Đề cương ôn thi Học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi Học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi Học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6
 Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD lớp 6
1.Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Khi biết sống chan hòa với mọi người ta sẽ thu được những lợi ích gì? 
*Sống chan hòa:
- Là sống vui vẻ, hòa hợp, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.
- Sẵn sàng tham gia vào các việc chung có ích.
*Lợi ích:
- Được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
2. Mục đích học tập đúng đắn của học sinh là gì? -> Học sinh phải nỗ lực học tập để:
- Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Là công dân tốt.
- Trở thành người chân chính, có khả năng lập nghiệp.
- Góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ Quốc.
3.Nêu 1 số vuệc làm biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp và bảo vệ thiên nhiên.
- Trồng cây gây rừng. – Xử lí chất thải hợp lí.
-Không vứt xác động vật xuống sông. – Bỏ rác đúng nơi quy định.
-Quét, dọn vệ sinh khu phố nơi mình ở... – Bảo vệ động vật, thú quý hiếm.
- Khai thác tài nguyên, khoáng sản hợp lí.
4.Nêu 1 số việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người
- Sống vui vẻ, cởi mở và hòa đồng với bạn bè.
- Khi bạn buồn sẵn sàng chia sẻ, tâm sự.
- Khi người khác gặp nạn sẵn sàng giúp đỡ.
- Cùng các bạn trong lớp tham gia văn nghệ.
- Không xem thường hay xa lánh bạn học yếu hoặc nhà nghèo.
- Bạn học chưa tốt, nhiệt tình giúp bạn học tốt hơn.
- Khi bạn mác khuyết điểm mình sẽ góp ý chân thành để bạn sửa sai.
5. Hãy nêu 1 số câu ca dao - tục ngữ - danh ngôn - thành ngữ nói về lịch sự-tế nhị, nói về việc học. Giải nghĩa các câu đó.
*Lịch sự - tế nhị:
- ‘’ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. ‘’
-> Khuyên ta phải lịch sự, khéo léo trong giao tiếp, trong việc dùng lời nói để làm hài lòng người khác.
- “ Ăn có nhai, nói có nghĩ. “
-> Cần ý tứ trong lời nói, suy nghĩ kỹ trước khi nói để luôn có lời hay, ý đẹp.
- “ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.”
-> Cần tế nhị, ý tứ trong ăn uống, đi đứng.
- “ Đến phải chào, vào phải hỏi.”
-> Cần lịch sừ, lễ độ, biết chào hỏi để làm hài lòng chủ nhà.
*Việc học:
- “Học, học, học mãi.”
-> Việc học là mãi mãi, học suốt đời.
- “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”
-> Khi đã là người có trình độ cao rồi nhưng vẫn tiếp tục học, học suốt đời.
- “Muốn biết phải hỏi, muốn biết phải học.”
-> Khuyên ta phải biết học hỏi để mở rộng sự hiểu biết.
- “ Học đi đôi với hành.”
-> Khi học, hiểu, phải biết vận dụng, thực hành điều đã được học vào cuộc sống.
- “Học 1 biết 10.”
-> Học, biết được một số kiến thức phải biết suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi để hiểu biết nhiều hơn.
6. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây để chứng tỏ mình là một người lịch sự-tế nhị ?
a) Vô tình bị bạn đạp trúng chân khi xếp hàng vào lớp:
-> Không quát mắng bạn mà nhẹ nhàng nhắc nhở bạn lần sau đi đứng cẩn thận hơn.
b) Bị cha mẹ mắng oan:
-> Bình tĩnh, lắng nghe cha mẹ nói xong rồi xin phép cha mẹ cho mình trình bày sự việc.
c)Em đến lớp trễ. Thầy Cô đang giảng bài :
-> Em sẽ đứng nép ở cửa, chờ Thầy Cô nói xong rồi xin lỗi Cô vì em đã đến trễ, xin phép Cô cho em được vào lớp.
d) Khi lên xe buýt gặp cụ già đang tìm chỗ ngồi.
-> Em sẽ nhanh chóng đứng lên và lễ phép mời cụ ngồi vào chỗ của em.
7. Nếu trong lớp em có 1 bạn gặp hoàn cảnh kinn tế khó khăn, có thể sẽ nghỉ học luôn. Em sẽ giúp bạn như thế nào ?
- Em sẽ khuyên bạn tiếp tục học để có tương lai.
- Em sẽ trình bày với Cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp để đóng góp giúp gia đình bạn cải thiện kinh tế.
- Em và các bạn trong lớp sẽ đến nhà để hỗ trợ bạn thêm trong việc học.
- Hoặc khuyên bạn sắp xếp thời gian vừa học, vừa phụ gia đình làm việc...
8. Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây ?
a) Quét rác nhà mình sang nhà người khác.
-> Không có ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường xung quanh.
b) Hái hoa, dẫm lên cỏ.
-> Không có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, hủy hoại quan cảnh thiên nhiên.
c) Đốn cây, chặt phá rừng bừa bãi.
-> Đây là hành vi phá hoại thiên nhiên, tài nguyên, sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, không hạn chế được lũ lụt, gây xói mòn đất.
d) Tích cực trồng cây gây rừng.
-> Là hành động yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, làm tăng nguồn tài nguyên rừng, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HK1_mon_GDCD.doc