Đề khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi khối 12 lần I năm học 2015-2016

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1199Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi khối 12 lần I năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi khối 12 lần I năm học 2015-2016
ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG K12 LẦN I NĂM HỌC 2015-2016
Ngày khảo sát: 27/06/2015
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm).
a. Trình bày những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta (1,25 điểm). Những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? (0,5 điểm).
b. Ảnh hưởng của Hội nghị Ianta đến quan hệ quốc tế (0,75 điểm).
Câu 2: (2,0 điểm).
Trình bày vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc (1,5 điểm). Tại sao nói sự thành lập Liên Hợp Quốc là thành công lớn nhất của hội nghị Ianta? (0,5 điểm).
Câu 3: (1,5 điểm).
 	Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? (1,0 điểm). Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại hậu quả gì? (0,5 điểm).
Câu 4: (2,0 điểm).
Chứng minh rằng: “Trong quá trình xây dựng đất nước, các nước Đông Nam Á đã thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau”.
Câu 5: (2,0 điểm).
a. Hãy nêu những hiểu biết của em về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? (0,5 điểm). 
b. Sự kiện lịch sử nào trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã đánh dấu sự sụp đổ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân? (0,5 điểm). 
c. Tại sao cuộc đấu tranh chống chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lại được nhân dân thế giới ủng hộ? (0,5 điểm). Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? (0,5 điểm). 
......................................HẾT..................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, không được trao đổi trong quá trình làm bài.
ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG K12 LẦN I NĂM HỌC 2015-2016
Ngày khảo sát: 27/06/2015
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. Trình bày những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta (1,25 điểm). Những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? (0,5 điểm).
b. Ảnh hưởng của Hội nghị Ianta đến quan hệ quốc tế (0,75 điểm)
2,5
Ý 1
* Những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta: (1,25).
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Để nhanh chống kết thúc chiến tranh sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
0,25
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới
0,25
- Thỏa thuận về việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận ở châu Âu và Châu Á.
0,25
+ Ở Châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu. Quân đội Mĩ chiếm đóng miền tây nước Đức, tây Beclin và các nước Tây Âu.
0,25
+ Ở châu Á: giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô miền nam bán đảo Xakhalin và các vùng đảo xung quanh, Liên Xô chiếm 4 đảo trong quần đảo Curin. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
Ở bán đảo Triều Tiên, Liên Xô chiếm đóng miền bắc, Mĩ chiếm đóng miền nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
0,25
Ý 2
Những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? (0,5)
- Thực hiện quyết định của Hội nghị Ianta Liên Xô đã tham chiến chống Nhật Bản ở Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô đã tiêu diệt toàn bộ đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, NB đầu hàng đồng minh không điều kiện, đây là cơ hội để ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền dẫn đến dự ra đời của nước VN dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945.
0,5
Ý 3
Ảnh hưởng của Hội nghị Ianta đến quan hệ quốc tế (0,75 điểm)
+ Những quyết định của hội nghị I-an-ta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".
0,25
+ Cùng với sự hình thành trật tự 2 cực Ianta, thế giới đã chia thành 2 phe TBCN, XHCN, đối lập nhau về tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.
0,25
+ Sự hình thành trật tự 2 cực Ianta đã dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ, kéo dài đến cuối những năm 80 của XX.
+ Quan hệ quốc tế từ sau khi hình thành trật tự 2 cực Ianta cho đến khi Liên Xô ta dã đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến trật tự 2 cực Ianta.
0,25
2
Trình bày vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc (1,5 điểm). Tại sao nói sự thành lập Liên Hợp Quốc là thành công lớn nhất của hội nghị Ianta? (0,5 điểm).
2,0
Ý 1
* Vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc (1,5 điểm).
- LHQ là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, năm 2006 Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên, có tổ chức chặt chẽ, hoạt động đều đặn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...
0,25
 - LHQ Trở thành 1 diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì HB và an ninh TG, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột bằng phương pháp hòa bình.
0,25
 - LHQ Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế giữa các quốc gia thành viên.
0,25
- LHQ có vai trò to lớn trong việc giải trừ quân bị, hạn chế đấu tranh vũ trangLHQ đã giúp đỡ giải quyết vấn đề Campuchia, cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ (ABM, SALT-1, SALT-2)
- Thủ tiêu chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc : năm 1960 LHQ thông qua hiệp định phi thực dân hóa ở các nước thuộc địa tạo điều kiện cho các dân tộc đấu tranh giành độc lập. Thủ tiêu chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A pác thai ở Nam phi.
0,25
- Các tổ chức chuyên môn của LHQ như : WTO, WHO, UNESCO...có trụ sở ở hầu hết các quốc gia, là cầu nối giữa các nước, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia, giúp đỡ các nước trên thế giới về nhiều mặt.
0,25
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là sau khi trật tự 2 cực Ianta tan dã, vai trò của LHQ ngày càng quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. 
0,25
Ý 2
Tại sao nói sự thành lập Liên Hợp Quốc là thành công lớn nhất của hội nghị Ianta? (0,5 điểm).
- CTTG2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. Với mong muốn nhân loại được sống trong hòa bình, cùng nhau phát triển, sau hội nghị Ianta không lâu, Liên Hợp quốc đã ra đời.
- Tổ chức Liên Hợp quốc có sự tham gia của nhiều nước, nêu rõ mục đích: duy trì nền an ninh hòa bình thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
0,25
- Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên Hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì nền an ninh hòa bình thế giới. Do đó có thể nói LHQ ra đời là thành công lớn nhất của hội nghị Ianta.
0,25
3
Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? (1,0 điểm). Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại hậu quả gì? (0,5 điểm).
Ý 1
Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? (1,0 điểm).
- Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội: Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung QLBC làm cho sản xuất trì trệ, đời song nd gặp nhiều khó khăn; thiếu dân chủ và công bằng xã hội. Tình trạng này kéo dài gây bất mãn trong quần chúng nhân dân, nhân dân mất niềm tin vào ĐCS
0,25
- Không bắt kịp bước phát triển của cuộc cách mạng KHKT hiện đại, dẫn tới sản xuất trì trệ đưa tới khủng hoảng kinh tế - xã hội.
0,25
- Chậm cải tổ, Khi tiến hành cải tổ đã phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, xa rời những nguyên lí cơ bản của CN Mác – Lênin làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.
0,25
- Sự chống phá của các thế lực phản CM trong và ngoài nước.
0,25
Ý 2
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại hậu quả gì? (0,5 điểm).
- Sự sụp đổ của chế độ XHCN đã gây nên những hậu quả nặng nề, đó là một tổn thất rất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. 
0,25
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn trên thế giới, trật tự 2 cực Ianta ta dã.
0,25
4
Chứng minh rằng: “Trong quá trình xây dựng đất nước, các nước Đông Nam Á đã thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau”.
2,0
Ý 1
* Chiến lược kinh tế hướng nội (1,0)
- Sau khi giành độc lập, trong những năm 50-60 nhóm 5 nước này tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( chiến lược kinh tế hướng nội ) với mục tiêu xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
+ Nội dung: Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước.
0,5
+ Thành tựu: Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, giải quyết được nạn thất nghiệp
+ Hạn chế: thiếu nguồn vốn, nguyên liệu, công nghệ; tham nhũng...đời sống nd gặp nhiều khó khăn..
0,5
Ý 2
* Chiến lược kinh tế hướng ngoại (1,0)
- Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá, lấy xuất khẩu làm chủ đạo ( chiến lược kinh tế hướng ngoại) nhằm mục đích khác phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.
+ Nội dung: Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngòai, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.
0,5
+ Thành tựu: Làm cho bộ mặt kinh tế -xã hội các nước này biến đổi to lớn.Tỉ trọng công nghiệp và mậu dịch tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đặc biệt là Singapo đã trở thành con rồng kinh tế nổi trội nhất của ĐNA.
+ Hạn chế: phụ thuộc vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí.
0,5
a. Hãy nêu những hiểu biết của em về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? (0,5 điểm). 
b. Sự kiện lịch sử nào trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã đánh dấu sự sụp đổ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân? (0,5 điểm). 
c. Tại sao cuộc đấu tranh chống chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lại được nhân dân thế giới ủng hộ? (0,5 điểm). Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? (0,5 điểm). 
Ý 1
Hãy nêu những hiểu biết của em về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? (0,5 điểm).
- Phong trào nổ ra đầu tiên ở khu vực Bắc Phi, tiêu biểu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập năm 1952 nhằm lật đổ vương triều Pha-rúc (chỗ dựa của thực dân Anh) dẫn đến sự ra đời của nước cộng hòa Ai Cập năm 1953.
0,5
Ý 2
Sự kiện lịch sử nào trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã đánh dấu sự sụp đổ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân? (0,5 điểm). 
Năm 1975: nhân dân Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la đấu tranh chống Bồ Đào Nha dành độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.
0,5
Ý 3
Tại sao cuộc đấu tranh chống chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lại được nhân dân thế giới ủng hộ? (0,5 điểm). Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? (0,5 điểm).
- Tại Nam Phi người da trắng chỉ chiếm 13,6% dân số, còn lại là người da màu nhưng người da trắng nắm mọi quyền hành và thiết lập một chế độ chính trị hà khắc. Người da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc hà khắc đối với người da màu. Người da đen không có quyền tự do dân chủ, phải sống trong một khu biệt lập, cách biệt với người da trắng.
0,25
- Cuộc đấu tranh của người da đen mang tính chính nghĩa cho nên được nhân dân thế giới, kể cả Liên Hợp Quốc cũng ủng hộ.
0,25
- Tại Nam phi trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, tháng 11/1993 hiến pháp đã được thông qua chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. Năm 1994: thông qua bầu cử Nen-xơn-man-đê-la đã trở thành tổng thống da màu đầu tiên ở Nam Phi, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phân biệt củng tộc.
0,25
- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân của người da trắng. Với sự kiện chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ đã đánh dấu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã sụp đổ hoàn toàn.
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_KSCL_HSGK12_NAM_2015.docx