Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 6 - Bùi Xuân Hạnh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 540Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 6 - Bùi Xuân Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 6 - Bùi Xuân Hạnh
đề cương ôn tập vật lí 6 – kì i
GV: Bùi Xuân Hạnh
Câu 1: Đổi các đơn vị sau
 1. 2,5km = ............. m = ......... .......cm
 2. 1234mm = ...........m = ................. hm = .................km
 3. 250m = ............. dm = .................. mm
 4. 3,2 m3 = ..................... dm3 = ........................cm3 = ............................cc
 5. 4,5 m3 = ........................... l = .............................. ml
 6. 123l = ...................... cm3 = ..................... cc = ..................... m3
 7. 3kg = ................... g; 4562kg = ............. tạ =............ tấn.
 8. m = 235kg thì P = .............N; m = 560g thì P = ...........N
 P = 240N thì m = ......... kg; P = 28N thì m = ............ kg
Chú ý: 1dm3 = 1l ; 1cm3 = 1cc; 1cm3 = 1 ml = 1cc
Câu 2: Hãy kể tên các loại thước đo độ dài? Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy
Trả lời: Các loại thước đo độ dài: Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp..... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước như vậy để có thể chọn thước đo phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Chẳng hạn thước dây để đo các độ dài cong như vòng ngực, thước cuộn dùng đo các độ dài lớn, thước kẻ để đo các độ dài ngắn và thẳng.
Câu 3: Khi dùng thước đo độ dài cần chú ý đến những yếu tố nào? Nêu đặc điểm các yếu tố đó?
Trả lời: Cần chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Giới hạn đo của thước là giá trị lớn nhất ghi trên thước đó.
ĐCNN của thước là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp của thước.
Câu 4: Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
TL: - Các loại ca đong, chai, lọ có ghi sẵn thể tích. Thường dùng để đong xăng, dầu, nước mắm...
- Các loại bình chia độ. Thường dùng để đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm.
- Xilanh, bơm tiêm. Thường dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc.
Câu 5: Khối lượng của vật là gì? Nêu đơn vị hợp pháp của khối lượng?
TL: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. đơn vị hợp pháp của khối lượng là kilôgam (kg).
Câu 6: Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Nếu chỉ có hai lức tác dụng lên vật mà vật đang đứng yên vẫn tiếp tục đứng yên thì đó là hai lực gì?
TL: - Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.
 - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- Đó là hai lực cân bằng.
Câu 7: Một lực tác dụng vào vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho ví dụ minh hoạ?
TL: Lực tác dụng vào vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật bị biến dạng. Cũng có thể vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng vật.
Ví dụ: - Xe đạp đang đi ta bóp phanh thì xe chuyển động chậm lại.
- Ta kéo một sợi dây cao su thì sợi dây đó dài ra.
- Khi ta đá vào quả bóng thì quả bóng lăn đi đồng thời quả bóng bị biến dạng.
Câu 8: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Đơn vị của lực?
TL: Trọng lực là lực hút của trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về trái đất. 
Đơn vị của lực là Neutơn kí hiệu là N. Trọng lượng quả nặng 100g bằng 1N.
Câu 9: a. Lực kế dùng để làm gì? Hãy nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản? Nêu cách dùng lực kế để đo một lực?
b. Hãy nêu mối quan hệ giữa khối lượng và trong lượng?
Một vật có khối lượng 1,5 tấn thì có trong lượng bằng bao nhiêu Niutơn?
TL: 
a. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. đo lực kéo, lực đẩy, có lực kế đo được cả lựa kéo và lực đẩy.
 Cấu tạo của lực kế lò xo: Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn chặt vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt bảng chi độ.
 Cách đo lực :
Trước khi đo lực ta phải điều chỉnh để kim chỉ thị chỉ số 0.
Cho lực cần đo tác dụng vào móc của lực kế 
Cầm vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
b. Khối lượng m (kg) và trọng lượng P(N) của một vật liên hệ với nhau bởi công thức 
 P = 10. m.
 Vật có khối lượng m = 1,5 tấn = 1500kg thì có trọng lượng là 
 P = 10.m = 10.1500 = 15 000N
Câu 10: a. Khối lượng riêng của vật là gì? Nêu công thức tính khối lượng riêng ? Đơn vị của khối lượng riêng
b. Trọng lượng riêng của vật là gì? Nêu công thức tính trọng lượng riêng ? Đơn vị của trọng lượng riêng
TL: a. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. 
Công thức tính khối lượng riêng là: D = ; trong đó m là khối lượng (kg), V là thể tích của vật (m3). Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3)
b. a. Trọng lượng riêng của một chất là trọnglượng của một mét khối chất đó. 
Công thức tính trọng lượng riêng là: d = ; trong đó P là trọng lượng (N), V là thể tích của vật (m3). Đơn vị của trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối (N/m3)
Câu 11: Hãy nêu các loại máy cơ đơn giản? Nêu tác dụng của mặt phẳng nghieng và đòn bẩy?
TL: Có 3 loại máy cơ đơn giản là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc (ròng rọc cố định và ròng rọc động)
Tác dụng của mặt phẳng nghiêng: Giúp ta đưa một vật lên cao với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật đó.
Tác dụng của đòn bẩy: Giúp ta di chuyển một vật trên mặt phẳng nằm ngang với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 12: a. Nêu cách đo thể tích của vật bằng bình chia độ, bằng bình tràn? 
 b. Một bình chia độ có chứa 56cm3 nước, sau khi bỏ một vật không thấm nước vào bình chia độ thì thấy thể tích trong bình chia độ lúc này là 100cm3. Hỏi thể tích của vật đó bằng bao nhiêu?
TL
a. Khi vật bỏ vừa bình chia độ ta dùng bình chia độ để đo thể tích:
Cách đo như sau: - Trước hết cho chất lỏng vào bình chia độ đến thể tích V1.
- Sau đó cho vật cần đo vào bình chia độ thì mực chất lỏng trong bình đâng lên thể tích V2 
- Thể tích V của vật cần đo là: V = V2 – V1.
* Khi vật không bỏ vừa bình chia độ ta dùng bình tràn và tiến hành như sau:
- Cho chất lỏng vào bình tràn đến miệng ống tràn và hứng bình chứa dưới ống tràn.
- Cho vật cần đo thể tích vào bình tràn thì lượng chất lỏng sẽ tràn qua ống tràn vào bình chứa, chờ cho đến khi không tràn nữa.
- Lấy chất lỏng ở bình chứa cho vào bình chia độ rồi đọc số chỉ trên bình chia độ thì đó là thể tích của vật cần đo.
b. Thể tích chất lỏng khi chư có vật là V1 = 56cm3; thể tích chất lỏng khi đã có vật là 
V2 = 100cm3 thì thể tích của vật là: V = V2- V1 = 100 – 56 = 44cm3
Câu 13: Lấy hai ngón tay ép một lò xo lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay.
TL: Ngón tay tác dụng lực ép lên lò xo còn lò xo tác dụng lực đẩy lên ngón tay. Hai lực này là hai lực cân bằng.
Câu 14: Lực kế lò xo trong trường học có thang chia độ là Neutơn. Nhưng lực kế lò so mà người đi chợ mang theo có thang chia độ là kg. Giải thích vì sao người ta lại làm như vậy?
TL: Trong trường học ta cần đo lực tác dụng và trọng lượng của vật nên dùng thang chia độ là Neutơn, còn người đi mua hàng cần đo khối lượng của vật nên dùng thang chia độ là kg. Người ta làm như vậy là dựa theo công thức P = 10m. Nghĩa là cứ 1N thì ứng với 100g hay 10N ứng với 1kg.
Câu 15: Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải thì càng rễ dể hơn? Tại sao khi đi xe đạp lên dốc ta không đi thẳng mà thường đi ngoằn ngoèo?
TL: - Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ nghĩa là dề đi hơn. (Mặt phẳng nghiêng càng dài thì đưa vật lên càng dễ dàng hơn).
- Đi như vậy là đi theo đường ít nghiêng hơn nên tốn ít lực nâng người hơn.
Câu 16: 
a. Khi treo một vật bằng một sợi dây, sau khi vật đứng yên thì lực chịu tác dụng của những lực nào? Các lực đó có đặc điểm gì?
b. Nếu dùng kéo cắt sợi dây thì hiện tượng gì xảy ra? Vì sao lại như vậy?
 Vật nặng
TL: 
a. Sau khi đứng yên vật chịu tác dụng của hai lực là sức căng của sợi dây hướng lên trên và trọng lực của vật hướng xuống dưới. Hai lực đó là hai lực cân bằng mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
b. Khi cắt sợi dây thị vật rơi xuống vì lúc đó không còn lực cân bằng nữa mà chỉ còn mình trọng lực tác dụng lên vật nên vật rơi về phía mặt đất.
Câu 17: Bạn An dùng cân Rôbéc van để cân một vật, sau khi bổ vật lên đĩa cân A, An bỏ lần lượt các quả cân có khối lượng: 5g, 10g, 15g, 15g, 20g, 2g lên đĩa cân B thì thấy cân thăng bằng. Hỏi vật đó nặng bao nhiêu gam.
Giải: Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân B là:
 5 + 10 + 15 + 15 + 20 + 2 = 67g
 Vì cân thăng bằng nên tỏng khối lượng quả cân bằng khối lượng vật. Vậy vật có khối lượng là: 67g.
Câu 18: Một hộp sữa có khối lượng 397g và thể tích là 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa theo đơn vị kg/m3
 Giải: Ta đổi: m = 397g = 0,397kg; V = 320cm3 = 0,000320m3
 Khối lượng riêng của sữa là: D = = 1240kg/m3
	Đ/S: 1240kg/m3
Câu 19: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 50dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là: 7800kg/m3
Giải: Đổi V = 50dm3 = 0,050m3, D = 7800kg/m3
Khối lượng của dầm sắt là: m = D. V = 7800. 0,050 = 390kg.
Trọng lượng của dầm sắt là: P = 10.m = 10. 390 = 3900N
 Đ/s: 390kg; 3900N.
Câu 20: Một hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Giải: Đổi V1 = 1200cm3 = 0,0012m3; V2 = 192cm3 = 0,000192m3
Thể tích của viên gạch không tính hai lỗ là: 
 V = V1 – 2.V2 = 0,0012 – 2. 0,000192 = 0,000816m3
Khối lượng rieng của gạch là: D = kg/m3
Trọng lượng riêng của gạch là: d = 10.D = 10.1960, 8 = 19608N/m3
Câu 21: Một vật ở trên trái đất có khối lượng m và trọng lượng P. Nếu đem vật đó ra ngoài khoảng không vũ trụ thì khối lượng và trọng lượng thay đổi như thế nào? Vì sao?
TL: Khối lượng của vật không đổi vì khối lượng là lượng chất chứa trong vật.
Còn trọng lượng của vật sẽ thay đổi vì trọng lượng của vật là trọng lực (lực hút của trái đất tác dụng lên vật). Khi ra ngoài khoảng không vũ trụ không còn lực hút của trái đất nữa thì trọng lượng của vật bằng 0.
Chúc các em thi đạt kết quả cao!
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docOn VLI 6 - KI.doc