Đề cương ôn tập vật lý 7 – Học kì 1 năm học: 2015-2016

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập vật lý 7 – Học kì 1 năm học: 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập vật lý 7 – Học kì 1 năm học: 2015-2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HK1
Năm học: 2015-2016
I. Lí thuyeát: 
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3:  Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4: Nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi nào?
Nhật thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên đường thẳng, mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất.
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên đường thẳng, trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng.
Câu 5: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
 Câu 6: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi?
Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
Ảnh nhỏ hơn vật.
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
 Câu 7: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
 Câu 8: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Câu 9: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Ví dụ:+ Đàn ghi ta đang được dùng.
 + Động cơ của ô tô đang hoạt động.
 + Con chim đang hót trên cành cây.
Các nguồn âm có chung đặc điểm là :
 + Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.
 + Khi âm phát ra các vật đều dao động.
Câu 10: Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?
Âm phát ra càng cao( càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp( càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Câu 11: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? 
 - Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to.
 - Biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ.
Câu 12: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí?
Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường rắn, lỏng và khí.
Âm thanh không truyền được trong môi trường chân không.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn chất khí.
Câu 13: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt
Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề là những vật phản xạ âm kém. 
Câu 14: Ô nhiễm tiếng ồn là gì ? Nêu một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn ?
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hoạt động của con người.
- Một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn là:
+ Giảm độ to của tiếng ồn phát ra
+ Ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn.
+ Làm cho âm truyền theo hướng khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_Vat_Ly_7_nam_2015.doc