Đề đề xuất Duyên hải bắc bộ năm học: 2014 - 2015 môn: Hoá học 10

doc 9 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4260Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất Duyên hải bắc bộ năm học: 2014 - 2015 môn: Hoá học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề đề xuất Duyên hải bắc bộ năm học: 2014 - 2015 môn: Hoá học 10
SỞ GD VÀ ĐT 
VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT DHBB 
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: HOÁ HỌC 10
Thời gian làm bài: 180 phút
----------------------------
GV: Nguyễn Đình Hùng - THPT Chuyên Vĩnh Phúc	Điện thoại: 0916003664
Câu 1. Cấu tạo nguyên tử, phân tử- Định luật HTTH.
1. Tính năng lượng ion hoá I1, I2, I3, I4 và I5 của nguyên tử 5X. 
2. Giải thích các hiện tượng sau:
* Năng lượng phân li liên kết của Cl2 (240kJ/mol) lớn hơn của F2 (154kJ/mol) và Br2 (190kJ/mol).
*Nhiệt độ sôi của NH3 (-33oC) cao hơn nhiệt độ sôi của NF3 (-129oC) nhưng thấp hơn của NCl3 (71oC).
* Sự biến đổi góc liên kết:	NH3 107o 	→ 	PH3 93,6o
PH3 93,6o	→	PF3 96,3o
Câu 2. Tinh thể
Tính dẻo và dễ uốn cong của kim loại là những đặc tính cực kì quan trọng trong xây dựng hiện đại. Dạng bền nhiệt động của thiếc kim loại ở 298K và áp suất thường là thiếc trắng. Loại thiếc này có các tính chất cơ học điển hình của kim loại và vì vậy có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ở nhiệt độ thấp hơn, thiếc xám, một loại thù hình của thiếc trắng lại bền nhiệt động hơn. Bởi vì thiếc xám giòn hơn nhiều so với thiếc trắng, vì vậy các thành phần xây dựng bằng thiếc nếu để lâu ở nhiệt độ thấp sẽ trở nên hư hại, dễ gãy. Bởi vì sự hư hại này tương tự như một loại bệnh, nên người ta gọi sự hư hại này là “bệnh dịch thiếc”.
a) Sử dụng bảng số liệu dưới đây, tính nhiệt độ tại đó thiếc xám cân bằng với thiếc trắng (tại áp suất 1 bar = 105 Pascal).
Chất
DH0 (kj.mol-1)
S0 (j.mol-1.k-1)
Thiếc xám
-2,016
44,14
Thiếc trắng
0
51,18
b) Thiếc trắng có ô mạng cơ sở khá phức tạp, ở dạng bốn phương, a = b = 583,2 pm và c = 318,1 pm với 4 nguyên tử Sn trong 1 ô mạng cơ sở. Tính khối lượng riêng của thiếc trắng theo g/cm3.
c) Cho rằng thiếc xám có cấu trúc lập phương tâm mặt được gọi là cấu trúc kim cương (hình dưới)
Khảo sát một mẫu thiếc xám bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (sử dụng bức xạ Cu Kα, l = 154.18 pm). Góc phản xạ nhỏ nhất, gây bởi sự nhiễu xạ từ họ các mặt phẳng (111), được quan sát thấy ở 2q = 23,74°. Tính khối lượng riêng của thiếc xám theo g/cm3.
d) Áp suất tại đáy thung lũng Mariana Trendch của Thái Bình Dương là 1090 bar. Nhiệt độ cân bằng sẽ thay đổi cụ thể như thế nào tại áp suất đó? Giả sử tại áp suất đó, 2 dạng thù hình của thiếc nằm cân bằng với nhau? Trong các tính toán, cho rằng năng lượng E, entropy S và thể tích mol phân tử của cả 2 dạng thiếc không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 3. Phản ứng hạt nhân.
Xét chuỗi phân hủy phóng xạ tự nhiên bắt đầu với và kết thúc với đồng vị bền .
Hãy tính số phân hủy b xảy ra trong chuỗi này.
Tính năng lượng được giải phóng (theo MeV) khi 1 nguyên tử chuyển hoá thành 1 nguyên tử .
Hãy tính tốc độ tạo thành năng lượng (công suất) theo watt (1W = Js-1) sản sinh từ một mẫu phóng xạ chứa 1,00 kg 232Th (t1/2 = 1,40.1010 năm). 
Coi 1 năm = 365 ngày. Biết : 4He = 4,00260 u; 208Pb = 207,97664 u; 232Th = 232,03805 u; 1 MeV = 1,602.10-13 J và NA = 6,022.1023mol-1.
Câu 4. Nhiệt hóa học.
Trong công nghiệp người ta điều chế Zr bằng phương pháp Kroll theo phản ứng sau: 
ZrCl4(k) + 2Mg(l) 2MgCl2(l) + Zr(r)
Phản ứng được thực hiện ở 800oC trong môi trường khí agon (Ar) ở áp suất 1,0 atm. Các pha trong phản ứng không trộn lẫn vào nhau:
a) Thiết lập phương trình DGo = f(T) cho phản ứng.
Chứng minh rằng phản ứng là tự phát trong điều kiện công nghiệp ở 800oC và áp suất của ZrCl4 là 0,10 atm
Cho biết các số liệu entanpi tạo thành DHos, entanpi thăng hoa DHoth, entanpi nóng chảy DHonc (tính bằng kJ.mol-1) và entropy So (đơn vị J.K-1.mol-1) ở bảng sau
Chất
DHos
DHoth
Tnc (K)
Tth (K)
So
DHonc
Zr (r)
0
-
-
-
39,0
-
ZrCl4 (r)
-980
106
-
604
181
-
Mg (r)
0
-
923
-
32,68
9
MgCl2 (r)
-641
-
981
-
89,59
43
Coi DHo và DSo của phản ứng là hằng số trong khoảng nhiệt độ khảo sát.
Câu 5. Cân bằng hóa học pha khí.
Cho cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ∆H = - 92 kJ/mol 
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3, khi đạt tới trạng thái cân bằng ở điều kiện tối ưu (450oC, 300 atm) thì NH3 chiếm 36% về thể tích.
Tính hằng số cân bằng Kp.
Giữ nhiệt độ không đổi ở 450oC, cần tiến hành phản ứng dưới áp suất là bao nhiêu để khi đạt tới trạng thái cân bằng NH3 chiếm 50% về thể tích?
Giữ áp suất không đổi (300 atm), cần tiến hành phản ứng ở nhiệt độ nào để khi đạt tới trạng thái cân bằng NH3 chiếm 50% về thể tích?
Câu 6. Cân bằng axit-bazơ và kết tủa.
Tính pH và nồng độ mol của Cr, Cr2 trong dung dịch K2Cr2O7 0,01M và CH3COOH 0,1M. Cho:	 = 1,8.10-5
	HCr + H2O Cr + H3O+	pK2 = 6,5
	2HCr Cr2 + H2O	pK1 = -1,36
Câu 7. Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa.
Cho 25,00 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,06M và Pb(NO3)2 0,04M trộn vào 25,00 ml dung dịch chứa NaIO3 0,12M và HIO3 0,14M thu được dung dịch Y. 
1. Tính nồng độ cân bằng của Cu2+, Pb2+ trong dung dịch Y.
-1-
2. Cho điện cực Cu nhúng vào Y rồi ghép thành pin với điện cực Ag nhúng vào dung dịch Z gồm AgNO3 0,01M và NaI 0,04M ở 250C. Viết sơ đồ pin điện, chỉ rõ dấu của điện cực.
Biết: pKs của Cu(IO3)2, Pb(IO3)2, AgI lần lượt là 7,13 ; 12,61 ; 16,00 	
Câu 8. Nhóm Halogen.
 Cho 9,44 gam hỗn hợp X gồm NaCl, NaBr và NaI tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 1,288 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 3 khí. Dẫn hỗn hợp Y vào nước dư, thu được một chất rắn màu vàng nhạt và một dung dịch còn lại chỉ chứa một chất tan. Hãy tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Biết mỗi chất trong X tác dụng với H2SO4 theo một phản ứng duy nhất, Br2 sinh ra ở trạng thái lỏng, I2 sinh ra ở trạng thái rắn. 
Câu 9. Nhóm O-S.
A là hợp chất của một kim loại M với oxi. Khi cho 32,9 gam A tác dụng với một lượng dư khí cacbonic tạo nên chất rắn B và khí D. B hòa tan dễ dàng trong nước tạo ra dung dịch E, thêm một lượng dư dung dịch Ba(NO3)2 vào E thu được 27,58 gam kết tủa. Sau khi cho khí D đi qua ống đựng đồng nung nóng, khối lượng của ống tăng lên 6,72 gam. (a) Xác định A. (b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho A lần lượt tác dụng với O3, NH3, HCl loãng 
Câu 10. Động học (không có phần cơ chế phản ứng).
Cho phản ứng : 	(CH3)2O(k) CH4(k) + CO(k) + H2(k)
Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau:
t / giây
0
1550
3100
4650
Phệ / mm Hg
400
800
1000
1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
a) Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
c) Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau 460 giây.
----------------------------------------------
SỞ GD VÀ ĐT 
VĨNH PHÚC
 HDC ĐỀ ĐỀ XUẤT DHBB 
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: HOÁ HỌC 10
Thời gian làm bài: 180 phút
----------------------------
Câu 
Đáp án
Điểm
1
a.Nhận xét: Trị số năng lượng ion hoá của một e còn lại trong lớp bằng trị số năng lượng của e đó và tổng trị số năng lượng ion hoá trong một lớp bằng tổng trị số năng lượng của các electron trong cấu tử đó. Theo từ (1) đến (5) ta có: 
+ Theo (5): I5 = -E(1s') = - (-13,5 ) = 340 (eV) 
+ Theo (4 và 5): I4 + I5 = -E(1s2) 
→ I4 = - (-13,6 . 2) - 340 = 260,848 (eV) 
+ Theo (3): I3 = e(2s') = - (-13,6 ) = 37,026 (eV) 
+ Theo (2 và 3): I2 + I3 = -E(2s2)
→ I2 = - (-13,6 . 2) - 37,026 = 22,151 (eV) 
+ Theo (1, 2 và 3): I1 + I2 + I3 = - E(2s22p1)
→ I1 = - (-13,6 . 2) - 37,026 - 22,151 = 9,775(eV) 
1,25đ
* Liên kết trong Cl2 bền hơn trong F2 vì nguyên tử F đủ nhỏ làm các electron không liên kết trên nguyên tử F đẩy nhau, làm giảm độ bền liên kết. Hơn nữa liên kết trong phân tử Cl2 còn mang một phần liên kết p→d giữa obitan p và obitan d của hai nguyên tử Cl Đối với Br2, do Br có kích thước lớn dẫn tới xen phủ obitan không hiệu quả.
* Nhiệt độ sôi của NH3 cao hơn NF3 vì giữa các phân tử NH3 có liên kết hidro với nhau. Lực liên kết hidro mạnh hơn so với lực tương tác khuếch tán, tương tác lưỡng cực và tương tác cảm ứng giữa các phân tử NF3. Đối với NCl3, lực tương tác khuếch tán đủ lớn (do clo là nguyên tử có kích thước lớn và phân cực), mạnh hơn lực liên kết hidro trong NH3.
*Độ âm điện của N>P, cặp electron tự do trên nguyên tử N bị “giữ” chặt hơn, chiếm ít không gian hơn.
Góc F-P-F lớn hơn H-P-H vì P có obitan trống sẽ tạo liên kết với cặp electron tự do trên F, (p→d). Liên kết mang một phần liên kết bội, không gian chiếm sẽ lớn hơn liên kết đơn (trong PH3), chúng đẩy nhau mạnh hơn, góc mở rộng.
0,75đ
2
a. Hai pha thiếc nằm cân bằng với nhau nếu DG0 = 0 cho Sn(trắng) ® Sn(xám)
Từ đó dễ dàng tìm được T=13,2oC.
0,5
b. Thể tích của 1 ô mạng cơ sở dạng bốn phương là 583,2 pm x 583,2 pm x 318,1 pm = 1.082.108 pm3 = 1,082.10–22 cm3. Vì 1 ô mạng cơ sở có 4 nguyên tử Sn, từ đó tính được khối lượng riêng của thiếc trắng là 7,287 g.cm–3.
0,5
c. Từ định luật Bragg, nl = 2dsinq. Với góc phản xạ nhỏ nhất, n = 1 ® d = l/(2sinq) = 374.8 pm. Khoảng cách giữa các mặt (111) gần nhau nhất trong ô mạng cơ sở lập phương là với a là độ dài cạnh ô mạng cơ sở. Như vậy, a = = 649.1 pm, V = a3 = 2,735 pm3 = 2,735.10–22 cm3. Theo hình vẽ, có 9 nguyên tử Sn trong 1 ô mạng cơ sở ® khối lượng riêng của thiếc xám là 5,766 g.cm–3.
0,5
d. Về mặt định tính, khi tăng áp suất, sẽ làm tăng tính ổn định của pha rắn. Vì khối lượng riêng thiếc trắng lớn hơn đáng kể so với thiếc xám do vậy thiếc trắng bền hơn ở áp suất cao, cho nên nhiệt độ tại đó thiếc xám tự chuyển thành thiếc trắng sẽ giảm đi.
Về định lượng, ta có:∆H° = ∆E° + ∆(pV) = ∆E°+ p∆V (cho phản ứng tại một áp suất không đổi)
Khi áp suất thay đổi, ∆H° cho sự chuyển pha cũng thay đổi
 ∆H°1090 bar = ∆E° + (1090 bar)∆V 
 ∆H°1090 bar = ∆H°1 bar + (1089 bar)∆V (*)(dựa vào giả thiết, E và V không phụ thuộc T)
Theo các kết quả các câu trước, thể tích mol của thiếc trắng và xám lần lượt là 16,17 và 20,43 cm3/mol ® ∆V = 4,26 cm3/mol = 4,26.10-6m3/mol. Thay vào hệ thức (*) thu được:
 ∆H°1090 bar = ∆H°1 bar + 464 J/mol (2*)
Do nhiệt độ cân bằng Teq = ∆H°/∆S° (3*), do vậy thay thế (2*) và các giá trị ∆H°1 bar, ∆S°1 bar vào (3*) tìm được Teq, 1090 bar = -52,8oC.
Kết quả này cho thấy, ở những nhiệt độ thấp của đáy đại dương dạng thù hình bền của thiếc là thiếc trắng vì ở đó ứng với áp suất cao hơn.
0,5
3
Gọi x, y là số hạt a và b
Áp dụng định luật bảo toàn số khối, ta có : x = = 6
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có : 90 = 82 + 6.2 – y Þ y = 4
Vậy số phân huỷ b trong dãy này là 4
Độ hụt khối lượng ∆m = m(232Th) – m(208Pb) – 6m(4He) = 0,0458 (u) 
Năng lượng phóng thích : 
E = ∆m.c2 = .10-3.(3.108)2 = 6,845.10-12 (J) 
E = = 42,73 (MeV).
1,00 kg có chứa = nguyên tử
Hằng số phân hủy của 232Th, 
Độ phóng xạ của mẫu Th là: 
	A = kN = 1,57.10-18.2,60.1024 = 4,08.106 (phân huỷ/s)	
Mỗi phân hủy giải phóng 6,845.10-12 J nên 
	Công suất = 4,08.106.6,845.10-12 = 2,79.10-5 (W).
0,5
0,5
1đ
4
a) DGo =DHo - TDSo 
DHo = 2DHos (MgCl2,l) + DHos (Zr, r) - DHos(ZrCl4,k) - 2DHos(Mg,l)
DHos (MgCl2,l) = DHos (MgCl2,r) + DHonc (MgCl2) = -641 + 43 = -598 kJ.mol-1
DHos(ZrCl4,k) = DHos(ZrCl4,r) + DHoth(ZrCl4) = -980 + 106 = -874 kJ.mol-1
DHos(Mg,l) = DHos(Mg,r) + DHonc(Mg) = 0 + 9 kJ.mol-1 = 9 kJ/mol
DHo = 2.(-598) + 874 – 2.9 = -340 kJ
DSo = 2So (MgCl2,l) + So (Zr, r) - So(ZrCl4,k) – 2So(Mg,l)
So (MgCl2,l) = So (MgCl2,r) + DHonc /Tnc (Mg,r)
 = 89,59 + (43.103/981) = 133,42 J.K-1.mol-1
 So(ZrCl4,k) = So(ZrCl4,r) + DHoth /Tth (ZrCl4)
 = 181 + (106.103/604) = 356,5 J.K-1.mol-1
So(Mg,l) = So(Mg,r) + DHonc /Tnc (Mg)
 = 32,68 + (9.103/923) = 42,43 J.K-1.mol-1
DSo = 2.(133,42) + 39,0 – 356,5 -2.(42,43) = -135,52 J.K-1
DGo = -340 + 0,13552T (kJ)
b) DG = DGo + RTlnQP
 = -340 + 0,13552.1073 + 8,314.10-3.1073.ln(1/0,10)
 = -174,05 kJ < 0. phản ứng tự phát
1,5
.
0,5
5
a) N2 + 3H2 2NH3
Bđ 1 3 
Pư a 3a 2a
[ ] (1-a) (3-3a) 2a ta có: nhệ = 4 - 2a.
Vì NH3 chiếm 36% thể tích nên: 
→Ta có KP1 = 8,14 .10-5 (atm-2).
0,5
b) suy ra: 
Tính được: P2 = 682,6 (atm).
0,5
c) Khi NH3 =50% , P = 300 atm; 
=> a = => KP2 = 4,21.10-4 (atm-2). Ta có : ln
Nên => T2 = . 
1đ
6
Ta có các cân bằng:
CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+ Ka = 1,8.10-5 (1)
Cr2 + H2O 2HCr K1 = 10-1,36 (2)
	HCr + H2O H3O+ + Cr K2 = 10-6,5 (3)
Vì K1 >>Ka, K2 Þ cân bằng (2) chiếm ưu thế. Tính nồng độ Cr2 và HCr dựa vào cân bằng (2). 
............................................................................................................................... 
 Cr2 + H2O 2HCr K1 = 10-1,36
BĐ 0,010
TTCB 0,010-x 2x
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng.
	K1 = = 10-1,36 (x < 0,01) Þ x = 6,33.10-3.
Vậy : [Cr2] = 0,010 - 6,33.10-3 = 3,7.10-3 (M) ; 
[HCr] = 6,33.2.10-3 = 1,27.10-2 (M) 
.
So sánh cân bằng (3) và (1): Ka.Ca >> K2[HCr] Þ cân bằng (1) chiếm ưu thế:
	CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+	Ka = 1,8.10-5 
BĐ	0,1
TTCB 0,1-a a a	
	Ka = = 1,8.10-5 
	ĐK a<<0,1 Þ a = 1,34.10-3.
	Vậy: [H3O+] = 1,34.10-3 Þ pH = 2,87.
.........................................................................................................................	......
Để tính [Cr] ta dùng cân bằng (3)
	HCr + H2O Cr + H3O+ 	K2 = 10-6,5 
TTCB 1,27.10-3 -b b 1,34.10-3	
Ta có: = 3.10-6
ĐK: b<< 1,27.10-3 Vậy: [Cr] = 3.10-6 (M).
0,5
0,5
0,5
0,5
7
Sau khi trộn, 
Vì môi trường axit mạnh nên bỏ qua sự tạo phức hiđroxo của ion kim loại
 Pb2+ + 2IO3- D Pb(IO3)2 K3 = 1012,61 >> phản ứng hoàn toàn
Cbđ 0,02	 0,13
[ ] 0 0,09
 Cu2+ + 2IO3- D Cu(IO3)2 K4 = 107,13 >> ® phản ứng hoàn toàn 
Cbđ 0,03	 0,09
[ ] 0 0,03
Thành phần giới hạn của dung dịch Y gồm: Pb(IO3)2; Cu(IO3)2; IO3-; H+; Na+; NO3-
Có các cân bằng:
	Pb(IO3)2 D Pb2+ + 2IO3-	(4)	K3-1 = 10-12,61
	Cu(IO3)2 D Cu2+ + 2IO3-	(5)	K4-1 = 10-7,13
Vì K3-1 << K4-1 nên ta tính theo cân bằng (5), bỏ qua cân bằng (4).
	Cu(IO3)2 D Cu2+ + 2IO3- (5)	K4-1 = 10-7,13
Cbđ	 0,03
[ ] x 0,03 + 2x
Theo cân bằng (5): << 0,03
® Nồng độ IO3- coi như không đổi.
.................................................................................................................................
	Pb(IO3)2 D Pb2+ + 2IO3-	(4)	K3-1 = 10-12,61
Cbđ	 0,03
[ ] y 0,03 + 2y
Theo cân bằng (5): y = 2,727.10-10.
Thế của điện cực Cu nhúng vào dung dịch Y là
 0,216(V).
Vì [Pb2+] rất nhỏ ® không oxi hóa được Cu.
...........................................................................................................................
* Xét dung dịch Z:
	Ag+ + I- D AgI	K6 = Ks-1 = 1016 >> 
 	Cbđ 0,01	 0,04
	Sau 0 0,03
Thành phần giới hạn của dung dịch: AgI; I-; Na+, NO3-
	AgI D Ag+ + I- 	K6-1 = 10-16
	Cbđ 0 0,03
	[ ]	 x 0,03 + x
 	x = 3,333.10-15
Thế điện cực Ag nhúng vào dung dịch Z là:
.................................................................................................................................
Vì nên sơ đồ pin là
(-) Ag│AgI, I- 0,03M || Pb(IO3)2; Cu(IO3)2; IO3- 0,03M│Cu (+)
0,5đ
0,5
0,5
0,5
8
2NaCl + H2SO4 ® Na2SO4 + 2HCl↑	
2NaBr + 2H2SO4 ® Na2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O
8NaI + 5H2SO4 ® 4Na2SO4 + H2S↑ + 4I2 + 4H2O
Vậy hỗn hợp khí Y gồm: HCl, SO2, H2S
SO2 + 2H2S ® 3S↓ + 2H2O 
.
Chất tan duy nhất là HCl. Gọi số mol của SO2 là x
® * mNaCl = 9,44 – 103.2x - 150.16x
 * nNaCl = nHCl = 0,0575 – 3x
..
Từ các phương trình trên ® x = 0,0025 mol
® nNaCl = 0,05 mol ® mNaCl = 58,5.0,05 = 2,925 gam
mNaBr = 0,005 . 103 = 0,515 gam 
mNaI = 0,04 . 150 = 6 gam.
1đ
0,5
0,5
9
a) A tác dụng với CO2 tạo nên B là cacbonat kiềm (chỉ cacbonat kim loại kiềm mới dễ tan trong nước) và khí D thoát ra là oxi. Gọi MxOy là công thức của A
Phương trình các phản ứng : 
(1) 2MxOy + xCO2 ® xM2CO3 + (y-0,5x)O2 
(2) M2CO3 + Ba(NO3)2 ® BaCO3 + 2MNO3 
(3) 2Cu + O2 ® 2CuO
.. 
Sự tăng khối lượng của ống đựng đồng nung nóng bằng khối lượng của oxi đã phản ứng với đồng nên: 
Số mol O2 = 6,72 : 32 = 0,21 (mol) 
Theo phản ứng (2) 
Số mol BaCO3 = số mol M2CO3 = 25,78 : 197 = 0,14 (mol) 
Số mol M = 2 số mol M2CO3 = 0,28 (mol) 
Từ (1) suy ra . 
Vậy CTPT đơn giản nhất của A là MO2 
Số mol MO2 = số mol M = 0,28 (mol) 
= 29,2 : 0,28 = 117,5 Þ MM = 117,5 – 32 = 85,5 Þ M : Rb
Công thức của ban đầu là RbO2 
b) Phương trình hóa học : 
RbO2 + O3 ® RbO3 + O2 
2RbO2 + 2NH3 ® 2RbOH + N2 + 2H2O 
2RbO2 + 2HCl ( loãng ) ® 2RbCl + H2O2 + O2 	
0,5
0,5
0,5
0,5
10
a) a)
 (CH3)2O(k) 	CH4 (k) 	+	CO(k)	+	H2(k)
to = 0	 Po 
t	 Po – P	 P	 P	 P
Þ Ở thời điểm t thì áp suất của cả hệ là: Ph = Po + 2P Þ P = (Ph – Po)/2.
Þ Ở thời điểm t, = Po – P = .
Suy ra, ở thời điểm:
 	* t = 0 s thì = 400 mm Hg
 	* t = 1550 s thì = 200 mm Hg
 	* t = 3100 s thì = 100 mm Hg
 	* t = 4650 s thì = 50 mm Hg
Vì nhiệt độ và thể tích bình không đổi nên áp suất tỉ lệ với số mol khí. Ta nhận thấy, cứ sau 1550 giây thì lượng (CH3)2O giảm đi một nửa. Do đó, phản ứng phân hủy (CH3)2O là phản ứng bậc 1 với t1/2 = 1550 s.
b) Hằng số tốc độ của phản ứng là: k = ln2 / t1/2 = 0,693 / 1550 = 4,47.10-4 s-1.
c) Ta có:
	Pt = Po.e-kt = 400.= 325,7 (mm Hg)
Þ P = Po – Pt = 400 – 325,7 = 74,3 (mm Hg)
Þ Áp suất của hệ sau 460 giây là: Ph = Po + 2P = 400 + 2.74,3 = 548,6 (mm Hg)
Phần trăm (CH3)2O bị phân huỷ = .100% = 18,58 %
1,0
0,5
0,5
(Thí sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2015- OLP_Vinh Phuc.doc