Đề cương và đáp án ôn tập học kì II Địa lí lớp 9

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương và đáp án ôn tập học kì II Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương và đáp án ôn tập học kì II Địa lí lớp 9
Đề cương Địa Lý học kì 2
STT
Nội dung câu hỏi
Trả lời
Trắc nghiệm
1
Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển kinh tế biển?
- Vì biển ấm, ngư trường rộng, gần đường hàng hải quốc tế.
2
Yếu tố nào là thế mạnh trong phát triển lúa nước ở Đb.Sông Cửu Long?
- Diện tích trồng lúa và năng suất lúa cao nhất.
- Cây ăn quả nhiều nhất.
- Diện tích đất nông nghiệp cao nhất.
3
Đảo nào có diện tích lớn nhất ở nước ta?
- Đảo Phú Quốc.
4
Vùng biển phía Nam nước ta có điều kiện phát triển ngành kinh tế nào?
- Ngành du lịch biển đảo.
- Đánh, bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
- Giao thông vận tải.
- Khai thác, chế biến hải sản biển.
5
Kể tên những đảo có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
6
Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi gì cho nghề muối phát triển?
- Nắng nóng quanh năm, biển mặn, bãi cát sạch.
7
Chiều dài đường bờ biển nước ta là bao nhiêu?
- 3260 km.
8
Đặc điểm nổi bật nhất trong phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
- Có ngành công nghiệp phát triển và giá trị sản xuất công nghiệp cao.
à Khai thác dầu mỏ nội bật nhất nước.
Tự luận
9
Nêu đặc điểm của ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta.
 - Biển nước ta có một số khoáng sản chính: muối, dầu khí, oxit titan, cát trắng.
 + Muối được sản xuất từ Bắc à Nam nhưng tập trung chủ yếu ở ven biển Nam Trung Bộ.
 + Biển Việt Nam có nhiều dầu khí tập trung ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. Hiện nay đã hoàn thành xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và đưa vào hoạt động.
 + Dọc bờ biển có nhiều mỏ cát trắng, là nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất thủy tinh, pha lê.
10
Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? Nêu những biện pháp để bảo vệ.
* Phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo vì:
 - Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh chóng.
 - Nguồn lợi hải sản cũng giảm mạnh, kích thước nhỏ, 1 số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
 - Ô nhiễm môi trường biển tăng nhanh, chất lượng biển giảm, tác động mạnh tới du lịch.
* Biện pháp: Việt Nam tham gia cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển:
 - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
 - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
 - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
 - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
 - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
11
Hãy trình bày những nét chung về điều kiện tự nhiên giúp Hà Nội phát triển kinh tế?
* Thuận lợi:
 - Có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm Đb.Sông Hồng, địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, dồi dào nhiệt ẩm, ánh sáng thích hợp cho nông nghiệp.
 - Tài nguyên phong phú: nông sản, hải sản, thủy sản và nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa.
* Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, ô nhiễm môi trường và sự khai thác tài nghuyên không hợp lý của con người.
12
Hãy nêu đặc điểm ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản ở nước ta.
a. Tiềm năng:Diện tích nuôi trồng rộng lớn, trữ lượng hải sản phong phú, nhiều ngư trương lớn... 
 - Nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó 1 trong 10 loài có giá trị kinh tế cao.
 - Có trên 100 loài tôm, ngoài ra còn nhiều loài đặc sản quý.
 - Hiện nay, ta mới chỉ khai thác được 500.000 tấn trên tổng 4 triệu tấn cá biển, chủ yếu là đánh bắt ven bờ.
b. Tình hình phát triển:
 - Sản lượng hải sản tăng và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 
 - Nhiều cơ sở chế biến ở các địa phương.
c. Hạn chế:
 - Phương tiện đánh bắt thô sơ.
 - Trình độ kĩ thuật hạn chế.
 - Cơ sở chế biến quy mô nhỏ.
 - Thị trường thiếu ổn định. 
d. Giải pháp:
 - Ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ.
 - Đầu tư kỹ thuật đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
 - Hiện đại hóa các cơ sở chế biến hải sản.
13
Sự phân chia hành chính Hà Nội qua các thời kỳ?
- 1010: Lý Công Uẩn rời đo từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
- 1428: Lê Lợi đánh tan quân Minh, đổi tên Thăng Long thành Đông Đô.
- 1805: Vua Gia Long đổi tên Đông Đo thành Thăng Long.
- 1831: Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội.
- 1888: Tổng thống Pháp kí xác lệnh thành lập TP.Hà Nội.
- 1945: Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ Đô. Lúc này gồm 5 phố nội thành và 120 xã ngoại thành.
- 1954 - 2008: Hà Nội mở rộng diện tích nhiều lần và hiện nay có 29 đơn vị hành chính, quận, huyện, thị xã và 575 phường, xã, thị trấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_hk2_lop_9.docx