PHÒNG GD & ĐT THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM AN ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015-2015 - LỚP 5 Môn Tiếng Việt - Thời gian làm bài: 60 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm) Câu 1: Từ nào dưới đây không phải là từ láy: A. Xa xa B. phẳng phiu C. phẳng lặng D. Xa xôi Câu 2: Kết hợp từ nào sau đây có từ ngọt mang nghĩa gốc A. Đàn ngọt hát hay. B. Rét ngọt. C.Trẻ em ưa nói ngọt . D. Khế chua, cam ngọt. Câu 3 Bộ phận gạch chân trong câu: “ Mùa xuân là Tết trồng cây” giữ chức vụ gì? A. Chủ ngữ B. Bổ ngữ C. Trạng ngữ D. Vị ngữ Câu 4: Từ nào trái nghĩa với từ: cẩn thận A. Chăm chú B. Cởi mở c. Thân thiện D. Cẩu thả Câu 5: Từ nào không chỉ hình dáng thể chất con người A.Vạm vỡ, B. Cứng rắn C. Tầm thước, D. Mảnh mai Câu 6: a, Tõ nµo trong các tõ sau ®©y kh«ng ®ång nghÜa víi c¸c tõ cßn l¹i A. Ngµo ng¹t B. Sùc nøc C. Thoang tho¶ng D. Th¬m nång II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 12 Điểm) Câu 1: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Viết vào tờ giấy thi và gạch chân từng bộ phận: a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên. b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi. c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Câu 2:Trong bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết: Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm xay đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày Em hiểu nội dung bốn câu thơ đầu nói gì? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ? Qua đây em hãy liên hệ bản thân trong cuộc sống? Câu 3: Trong suốt 5 năm học ở nhà trường Tiểu học đã để lại trong em nhiều kỉ niệm sâu sắc về Thầy, Cô, bạn bè. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất. ( Dành 2 điểm cho bài viết chữ đẹp) PHÒNG GD & ĐT THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM AN ĐÁP ÁN GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014- 2015 - LỚP 5 Môn Tiếng Việt Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Học sinh làm bài bằng cách điền chữ cái A,B,C tương ứng với đáp án đúng nhất vào bảng trả lời câu hỏi ở bài làm giao lưu học sinh giỏi. -Mỗi đáp án đúng được 1 điểm Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: B Câu 6: C Phần II: TỰ LUẬN ( 12 điểm) Câu 1: (4 điểm) Mỗi dòng đúng cho 1 điểm a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên. TN CN VN b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi. TN CN VN c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. TN TN CN VN VN d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù. TN CN CN CN VN Câu 2: (4 điểm) Lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc dùng từ chính xác phù hợp với nội dung câu thơ cho (2 điểm). Diễn đạt được mỗi ý sau cho 1,5 điểm - Nội dung 4 câu thơ đầu: Bầy ong lao động cần cù, thầm lặng qua ngày tháng để chất trong “ vị ngọt”, “ mùi hương” của các loài hoa, làm nên giọt mật thơm ngon. Trải qua bao vất vả “ mưa nắng vơi đầy” bầy ong làm nên thứ “men”của trời đất để làm “say” cả đất trời - Ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc của hai dòng thơ cuối: Nhờ có những giọt mật ong tinh tuý, bầy ong đã giữ cho con người cả thời gian và vẻ đẹp đó là diều kì diệu không ai làm nổi! Liên hệ bản thân (1 điểm) Câu 3: (4 điểm) Bài viết có cấu trúc rõ ràng, đúng thể loại kể chuyện, có thể kể về một kỉ niệm vui hoặc buồn, đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, khó quên. Nêu được diễn biến câu chuyện từ khi mở đầu đến khi kết thúc, biết nhấn mạnh các tình tiết, sự việc chính để tạo sự chú ý của người đọc. Lời kể tự nhiên, chân thực, thể hiện thái độ và cảm xúc. Diễn đạt lưu loát. Các dùng từ hay. Câu văn không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. Tùy mức độ bài viết của học sinh để cho 4 -3,5 – 3- 2,5 – 2- 1,5 – 1 điểm ( Dành 2 điểm cho bài viết chữ đẹp)
Tài liệu đính kèm: