Đề cương ôn thi học kỳ I lớp 11 môn vật lý

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1062Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ I lớp 11 môn vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kỳ I lớp 11 môn vật lý
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I LỚP 11
Câu 18: Giải thích tại sao các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau? 
Mỗi kim loại khác nhau về:
- Cấu trúc mạng tinh thể
- Sự mất trật tự (chuyển động nhiệt của các ion, sự lệch mạng hoặc có tạp chất) trong mạng tinh thể
làm cho sự cản trở chuyển động có hướng của các elctron tự do cũng khác nhau nên điện trở suất khác nhau.
Câu 19: Thế nào là quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí và quá trình dẫn điện tự lực của chất khí? Kể tên các kiểu phóng điện tự lực thường gặp.
- Dẫn điện không tự lực: biến mất khi không còn tác nhân ion hóa.
- Dẫn điện tự lực: duy trì được nhờ tự tạo ra hạt tải điện ban đầu và nhân số hạt tải điện ấy lên nhiều lần nhờ dòng điện chạy qua.
 VD: tia lửa điện, hồ quang điện. 
Câu 20: Hồ quang điện là gì? Có thể tạo ra hồ quang điện bằng cách nào?
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
Điều kiện tạo ra hồ quang điện:
- Làm cho hai điện cực nóng đỏ đến mức có thể phát xạ nhiệt electron (phát xạ nhiệt điện tử).
- Tạo ra điện trường đủ mạnh giữa hai điện cực để ion hóa chất khí, tạo ra tia lửa điện giữa hai điện cực. Khi đó quá trình phóng điện tự lực được duy trì. Nó tạo ra một cung sáng chói nối hai điện cực gọi là hồ quang điện.
Câu 21:Giải thích nguyên nhân gây ra điện trở trong kim loại? 
Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại 
Câu 22: Vì sao khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc nấp dưới gốc cây to mà nên nằm dán người xuống đất?
- Khi có cơn giông, các đám mây gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tích điện dương. 
Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế lớn. Ở những chổ trên mặt đất nhô cao (như các cây to, các vật nhọn) là những nơi có điện trường mạnh nhất, sẽ hình thành tia lửa điện giữa đám mây và nơi nhô cao đó. Do đó ta không nên nấp dưới tán cây to.
Câu 23: Tia lửa điện là gì? Ứng dụng của tia lửa điện?
Tia lửa điện là sự phóng điện tự lực trong chất khí 
 khi điện trường đạt tới khoảng 3.106V/m ( hay hiệu điện thế đủ mạnh ) biến phân tử khí trung hòa thành các ion+ và các electron tự do
Ứng dụng : giải thích hiện tượng sét trong tự nhiên hay bugi trong động cơ xe
Câu 24: Mắc hai đầu một đoạn dây điện trở bằng kim loại vào một hiệu điện thế không đổi thì đoạn dây bị nóng đỏ lên. Nếu khi đó nhúng một nửa đầu dây xuống nước để làm lạnh thì nửa đầu dây còn lại sẽ nóng đỏ hơn hay bớt nóng đỏ? Giải thích?
Khi làm lạnh một đầu dây kim loại thì điện trở phần đó giảm, kết quả làm cho cường độ dòng 
điện tăng lên và đầu còn lại sẽ nóng đỏ hơn
Câu 25: Dùng thuyết electron để giải thích tại sao khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại tăng , còn điện trở của chất điện phân lại giảm ?
- Khi nhiệt độ tăng, các ion kim loại càng dao động mạnh nên độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại càng tăng, càng làm tăng sự cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do nên điện trở của kim loại tăng lên .
- Khi nhiệt độ tăng, số phân tử chất tan phân li thành các ion nhiều hơn , chuyển động nhiệt của các ion về các điện cực tăng lên , làm cho độ dẫn điện tăng và điện trở của chất điện phân giảm
Câu 26: Vì sao chân không không dẫn điện? Nêu cách tạo ra hạt mang điện trong điốt chân không. Phát biểu bản chất dòng điện trong chân không.
- Chân không môi trường không có phân tử khí nên hòan toản không có chứa hạt tải điện. Do đó chân không không dẫn điện
- Trong điốt chân không người ta tạo ra hạt tải điện bằng cách đốt nóng catốt, thì từ catốt sẽ có các electron phát xạ nhiệt vào chân không
Cường độ dòng điện :
Nguồn
Tải (đoạn mạch)
Công
= Png.t
= P.t
Công suất
= I2R
Hiệu suất
Định luật Jun-Lenxơ
Định luật Ôm đối với toàn mạch
UN = I.RN = E – I.r
Ghép nối tiếp
Ghép song song
Ghép HH đối xứng
Cực âm (-) mắc nối cực dương (+)
Cực âm mắc chung, cực dương mắc chung 1 điểm
Ghép thành n dãy, mỗi dãy có m nguồn
Nếu có n nguồn giống nhau mắc nối tiếp :;
Tổng số nguồn N = m.n
Điện trở vật dẫn kim loại :
Điện trở theo cấu tạo : trong đó là điện trở suất, đơn vị : 
Sự phụ thuộc của điện trở suất và điện trở theo nhiệt độ : 
 trong đó : hệ số nhiệt điện trở, đơn vị K-1
Suất điện động nhiệt điện:
E = aT.(T1-T2)= aT .DT = aT(t1-t2)
aT hệ số nhiệt điện động, đơn vị K-1, phụ thuộc vào vật liệu làm cặp nhiệt điện ; 
BỘ 26 CÂU HỎI LY THUYẾT THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI
CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH CÓ THỂ VÀO WEBSITE:
DAYKEMCACMON.VN
ĐỂ DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Tài liệu đính kèm:

  • docxBO_26_CAU_HOI_LY_THUYET_ON_THI_HOC_KY_I_NAM_20152016.docx