Ôn Tập Lịch Sử 1. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì: + Đây là cuộc k/n có quy mô lớn đị bàn rộng bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. + Lãnh đạo cuộc k/n là các văn thân sĩ phu có ý trí kiên quyết sáng suốt, chiến thuật thích hợp linh hoạt được nhân dân hết lòng ủng hộ về vật chất và tinh thần.( người kinh,người dân tộc tiểu số..) + Thời gian cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (10 năm) + Tính chất ác liệt chống lại thực dân Pháp và triều đình PK mù nhìn. + Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, chỉ huy thống nhất + Nghĩa quân tự rèn đúc giới khí , tích trữ lương thực (tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp) 2. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với phong trào Cần Vương. Đặc điểm khác Khởi nghĩa Yên Thế Phong trào Cần Vương Thời gian 1884à1913 1885à1896 Nguyên nhân TDP mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng => ND đấu tranh chống P bảo vệ cuộc sống của mình. Xuất phát từ lòng yêu nước và “Chiếu Cần vương” Lãnh đạo Xuất thân nông dân Các văn thân, sĩ phu yêu nước Mục tiêu đấu tranh Bảo vệ vùng đất địa phương , bảo vệ cuộc sống Đấu tranh GPDT. Phù vua cứu nước lập lại chế độ PK có chủ quyền. Tính chất Dân tộc( tự phát) Dân tộc (phạm trù PK) 3. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế: - Khởi nghĩa Yên Thế, đã khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần kiên cường bất khuất, mưu trí dũng cảm của nhân dân ta. - Thể hiện tinh thần quật khởi, sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức khởi nghĩa vũ trang, về phương pháp, về chiến thuật, về xây dựng căn cứ, về giai cấp lãnh đạo - Góp phần làm chậm quá trình xâm lược, bình định trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp. 4. Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước qun xâm lược. Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các Hiệp ước 1862,1874,1883 và 1884. + Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì dâng cho Pháp=> chứng tỏ bước đầu triều đình đầu hàng TDP + Hiệp ước Giáp Tuất 1874: triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. + Hiệp ước Quý Mùi 1883 (Hác măng): triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế... Như vậy các điều khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề. - Ngày 6/6/1884 triều đình kí hiệp ước Pa tơ nốp nội dung giống hiệp ước Hác Măng. Hiệp ước này đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình PK với tư cách là quốc gia độc lập thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa PK.Tóm lại thông qua các hiệp ước mà triều đình đã kí thì triều đình Huế đã từng bước đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ. 5. Nhận xét về phong trào chống pháp cuối thế kỉ XIX . - Người lãnh đạo cuộc k/n chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước. - Lực lượng tham gia đông đảo có các tầng lớp nhân dân đông nhất là nông dân. - Nghĩa quân đều có tinh thần chống Pháp quyết liệt như k/n Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.. - Quy mô : diễn ra khắp Bắc trung kì và Bắc kì. - Các cuộc k/n đều chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến( khẩu hiệu cần vương) chỉ đáp ứng một phần nhỏ trước những yêu cầu của dân tộc không đáp ứng được một cách triệt để. - Người lãnh đạo cuộc k/n chiến mạo hiểm chưa tính đến kết quả lâu dài, chiến lược sai lầm thiếu liên hệ với nhau. - Không phát triển thành cuộc k/n toàn dân toàn quốc. -Thiếu lí luận cách mạng đúng đắn. - Mục đích khôi phục chế độ PK, nhưng cuối cùng các phong trào đều thất bại . 6. Vì sao vào nửa cuổi thế kỉ XIX ở Việt Nam các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách? Vì:Vào những năm 60 của thế kỉ XIX,trong khi thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam kì....triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, khiến cho kinh tế, xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng.. + Trước tình trạng khốn đốn của đất nước + Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân muốn cho nước nhà được giàu mạnh. Chỉ thể đương đầu với các cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, từ đó khiến các sĩ phu mạnh dạn đưa ra đề nghị cải cách đổi mới về nội trị. Ngoại giao – kinh tế – văn hóa của nhà nước phong kiến 7. Lí do cơ bản nhất mà các đề nghị cải cách không thực hiện được . Vì cc đề nghị cải cch mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc chưa xuất pht từ những cơ sở bn trong, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản thời đại.(SGK) - Triều đình PK bảo thủ bất lực trong việc thích ứng hồn cảnh nn khơng chấp nhận những thay đổi từ trối mọi cải cách.(SGK..) - Triều đình thiếu quyết tâm cải cách đổi mới.
Tài liệu đính kèm: