Đề giới thiệu thi chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn thi: Vật lí - Lớp 11 thời gian làm bài : 180 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1578Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn thi: Vật lí - Lớp 11 thời gian làm bài : 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề giới thiệu thi chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn thi: Vật lí - Lớp 11 thời gian làm bài : 180 phút
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐHSP HÀ NỘI
ĐỀ GIỚI THIỆU THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ
MÔN THI: Vật lí - Lớp 11
Thời gian làm bài :180 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu)
Câu 1: Tĩnh điện
 Trên đường tròn tâm O, bán kính Ro đặt bốn chất điểm tại bốn đỉnh của một hình vuông như hình vẽ. Khối lượng của mỗi chất điểm đều bằng m. Hai chất điểm có điện tích +q, hai chất điểm còn lại có điện tích –q. Ban đầu, truyền cho tất cả các chất điểm vận tốc có độ lớn như nhau, theo phương tiếp tuyến với đường tròn, chiều thuận chiều kim đồng hồ (hình vẽ) . Biết trong quá trình chuyển động, khoảng cách nhỏ nhất của mỗi chất điểm đến tâm O của đường tròn là R1 ( R1 <Ro ). Bỏ qua tác dụng của lực hấp dẫn.
a) Các chất điểm sẽ chuyển động theo quỹ đạo như thế nào?
b) Tìm thời gian đặc trưng cho chuyển động của mỗi chất điểm.
Câu 2: Điện xoay chiều
A
B
K1
K2
C1
C2
L
Đ
1
2
Hình 2
 Trong mạch điện như hình vẽ: Đ là điốt lý tưởng. Điện dung của các tụ C2 > C1, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Đặt vào A, B một hiệu điện thế xoay chiều . Vào thời điểm t=0, điện thế ở A cao hơn điện thế ở B.
 a) Vào thời điểm t=0 K1 mở, K2 đóng vào chốt 1. Xác định cường độ dòng điện i qua L như một hàm số theo thời gian. Vẽ đồ thị của i theo thời gian, tính giá trị cực đại của i qua L.
 b) Vào thời điểm t=0, K1 đóng, K2 đóng vào chốt 2. Tìm biểu thức của hiệu điện thế trên các tụ điện và vẽ đồ thị theo thời gian của các hiệu điện thế ấy. 
Câu 3: Quang học 
(n)
F
x
y
(n’)
B’
B
O
Hình 3.1
Mặt cầu S có tâm nằm trên Ox, mặt cầu này ngăn cách hai môi trường quang học đồng chất có chiết suất là n và n’ (Hình 3.1).
 a) Các tia sáng song song với trục Ox (trục quang học) sau khi bị khúc xạ qua mặt S giao nhau tại một điểm nằm trên Ox. S gọi là mặt khúc xạ lý tưởng. Tìm phương trình của cung BB’ nếu các tia sáng hội tụ tại F (Hình 3.1), các giá trị n, n’, OF = f đã biết. Xét trường hợp n = n’ và phân tích kết quả.
F
x
Hình 3.2
O
y
 b) Mặt cầu của các thấu kính hội tụ ánh sáng tại một điểm nếu các tia sáng đi gần trục chính. Nếu muốn hội tụ một chùm sáng rộng hơn thì phải dùng các mặt cầu khúc xạ lí tưởmg. Hãy xác định độ dày nhỏ nhất (ở phần tâm) của một thấu kính hội tụ phẳng – lồi có chiết suất n = 1,5; bán kính R = 5 cm (Hình 3.2) để có thể hội tụ tại F một chùm sáng rộng, song song với trục chính chiếu vuông góc với phần mặt phẳng. Biết OF = f = 12 cm.
Câu 4. Dao động cơ
 Hai vật khối lượng m và 2m được gắn vào hai đầu của hai lò xo nhẹ, có độ cứng lần lượt là 2k và k như hình vẽ. Hai lò xo cùng có chiều dài tự nhiên L. Khoảng cách giữ hai đầu cố định của hai lò xo là 2L. Ban đầu hai vật được giữ để chiều dài của mỗi lò xo là L/2 rồi thả nhẹ đồng thời. Hai vật va chạm xuyên tâm và dính vào nhau . Tìm vận tốc lớn nhất của hai vật sau khi va chạm. Bỏ qua mọi ma sát.
Câu 5. Phương án thực hành
 Cho các dây nối, một bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 12V, một bình acquy có suất điện động 12V và điện trở trong rất bé, một ôm kế, một vôn kế, một ampekế và một nhiệt kế. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để xác định nhiệt độ của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường. Hệ số nhiệt độ điện trở của vônfam làm dây tóc đã biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 11_DHSPNN.doc