ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG K12 LẦN II NĂM HỌC 2015-2016 Ngày khảo sát: 15/07/2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 2,5 điểm ). Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã chứng kiến những mốc tiêu biểu như: Ngày 2/9/1945 Ngày 1/10/1949 Ngày 26/01/1950 Ngày 1/01/1959 Năm 1960 Năm 1994 a. Hãy nêu những sự kiện diễn ra trong những mốc thời gian trên? (1,25 điểm). b. Khái quát kết quả phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai? (0,75 điểm) c. Theo em Việt Nam có vai trò gì trong phong trào đó? (0,5 điểm) Câu 2 ( 3,0 điểm ). a. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (1,5 điểm). Dựa trên những cơ sở, điều kiện nào để Mĩ đề ra chính sách đối ngoại đó? (1,0 điểm). b. Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại Mĩ đã bị thất bại ở những nơi nào? Tại sao? (0,5 điểm). Câu 3: (1,5 điểm). Phân tích những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản? (0,5 điểm). Chứng minh rằng quan hệ Mĩ - Nhật là một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển? (1,0 điểm). Câu 4: (1,5 điểm). Phong trào đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Batixta ở Cuba diễn ra như thế nào? Câu 5: (1,5 điểm). Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của liên minh Châu Âu. ......................................HẾT.................................. Thí sinh không được sử dụng tài liệu, không được trao đổi trong quá trình làm bài. ĐÁP ÁN KSCL ĐỘI TUYỂN HSG K12 LẦN II NĂM HỌC 2015-2016 Ngày khảo sát: 15/07/2015 Câu 1 ( 2,5 điểm ). a. Những sự kiện diễn ra trong những mốc thời gian trên: mỗi ý được 0,25 điểm - Ngày 2/9/1945: chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân và nhân dân thế giới về sự ra đời của nước VNDCCH. - Ngày 1/10/1949: nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. - Ngày 26/01/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa. Ngày 1/01/1959: chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước cộng hòa cuba ra đời do Phiđen cátxtơrô đứng đầu. - Năm 1960: được ghi nhận là năm châu Phi với sự ra đời của 17 nước độc lập. - Năm 1994: sau cuộc bầu cử dân chủ, Nen-xơn-Man-đê-la trở thành tổng thống da màu đầu tiên ở Nam Phi, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. b. Khái quát kết quả phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ 2: - Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 một cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở khắp các châu lục á, phi, mĩ latinh và giành được nhiều thắng lợi to lớn: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ. Những thắng lợi trên đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc. (0,5 điểm) - Sau khi giành được độc lập các nước á, phi, mĩ latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước đồng thời các nước này cũng tích cực tham gia vào đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình độc lập thế giới. (0,25 điểm) c. Theo em Việt Nam có vai trò gì trong phong trào đó: - VN có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân với những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. VN là một trong những quốc gia tiến hành cách mạng tuyên bố độc lập sớm nhất ngay trong năm 1945 nên đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân trên thế giới nhất là châu Á, châu Phi. (0,25 điểm) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975) của VN đã góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng trên thế giới. (0,25 điểm) Câu 2 ( 3,0 điểm ). a. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (1,5 điểm). - Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế của mình Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. (0,25 điểm) - Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu: + Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH trên thế giới. (0,25 điểm) + Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. Khống chế, chi phối các nước đồng minh. (0,25 điểm) - Biện pháp triển khai chiến lược toàn cầu: + Mĩ phát động chiến tranh lạnh dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Mĩ và các nước XNCN đứng đầu là Liên Xô. (0,25 điểm) + Mĩ trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược việt nam. (0,25 điểm) - Năm 1972 Tổng thống Mĩ sang thăm Trung Quốc mở ra thời kì mới trong quan hệ 2 nước. Năm 1979 Mĩ - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. (0,25 điểm) * Dựa trên những cơ sở, điều kiện nào để Mĩ đề ra chính sách đối ngoại đó? (1,0 điểm). - Mĩ trở thành siêu cường quốc có sức mạnh vượt trội về kinh tế và tài chính: (dẫn chứng giai đoạn 1945-1973). Mĩ có sức mạnh vượt trội về quân sự, nắm độc quyền về bom nguyên tử (1945-1948). (0,25 điểm) - Các nước tư bản đồng minh của Mĩ đều bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh CTTG2, phải dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục và phát triển kinh tế. (0,25 điểm) - Sự vươn lên mạnh mẽ của LX và các nước Đông âu khiến cho Mĩ lo sợ. (0,25 điểm) - Phong trào GPDT bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục Á, Phi, Mĩ latinh làm lung lay hệ thống thuộc địa của CNĐQ. (0,25 điểm) - Do Mĩ có tham vọng chính trị to lớn. (0,25 điểm) b. Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại Mĩ đã bị thất bại ở những nơi nào? Tại sao? (0,5 điểm). - Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại Mĩ đã bị thất bại ở những nơi: Việt Nam, Cu-ba, một số nước ở khu vực Mĩ-la-tinh, Áp-ga-nix-tan, Trung Đông... (0,25 điểm) * Nguyên nhân (tại sao): (0,25 điểm) - Sự lớn mạnh của phong trào GPDT trên thế giới. - Sai lầm trong chính sách đối ngoại cụ thể của Mĩ. - Sự đoàn kết, giúp đỡ của các nước XHCN, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Câu 3: (1,5 điểm). Phân tích những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản? (0,5 điểm). Chứng minh rằng quan hệ Mĩ - Nhật là một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển? (1,0 điểm). * Phân tích những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản? (0,5 điểm). - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất(0,25 điểm) - Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước. Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả. (0,25 điểm) * Chứng minh rằng quan hệ Mĩ - Nhật là một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển? (1,0 điểm). - Quan hệ Mĩ - Nhật chính là một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. (0,25 điểm) - Về cơ bản: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Ngày 8/9/1951 Nhật bản đã kí kết hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco kết thúc chế độ chiếm đóng của quân đồng minh. Cùng ngày, hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật cũng được kí kết tạo nền tảng cho mối quan hệ giữa 2 nước. Theo đó Nhật chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để co Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhờ đó mà chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản rất thấp (chỉ chiếm 1%) - đây chính là một trong những nhân tố thúc đẩy nên kinh tế Nhật Bản phát triển. (0,75 điểm) Câu 4: (1,5 điểm). Phong trào đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Batixta ở Cuba diễn ra như thế nào? - Hoàn cảnh (nguyên nhân): + T3-1952, Mĩ đã thiết lập chế độ độc tài Batixta ở cuba, xóa bỏ các đảng phái tiến bộ, bắt giam tàn sát nhiều người yêu nước. Trong bối cảnh đó nhân dân cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài dưới sự lãnh đạo của Phiđen cátxtơrô. (0,25 điểm) - Diễn biến: + Mở đầu cuộc đấu tranh là cuộc tấn công vào trại lính Mônca-đa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen cátxtơrô lãnh đạo (T7-1953). Cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa không thành, Phiđen cátxtơrô bị bắt giam. Ra tù ông chuyển sang hoạt động ở Mê-hi-cô, tích cực chuẩn bị lực lượng. (0,5 điểm) + Cuối 1956, ông cùng với 81 chiến sĩ trở về nước tiến hành chiến tranh du kích, phát động đấu tranh vũ trang. Ngày 1-1-1959 chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước cộng hòa cuba ra đời do Phiđen cátxtơrô đứng đầu. (0,25 điểm) - Ý nghĩa: Cuba là một nước nhỏ bé cạnh nước Mĩ nhưng đã đấu tranh giành thắng lợi vì vậy thắng lợi của phong trào CM ở Cuba đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ latinh, cuba được coi là lá cờ đầu của phong trào GPDT ở Mĩ latinh. (0,5 điểm) Câu 5: (1,5 điểm). Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của liên minh Châu Âu. - Hoàn cảnh ra đời: do tác động của xu thế toàn cầu hóa và do sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế của các nước Tây Âu bị tàn phá năng nề do đó họ có xu hướng liên kết lại với nhau. (0,25 điểm) - Qúa trình thành lập: + Năm 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC). (0,25 điểm) + Năm 1957, 6 nước này ký Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Năm 1967, 3 tổ chức trên hợp nhất thành Công đồng châu Âu (EC). (0,25 điểm) + Tháng 12/1991 các nước thành viên kí HƯ Maxtrich tại Hà Lan, hiệp ước này chính thức có hiệu lực từ 1-1-1993 đổi tên thành liên minh châu âu (EU) với 15 nước thành viên, đến năm 2007, EU có 27 nước thành viên. (0,25 điểm) + T3/1995 bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại qua biên giới của nhau. T1/1999 đồng Euro được phát hành, đến tháng 1/ 2002, được sử dụng chính thức. (0,25 điểm) - Mục tiêu: EU không chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn hợp tác trong lĩnh vực chính trị. Đến cuối thập kỉ 90 liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới. Phát triển nhanh chóng về mặt số lượng thành viên (Năm 1957 : 6 nước, đến năm 2007 : 27 nước) ... (0,25 điểm) - Liên minh châu Âu từng bước đi tới nhất thể hóa về kinh tế, chính trị: thành lập nghị viện châu Âu (1979), sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO năm 2002). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 1/4 toàn thế giới...có trình độ KH-KT tiên tiến. - 1990 quan hệ EU - VN được thiết lập, T7/1995 EU - VN kí hiệp định hợp tác toàn diện.
Tài liệu đính kèm: