Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 90 phút

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1418Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 90 phút
Trang 1/4 
Trường THPT Thuận Thành số 1 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
Môn: Hóa học 11 
Thời gian làm bài: 90 phút; 
 Mã đề thi 485 
Họ, tên thí sinh:.........................................................Số báo danh: ............................. 
Cho dữ kiện nguyên tử khối sau: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; 
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; 
Rb = 85; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207. 
Câu 1: Cho các phát biểu sau: 
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt. 
2. Cân bằng hóa học là cân bằng động. 
3. Cân bằng 2SO2(k) + O2(k)  2SO3 không chịu ảnh hưởng của áp suất 
4. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại 
sự thay đổi đó. 
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, 
6. Tại thời điểm cân bằng tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch 
Các phát biểu đúng là 
A. 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 5. C. 1,3, 4, 6 D. 1,2,4, 6 
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng. 
A. Tất cả các muối bạc halogenua đều không tan 
B. Trong tự nhiên, clo tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất 
C. Axit HI là một axit mạnh nhất trong dãy HX. 
D. Các axit trong dãy HF, HCl, HBr, HI có tính axit giảm dần. 
Câu 3: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+  NO + 2H2O, đây là quá trình 
A. tự oxi hóa – khử. B. oxi hóa. C. khử. D. nhận proton. 
Câu 4: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản 
ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là 
A. 60. B. 20. C. 80. D. 40. 
Câu 5: Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản 
ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là 
A. 1,12 lít. B. 1,344 lít. C. 0,672 lít. D. 1,49 lít. 
Câu 6: Cho m gam bột sắt vào 200ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một 
thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi 
phản ứng hoàn toàn thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là 
A. 1,435 B. 0,560 C. 2,240 D. 2,800 
Câu 7: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit 
tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là 
A. 5,4g và 2,4g. B. 5,8g và 3,6g. C. 2,7g và 1,2g. D. 1,2g và 2,4. 
Câu 8: Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với 
H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là : 
A. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
C. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
D. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
Trang 2/4 
Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với metan bằng 6. Đun nóng X một thời gian trong bình 
kín (có bột V2O5 làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với metan bằng 3,75. Hiệu suất của phản 
ứng tổng hợp SO3 là 
A. 40% B. 25% C. 50% D. 80% 
Câu 10: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, 
thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại 
một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là 
A. 3,36. B. 2,8. C. 4,48. D. 3,08. 
Câu 11: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nAl = nFe) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. 
Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch 
HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ mol/l của 
Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là 
A. 1M và 2M. B. 2M và 1M. C. 0,2M và 0,1M. D. kết quả khác. 
Câu 12: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là 
A. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. B. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2. 
C. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl. D. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2. 
Câu 13: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, thấy có 49 gam H2SO4 tham gia 
phản ứng, tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là 
A. SO2, H2S B. H2S C. SO2 D. S 
Câu 14: Hòa tan 8,36g oleum vào nước được dung dịch Y, để trung hòa dung dịch Y cần 200 ml dung dịch 
NaOH 1M. Công thức phân tử của oleum: 
A. H2SO4. 4SO3 B. H2SO4. 5SO3 C. H2SO4. nSO3 D. H2SO4.3SO3 
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách: 
A. nhiệt phân Cu(NO3)2 B. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 
C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng D. điện phân nước 
Câu 16: Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl dư. Lượng khí sinh ra sục 
vào 180ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là 
A. 8,865g. B. 17,73g. C. 0,0g. D. 19,7 g. 
Câu 17: Trong các nhóm chất nào sau đây, nhóm nào chứa các chất đều cháy trong oxi ? 
A. CH4, H2S, Fe2O3 B. FeS, H2S, NH3 C. H2S, FeS, CaO D. CH4, CO, NaCl 
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí A và dung dịch B. 
Cho khí A hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch B thì 
thu được 120 gam muối khan. Công thức của sắt oxit FexOy là: 
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. Tất cả đều sai. 
Câu 19: Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2 , SO2 , Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+ , S2- , Cl-. Số chất và ion 
trong dãy vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là 
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. 
Câu 20: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung 
dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là 
A. Na. B. Rb. C. Li. D. K. 
Câu 21: Đồ dùng bằng bạc để lâu ngày trong không khí bị đen do phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 
2H2O. Trong phản ứng trên chất đóng vai trò là chất khử là: 
A. Ag B. Ag và H2S C. H2S D. O2 
Câu 22: Để tác dụng hết 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 
1M. Nếu khử 4,64 gam hỗn hợp trên bằng CO thì thu được bao nhiêu gam Fe. 
A. 2,36 g. B. 4,36 g. C. 2,08 g. D. 3,36 g. 
Câu 23: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta làm gì cho chúng nhanh chín ? 
A. Chặt nhỏ thịt cá. B. Dùng nồi áp suất 
C. Cho thêm muối vào. D. Cả 3 đều đúng. 
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng: 
Trang 3/4 
A. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon 
B. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II) 
C. Để pha loãng axit H2SO4 đặc ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. 
D. H2S chỉ có tính oxi hóa và H2SO4 chỉ có tính khử 
Câu 25: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây? 
A. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3. B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3. 
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn. D. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. 
Câu 26: Axit Sunfuric đặc phản ứng với chất nào sau đây (có đun nóng) sinh ra khí SO2? 
 Cu (1); NaOH (2); Al (3); C (4); ZnO (5); HCl (6); HI (7) 
A. 1,3,4,6,7 B. 1,3,4,7 C. 1,2,3,4,5 D. tất cả 
Câu 27: Khi cho Zn vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm N2O và N2 khi phản ứng kết thúc cho 
thêm NaOH vào lại thấy giải phóng hỗn hợp khí B; hỗn hợp khí B đó là 
A. N2, N2O. B. NO, NO2 C. H2, NH3. D. H2, NO2 . 
Câu 28: Hòa tan hết 6,9g kim loại A trong dung dịch H2SO4 thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại A là 
A. Zn B. Mg C. K D. Na 
Câu 29: Axit clohidric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò: 
A. chất oxi hóa. B. môi trường. C. chất khử. D. tất cả đều đúng. 
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một 
lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy 
ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 10,8 B. 68,2. C. 28,7. D. 57,4. 
Câu 31: Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm. 
A. Tổng hợp từ H2 và Cl2. B. Thủy phân AlCl3. 
C. clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc 
Câu 32: Cho 7,84 lit (đktc) hỗn hợp khí oxi và clo tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,3 mol 
Al thu được m gam hỗn hợp muối clorua và oxit . Giá trị của m là 
A. 27,55 B. 21,7 C. 21,7 < m < 35,35 D. 35,35 
Câu 33: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết 
tích của thuốc sát trùng, đó chính là clo. Có thể giải thích khả năng diệt khuẩn của nước clo là do: 
A. clo tác dụng với nước tạo ra HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. 
B. clo độc nên có tính sát trùng. 
C. clo có tính oxi hóa mạnh. 
D. một nguyên nhân khác. 
Câu 34: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số 
mol giữa N2O và N2 là 3 : 2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 trong số các kết quả sau 
A. 44 : 9 : 6. B. 44 : 6 : 9. C. 46 : 6 : 9. D. 46 : 9 : 6. 
Câu 35: Cho phản ứng: Fe2+ + MnO4- + H+  Fe3+ + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có giá 
trị nguyên và tối giản) là 
A. 24. B. 22. C. 16. D. 18. 
Câu 36: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) H < 0. Để tăng hiệu suất 
phản ứng tổng hợp phải 
A. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất B. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất 
C. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất D. Đồng thời giảm nhiệt độ và tăng áp suất 
Câu 37: Cho một ít bột CuO vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là 
A. Đồng (II) oxit tan, dung dịch có màu xanh. B. Đồng (II) oxit chuyển thành màu đỏ. 
C. Không có hiện tượng. D. Đồng (II) oxit tan và có khí thoát ra. 
Câu 38: Cho một lượng Fe dư tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì muối thu được sau phản ứng là 
A. FeSO4. B. Fe3(SO4)2. 
C. Fe2(SO4)3 và FeSO4. D. Fe2(SO4)3. 
Câu 39: Cho các phản ứng: 
Trang 4/4 
 (1) O3 + dung dịch KI  (2) F2 + H2O 
0t 
 (3) MnO2 + HCl đặc 
0t (4) Cl2 + dung dịch H2S  
 Các phản ứng tạo ra đơn chất là : 
A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). 
Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối 
cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn 
dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? 
A. 13 gam. B. 15 gam. C. 30 gam. D. 26 gam. 
Câu 41: Cho 31,6 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) 
là: 
A. 8,96 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 11,2 lít. 
Câu 42: Cho các phát biểu sau: 
1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. 
2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. 
3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. 
4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi. 
5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại. 
Các phát biểu sai là 
A. 3, 4. B. 4, 5. C. 3, 5. D. 2, 3. 
Câu 43: Cho cân bằng sau: SO2 + H2O  H+ + HSO3-. Khi thêm vào dung dịch một ít muối 
NaHSO4 (không làm thay đổi thể tích) thì cân bằng trên sẽ 
A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. không chuyển dịch theo chiều nào. 
C. chuyển dịch theo chiều nghịch. D. không xác định. 
Câu 44: Cách đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn nào sau đây được coi là đúng 
A. Đáy ống nghiệm ở 2/3 ngọn lửa từ dưới lên. 
B. Nghiêng miệng ống nghiệm về phía không có người. 
C. Lắc nhẹ ống nghiệm khi đun. 
D. Tất cả các ý kiến trên. 
Câu 45: Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? 
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. 
C. Chất xúc tác. D. Nồng độ các chất phản ứng. 
Câu 46: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở 
đktc), 1,6 gam S (ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác) và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong 
dung dịch X là 
A. 24,8 g. B. 30,4 g. C. 28,1 g. D. 18,1 g. 
Câu 47: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan 
hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất 
ở đktc) là 
A. 112 ml. B. 224 ml. C. 336 ml. D. 448 ml. 
Câu 48: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 
kim loại. Khối lượng H2O tạo thành là 
A. 3,6 gam. B. 5,4 gam. C. 7,2 gam. D. 1,8 gam. 
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 
lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào 
dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là 
A. 24,0. B. 12,6 C. 23,2. D. 18,0. 
Câu 50: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là 
A. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. B. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. 
C. FeS, BaSO4, KOH. D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKhao_sat_dau_nam.pdf