quyền xử phạt?
A. Giáo viên chủ nhiệm. B. Hiệu trưởng.
C. Cảnh sát giao thông. D. Công an phường.
Câu 8: Ông A thu nhập cao hàng năm chủ động đến cơ quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân. Ông A đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C.Sử dụng pháp luật.	 D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 9: Trên đường đi học về An thấy một người bị đuối nước. Nhưng An nghĩ đó không phải là chuyện của mình nên không cứu giúp và bỏ đi, dẫn đó người đó chết. Theo quy định pháp luật, An phải chịu trách nhiệm gì? 
A. Hành chính. B. Hình sự.
C. Pháp luật dân sự. D. Chuẩn mực đạo đức.
Câu 10: Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. Tự chủ kinh doanh.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
D. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.
Câu 11: Anh D làm đơn khiếu nại gửi giám đốc về quyết định kỷ luật đối với mình. Đây là biểu hiện của hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
 Câu 12: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là:
	A Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
	C Quyền bình đẳng giữa các công dân. D Quyền bình đẳng giữa các cá nhân.
Câu 13: M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh K người cùng xóm nên đã rủ một bạn(16 tuổi) mang theo hung khí đến nhà anh K. Tại đây hai người đã đánh anh K gây thương tích nặng và làm thiệt hại một số tài sản trong gia đình. Hành vi của M và bạn M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A.Hình sự và hành chính B.Hình sự và dân sự
C.Hình sự và kỷ luật D.Hành chính và dân sự
Câu 14: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A.Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B.Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
C.Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.
D.Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.
Câu 15: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
A.sử dụng pháp luật B.áp dụng pháp luật.
C.tuân thủ pháp luật D.thi hành pháp luật.
Câu 16: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào dưới đây?
A. Tài sản và sở hữu.
B. Nhân thân và tài sản.
C. Dân sự và xã hội.
D. Nhân thân và lao động.
Câu 17: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua nội dung nào dưới đây?
A. Thỏa thuận lao động. B. Hợp đồng lao động. 
C. Việc sử dụng lao động. D. Quyền được lao động.
Câu 18: Trường hợp nào dưới đây được xác định là tài sản chung của vợ và chồng?
A. Những thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
B. Tài sản được thừa kế riêng; tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân.
C. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn.
D. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động?
A.Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc.
B.Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
C.Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc cho lao động nam.
D.Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.
Câu 20: Đại bộ phận người dân trong dịp tết nguyên đán vừa qua không mua bán, tàng trữ, đốt các loại pháo nổ là thể hiện họ đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 21: Để mở rông kinh doanh, anh T đã bán mảnh đất được cha mẹ cho hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ với chồng về quyền và nghĩa vụ trong
A.chiếm hữu tài sản chung. B.mua bán tài sản chung.
C.sử dụng tài sản chung. D.định đoạt tài sản chung.
Câu 22: Hiện nay một số doanh nghiệp và cơ quan không thích tuyển nhân viên là nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung. Các doanh nghiệp, cơ quan này đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A.Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B.Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C.Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D.Bình đẳng trong sử dụng lao động.
 Câu 23: Việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi khai thác rừng trái phép là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đại đoàn kết giữa các dân tộc, là sức mạnh đảm bảo đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Khẳng định này thể hiện 
A.ý nghĩa bình đẳng giữa các dân tộc. B. mục đích bình đẳng giữa các dân tộc.
C.mục tiêu bình đẳng giữa các dân tộc. D. vai trò bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 25: Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là để nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
B. Tránh hành vi tùy ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
C. Tránh hành vi cố ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
D. Tránh hành vi vi phạm, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
Câu 26: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A.Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
B.Không ai bị khởi tố nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát.
C.Không ai bị truy tố nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D.Không ai bị xét xử nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?
A.Không ai được xam hại tới tính mạng, sức khỏe 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_TN_quoc_gia_THPT_chuyen_TB.doc