Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 617Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ KHỐI 11 CƠ BẢN HỌC KỲ I
Năm hoc: 2016-2017
I. TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông: Nội dung, biểu thức định luật Cu-lông.
Bài 2 Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích:
	- Cơ sở, nội dung thuyết electron (gồm 3 nội dung). Giải thích sự nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.
Bài 3. Điện trường. Cường độ điện trường
	- Định nghĩa điện trường, công thức tính cường độ điện trường do điện tích gây ra.
	- Nguyên lí chồng chất điện trường
Bài 5. Điện thế hiệu điện thế:
	- Định nghĩa hiệu điện thế,công thức liên hệ giữa U & E
Bài 6. Tụ điện	
	- Công thức, đơn vị điện dung của tụ điện 
CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Bài 7. Dòng điện không đổi – Nguồn điện
	- Định nghĩa dòng điện không đổi, hiện tượng đoản mạch, suất điện động của nguồn điện. 
Bài 8. Điện năng – Công suất điện
	- Công thức tính công, công suất của nguồn điện
Bài 9. Định luật Ôm đối với toàn mạch
- Phát biểu nội dung và viết công thức định luật Ôm với toàn mạch
	- Công thức tính hiệu suất của nguồn
Bài 10. Ghép các nguồn điện thành bộ
	- Bộ nguồn nối tiếp, bộ nguồn song song
Chương III: Dòng điện trong các môi trường: Kim loại, chất khí,chất điện phân.
- Nêu được bản chất dòng điện trong kim loại , dòng điện trong chất điện phân, dòng điện trong chất khí.
- Sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ, hiện tượng siêu dẫn.
- Phát biểu nội dung,viết công thức của các định luật Fa –ra – đây, công thức Fa –ra – đây.
- Ứng dụng của hiện tượng điện phân
- Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện, hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện
II. TỰ LUẬN
Giải bài toán về toàn mạch 
BÀI TẬP THAM KHẢO 
A.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
Câu 3: Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).	B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).	D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 4: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm).	B. r = 0,6 (m).	C. r = 6 (m).	D. r = 6 (cm).
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.
Câu 6: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau.	B. hai quả cầu hút nhau.
C. không hút mà cũng không đẩy nhau.	D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
Câu 7: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.	B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.	 	D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 8: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 (μC).	B. q = 12,5.10-6 (μC).	C. q = 1,25.10-3 (C).	D. q = 12,5 (μC).
Câu 9: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0,450 (V/m).	B. E = 0,225 (V/m).	C. E = 4500 (V/m).	D. E = 2250 (V/m).
Câu 10: Vecto cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M có chiều như hình vẽ. Xác định dấu của điện tích Q. 
 Q M 
 A. Điện tích Q > 0 	 B. Điện tích Q < 0	
 C. Không thể xác định được dấu của Q	 D. Dấu của Q phụ thuộc vào chiều của 
Câu 11: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.
Câu 12: Hai điểm A và B nằm trên đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2 m. Độ lớn của cường độ điện trường đó là 1 000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là.
A. UAB = 500V.	B. UAB = 2 000 V.	C. UAB = 1 000 V.	D. UAB = 3 000 V.
Câu 13: Một tụ điện có điện dung C. Khi nạp điện cho tụ bởi hiệu điện thế 16 V thì điện tích của tụ là 8 µC. Nếu tụ đó được nạp điện bởi hiệu điện thế 40 V thì điện tích của tụ điện là
A. 20 µC.	B. 40 µC.	C. 60 µC.	D. 80 µC.
Câu 14: Tụ điện phẳng không khí có điện dung là 5 nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ điện có thể chịu được là 3.105 V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là
A. 2.10-6 C.	B. 2,5.10-6 C.	C. 3. 10-6 C.	D. 4. 10-6 C.
Câu 15: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 () mắc nối tiếp với điện trở R2 = 300 (), điện trở toàn mạch:
A. RTM = 200 ().	B. RTM = 300 ().	C. RTM = 400 ().	D. RTM = 500 ().
Câu 16: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là
A. U1 = 1 (V).	B. U1 = 4 (V).	C. U1 = 6 (V).	D. U1 = 8 (V).
Câu 17: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 () mắc song song với điện trở R2 = 300 (), điện trở toàn mạch là:
A. RTM = 75 ().	B. RTM = 100 ().	C. RTM = 150 ().	D. RTM = 400 ().
Câu 18: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch sẽ
A. tỉ lệ với điện trở toàn phần của mạch.	 B. tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch.
C. tỉ lệ với điện trở mạch ngoài. D. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
Câu 19: Hiện tượng đoản mạch của một nguồn điện là hiện tượng
A. mạch ngoài để hở. B. mạch ngoài có điện trở vô cùng lớn.
C. mạch ngoài có điện trở bằng 0. D. mạch ngoài có điện trở bằng điện trở trong của nguồn.
Câu 20: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s	B. kWh	C. W	D. kVA
Câu 21 : Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = Eit.	B. P = UIt.	C. P = Ei.	D. P = UI.
Câu 22: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 () được mắc với điện trở 4,8 () thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A).	B. I = 12 (A).	C. I = 2,5 (A).	D. I = 25 (A).
Câu 23: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 () được mắc với điện trở 4,8 () thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V).	B. E = 12,25 (V).	C. E = 14,50 (V).	D. E = 11,75 (V).
Câu 24: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 ().	B. R = 2 ().	C. R = 3 ().	D. R = 4 ().
Câu 25 : Ghép nối tiếp 4 pin giống nhau mỗi pin có suất điện động 4 V và điện trở trong 1. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là 
 A. 16 V và 1	 B. 4 V và 1	 C. 16 V và 4 D. 4 V và 0,25
Câu 26: Ghép song song 5 pin giống nhau loại 5 V - 2 thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
 A. 25 V và 2	 B. 5 V và 2	 C. 25 V và 10	 D. 5 V và 0,4
Câu 27: Một nguồn điện có suất điện động 10 V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để mắc thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 2A. Tính công của nguồn điện sinh ra trong thời gian 15 phút.
	A. 20 J	B. 18000 J	C. 300 J	 D. 150 J
Câu 28: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?
A. 	 B. m = D.V	C. 	D. 
Câu 29: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho AAg=108 (đvc), nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:
A. 1,08 (mg).	B. 1,08 (g).	C. 0,54 (g).	D. 1,08 (kg).
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng muối AgNO3.	B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
C. Dùng anốt bằng bạc.	D. Dùng huy chương làm catốt.
Câu 31: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ của kim loại
A. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột bằng không
B. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không
C. tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không
D. tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột bằng không
Câu 32: Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương dưới tác dụng của điện trường.
B. các ion âm dưới tác dụng của điện trường.
C. các ion dương cùng chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường 
D. các ion dương ngược chiều điện trường và ion âm cùng chiều điện trường
Câu 33: Tia lửa điện có thể xảy ra trong không khí ở điều kiện thường, khi điện trường đạt ngưỡng vào khoảng
	A. 3.104 V/m	B. 3.102 V/m 	C. 3.106 V/m	D. 3.103 V/m 
Câu 34: Bản chất của dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của 
A. các electron ngược chiều điện trường.
B. các ion dương theo chiều điện trường, các ion âm và các electron ngược chiều điện trường.
C. các ion dương theo chiều điện trường, của các electron ngược chiều điện trường.
D. các ion dương theo chiều điện trường, các ion âm ngược chiều điện trường.
Câu 35: Các hạt tải điện của chất khí là
A. electron.	B. các ion dương.
C. các ion âm.	D. các ion dương, ion âm và các electron.
Câu 36: Ứng dụng nào sau đây không thuộc về hồ quang điện?
A. Hàn điện.	B. Làm đèn chiếu sáng.
C. Làm nóng chảy vật liệu.	D. Mạ điện.
R2
R1
B.TỰ LUẬN: 
R3
E,r
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất
 điện động 6V và có điện trở trong không đáng kể. 
Các điện trở R1 = R2 = 30 ; R3 = 7,5. 
Tính điện trở tương đương của mạch ngoài;cường độdòng điện chạy trong toàn mạch; cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. 
E, r
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ:
||||
Có bộ nguồn (x = 12V; r = 1W), R1 = 15W và Đèn Đ (5V- 5W) 
RP
và một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4/Cu và điện trở của
RĐ
bình điện phân Rp = 10W. Tính
a. Cường độ dòng điện qua bình điện phân?	
R1
R1
R3
R2
Rp
E, r
b. Khối lượng Cu bám vào Katốt trong 48 phút 15 giây?
Bài 3:Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 10,5V; điện trở trong r = 4W; R1 = 1W, R2 = 6W; R3: biến trở. Bình điện phân có điện trở RP = 2W đựng dung dịch CuSO4,với điện cực bằng đồng (Điện trở dây nối không đáng kể, ACu = 64, nCu = 2, F = 96.500 C/mol).Cho R3 = 1W
a. Tính điện trở tương đương mạch ngoài và cường độ dòng điện mạch chính.
b .Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và khối lượng đồng bám ở Catôt trong thời gian 965 giây.
x1, x2, x3
R1
R2
R3
Rb
C
D
A
B
A
Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: 
 Biết x1 = x2 = 2,5V; x3 = 2,8V; r1 = r2 = 0,1W; r3 = 0,2W.
 R1 = R2 = R3 = 3W; Bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với các điện cực bằng bạc, điện trở của bình điện phân Rb = 6W.
 a. Xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
 b. Xác định số chỉ của ampe kế và tính hiệu điện thế hai đầu bộ nguồn
 c. Tính khối lượng bạc giải phóng ở âm cực trong thời gian 48phút 15giây.
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG LÍ HỌC KÌ I LỚP 11CB
A. TRẮC NGHIỆM
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
C
10
B
19
C
28
C
2
D
11
C
20
B
29
B
3
A
12
B
21
C
30
B
4
D
13
A
22
C
31
A
5
D
14
C
2
B
32
C
6
B
15
C
24
B
33
C
7
A
16
B
25
C
34
A
8
C
17
A
26
D
35
D
9
C
18
B
27
B
36
D
R2
R1
B.TỰ LUẬN: 
R3
E,r
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất
 điện động 6V và có điện trở trong không đáng kể. 
Các điện trở R1 = R2 = 30 ; R3 = 7,5. 
Tính điện trở tương đương của mạch ngoài;cường độdòng điện chạy trong toàn mạch; cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. 
Giải:
Vì mạch ngoài gồm 3 điện trở mắc song song với nhau nên: U1=U2=U3=UN=6(V)
E, r
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ:
||||
Có bộ nguồn (x = 12V; r = 1W), R1 = 15W và Đèn Đ (5V- 5W) 
RP
và một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4/Cu và điện trở của
RĐ
bình điện phân Rp = 10W. Tính
a. Cường độ dòng điện qua bình điện phân?	
R1
b. Khối lượng Cu bám vào Katốt trong 48 phút 15 giây?
Giải
U1P=6V mà Rp song song với R1, ta có U1P= U1 =UP=6V
Khi đó => m= 0,576g
Bài 3:Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 10,5V; điện trở trong r = 4W; R1 = 1W, R2 = 6W; R3: biến trở. Bình điện phân có điện trở RP = 2W đựng dung dịch CuSO4,với điện cực bằng đồng (Điện trở dây nối không đáng kể, ACu = 64, nCu = 2, F = 96.500 C/mol).Cho R3 = 1W
R1
R3
R2
Rp
E, r
a. Tính điện trở tương đương mạch ngoài và cường độ dòng điện mạch chính.
b .Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và khối lượng đồng bám ở Catôt trong thời gian 965 giây.
Giải:
x1, x2, x3
R1
R2
R3
Rb
C
D
A
B
A
Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: 
 Biết x1 = x2 = 2,5V; x3 = 2,8V; r1 = r2 = 0,1W; r3 = 0,2W.
 R1 = R2 = R3 = 3W; Bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với các điện cực bằng bạc, điện trở của bình điện phân Rb = 6W.
 a. Xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
 b. Xác định số chỉ của ampe kế và tính hiệu điện thế hai đầu bộ nguồn
 c. Tính khối lượng bạc giải phóng ở âm cực trong thời gian 48phút 15giây.
Giải
a) xb=7,8V; rb=0,4W
b)
c) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_VAT_LI_11_HK1_CO_DAP_AN.doc