Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 11

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 30/06/2022 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 11
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN SỬ 
LỚP 11A4
·CHỦ ĐỀ 1: NHẬT BẢN
Nội dung sự kiện năm 1854?
 Mạc phủ kí với Mĩ hiệp ước, buộc Nhật mở cửa biển Si-mô-đa và Ha-koo-đa-tê cho người Mĩ buôn bán thông thương bình đẳng. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức ép Nhật kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.
Thời gian Thiên Hoàng Minh trị lập ra chính phủ mới: Tháng 1/1868
Nội dung cơ bản của chế độ chính trị được quy định trong hiến pháp năm 1889 ở Nhật:
Nhật Bản là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến. Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nằm giữ mọi quyền hành. Duy trì tính "thiêng liêng bất khả xâm phạm"là phải thi hành nghĩa vụ của thần dân và không được cản trở quyền hành sự đại quyền của Thiên hoàng.
4. Bài học kinh nghiệm cho VN trong quá trình tiến hành cuộc đổi mới đất nước ta từ cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật?????
·CHỦ ĐỀ 2: Trung Quốc
1. Thời gian và địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc: Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước.
2. Người dứng đầu của cuộc vận động Duy Tân: Tôn Trung Sơn
3. Ý nghĩa cơ bản của cách mạng Tân Hợi 1911: 
+ Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc.
+ Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam
+ Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
4. Tính không triệt để và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi 1911:
a) Tính không triệt để:
- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến .
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
b) Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập Trung Hoa Dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
5. Hậu quả của việc Triều đình Mãn Thanh ký với các nước điều ước Tân Sửu (1901):
Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
·CHỦ ĐỀ 3: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Đại biểu xuất sắc nhất của nền bi kịch Pháp ở tk XVII: Piecoocnây(1606-1684) đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch bi kịch cổ điển Pháp, [Phông-ten (1621 - 1695) là nhà ngụ ngôn, nhà văn cổ điển Pháp. Mô-li-e (1622 - 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp...]
Tác giả của bộ tiểu thuyết những người khốn khổ: 
Victor Hugo (26/2/1802 tại Besancon 22/5/1885 tại Paris)
Vai trò quan trọng của Văn học, nghệ thuật tư tưởng ở buổi đầu thời cận đại?????
·CHỦ ĐỀ 4: Liên Xô xây dựng CNXH (1921-1942)
Thời gian Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước: Năm 1921
Nội dung cơ bản chính sách kinh tế mới ở Liên Xô: 
- Nông nghiệp  : thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa  bằng thu thuế lương thực , (ban hành thuế nông nghiệp.)
- Công nghiệp:
           +Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
           +Tư nhân  xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
           +Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
           + Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt .
-Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa..
Bốn nước Cộng hòa Xô viết trong liên bang CHXHCN Xô viết thành lập tháng 12/1922: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Phân biệt bản chất của chính sách kinh tế mới so với những chính sách kinh tế của Nga Xô viết trước tháng 3/1921:
Nga Xô viết trước tháng 3/1921
Chính sách kinh tế mới
- Nhà nước kiểm soát toàn bộ công nghiệp 
- Trưng thu lương thực thừa của nhân dân 
- Thi hành chính sách lao động cưỡng bức với toàn dân 
- Nông nghiệp : Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, tự do buôn bán
- Công nghiệp : 
+Khôi phục công nghiệp nặng.
+Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
+Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt
- Thương nghiệp và tiền tệ : Tự do buôn bán trao đổi, phát hành đồng Rúp.
4. Điểm giống nhau về thời gian trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ 2 của Liên Xô: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) đều được hoàn  thành trước thời hạn.
- Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
- Sản lượng công nghiệp lớn;ngông ngiệp:diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hóa.
- Về văn hóa-giáo dục, Liên Xô đã xóa nạn mũ chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
· CHỦ ĐỀ 5: Tình hình các nước Tư bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
Các nước thắng trận trong thế giới thứ Nhất thu được nhiều lợi lộc từ sau Hội nghị Vecsxai-Oaasinhton: gồm Các nước tư bản( Anh, Pháp, Mĩ, Nhật)
Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế(1929-1933) 
- Nhóm các nước Anh-Pháp-Mỹ: tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
- Nhóm Đức-Ý-Nhật: phát xít hóa chế độ thống trị.
3.Thời gian và địa điểm đầu tiên bùng nổ khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản: 10/1929 ở Mỹ.
¬§§¤*CHÚC CÁC SỬU NHI THI TỐT NGHE*¤§§®

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ky_1_mon_lich_su_lop_11.doc