Đề - Gợi ý chấm các bài viết (học kì I năm 2015 - 2016) môn Ngữ văn 10, 12

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1109Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề - Gợi ý chấm các bài viết (học kì I năm 2015 - 2016) môn Ngữ văn 10, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề - Gợi ý chấm các bài viết (học kì I năm 2015 - 2016) môn Ngữ văn 10, 12
ĐỀ - GỢI Ý CHẤM CÁC BÀI VIẾT (HKI, 2015-2016)
Môn Ngữ Văn 10, 12
----------o0o-----------
A. KHỐI 10
I. Bài viết 1
1. Đề: Cảm nghĩ của em khi dự buổi lễ khai giảng năm học mới ở mái trường THPT.
2. Gợi ý
a. Mở bài:- Nêu được cảm xúc và bối cảnh chung của không gian trường lớp, buổi lễ;
b. Thân bài:
- Cảm xúc ban đầu (trước buổi lễ );
- Cảm xúc trong buổi lễ;
- Ấn tượng về thầy cô, bạn bè trong ngày đầu đến trường, lớp
- ()
c. Kết bài:
- Ấn tượng, tâm trạng  tác động của buổi lễ,
 (Lưu ý: Tuy là văn biểu cảm nhưng cần có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận (so sánh với lớp cũ trường xưa ) và các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự,) để lời văn thêm biểu cảm, sinh động và thuyết phục hơn )
 II. Bài viết 2
1. Đề: Sau khi chết, Mị Châu gặp lại An Dương Vương, Trọng Thủy gặp Mị Châu. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
2. Gợi ý: (Đây là đề mở, nhưng yêu cầu HS phải đảm bảo “phần nổi” cảu đề - Mị Châu gặp lại An Dương Vương, Trọng Thủy gặp Mị Châu); HS tưởng tượng ra các tình huống phù hợp, hấp dẫn, xây dựng những tình tiết truyện )
a. Mở bài: 
- Giới thiệu chung bối cảnh truyện (không gian, thời gian, tình huống, nhân vật);
b. Thân bài
- MC gặp ADV .?
- Trọng Thủy gặp MC?
- Trọng Thủy gặp ADV.?
- ()
c. Kết bài: (HS có kết truyện riêng – nhưng phải phù hợp với diễn tiến của cốt truyện)
III. Bài viết 3
1. Đề: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
“Chỉ có học mới giúp con người ta khôn ra được”	
2. Gợi ý
a. Mở bài
- Tầm quan trọng của việc học;
- Trích câu nói.
b. Thân bài
- Học là gì ?: Quá trình tiếp thu kiến thức
- Khôn ?: Khả năng nhận thức, xử lí đúng đắn các vấn đề trong cuộc sống 
- Học như thế nào, từ đâu ? ( Gia đình, nhà trường, xã hội );
- Mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ;
- Tầm quan trọng của việc học: chỉ có tri thức, sự hiểu biết,  mới giúp con người biết cách xử lí, nhận thức, giải quyết, được vấn đề một cách chính xác và phù hợp với thực tiễn cuộc sống – từ đó giúp con người tồn tại chân chính và nhân văn;
- Phê phán thói lười học; 
- Vấn đề trên Đúng/Sai ? 
- ()
c. Kết bài
- Khẳng định vấn đề;
- Bài học nhận thức, hành động,
B. KHỐI 12
I. Bài viết 1
1. Đề: Suy nghĩ của anh/chị về sự đồng cảm và chia sẽ trong xã hội hiện nay
2. Gợi ý
a. Mở bài: - Dẫn nhập vấn đề (nhiều cách ): Nhận định chung về Đồng cảm, Chia sẽ
b. Thân bài:
- Giải thích các khái niệm:
+ Chia sẻ: san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi ngưởi khác cẩn mình, không thờ ơ vô cảm trước nỗi đau của người khác  
+ Đồng cảm: biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. 
- Biểu hiện của đồng cảm và chia sẽ trong xã hội hiện nay: (HS phân tích dẫn chứng, )
- Tác dụng (giá trị) của đồng cảm và chia sẻ;
- Phê phán lối sống thơ ơ, vô cảm;
- (.)
- Bài học nhận thức, hành động,
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề, 
II. Bài viết 2
1. Đề: Trong bài thơ Dậy mà đi, Tố Hữu viết:
 “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại,
 Ai nên khôn mà chẳng dại một lần”.
 Anh (chị) hãy viết bài luận bàn về việc thành công và thất bại trong cuộc sống. 
2. Gợi ý
a. Mở bài: Có mở bài-dẫn nhập được vấn đề (trích câu thơ)
b. Thân bài:
- Có giải thích các khái niệm:
+ Chiến thắng(thành công):Hoàn toàn đạt được mục đích mình mong muốn;
+ Chiến bại(thất bại): Bỏ ra nhiều công sức song không đạt được mục đích.
- Biết suy nghĩ và nhìn nhận
+ Như một tất yếu, chẳng có chiến thắng nào mà không trải qua thất bại;
+ Không thể có chiến thắng hay thất bại nào là tuyệt đối-vì khát vọng chinh phục, khám phá của con người là vô hạn; Còn khám phá còn chinh phục thì ắt hẳn còn chiến thắng hoặc còn thất bại,
+ Mối liên hệ giữa chiến thắng và thất bại (giá trị của Chiến thắng, bài học từ Thất bại ?).
- Đánh giá vấn đề: Ý thơ thể hiện quan niệm đúng đắn về vấn đề Thắng – Bại trong cuộc sống.
- Rút ra bài học: Biết đứng dậy sau thất bại, biết chia xẻ với sự thất bại; Có cách sống phù hợp “thắng không kiêu, bại không nản”
c. Kết bài: Đánh giá, khẳng định vấn đề.
III. Bài viết 3
1. Đề: Tinh thần chiến đấu hi sinh của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
2. Gợi ý
a. Mở bài:
- Quang Dũng-một nghệ sĩ đa tài;
- Thơ QD chiếm cảm tình độc giả ở lối viết phóng khoáng, và sự tài hoa;
- Ấn tượng từ bài thơ Tây Tiến chính là tinh thần chiến đấu hi sinh của người lính.
b. Thân bài:
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ: không ngại thiên nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, ngoại cảnh đe dọa, bệnh tật triền miên,  (HS phân tích dẫn chứng thơ );
- Chiến đấu, hi sinh với tinh thần “quên đời xả thân vì nước”: (HS phân tích dẫn chứng thơ );
- Khát vọng, lí tưởng chiến đấu: quyết ra đi vì lí tưởng; đi là chia phôi; một đi không hẹn ước,
- Giọng thơ hào hùng bi tráng, cách xây dựng hình ảnh người lính gây ấn tượng,
c. Kết bài:
- Hình ảnh đẹp-hình ảnh bất tử về người lính trong văn học VN;
- Bài thơ thể hiện tài năng của QD, góp phần làm giàu thêm kho tàng VH dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docDeHDC_Bai_viet_so_123_Lop_10_12.doc