Đề cương ôn tập thi học kỳ I – sinh học 10 nâng cao năm học: 2014 – 2015

doc 17 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3459Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ I – sinh học 10 nâng cao năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kỳ I – sinh học 10 nâng cao năm học: 2014 – 2015
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – SINH HỌC 10 NÂNG CAO
NĂM HỌC: 2014 – 2015
wwwwww™&˜wwwwww
A.TỰ LUẬN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Câu 1: Trình bày các cấp tổ chức và đặc trưng cơ bản của thế giới sống?
* Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống:
- Các cấp tổ chức của thế giới sống:
 Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô →  cơ quan →  hệ cơ quan →  cơ thể 
 ↓
  sinh quyển ← hệ sinh thái ← quần xã ← quần thể 
– Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.
- Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau.
* Các đặc trưng cơ bản của thế giới sống:
– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.
– Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
– Thế giới sống liên tục tiến hóa: Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.
Câu 2: Trình bày về các giới sinh vật
* Khái niệm: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
* Hệ thống 5 giới sinh vật:
- Giới khởi sinh (Monera):
+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào
+ Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng hoặc tự dưỡng 
+ Các nhóm điển hình: gồm các loài vi khuẩn.
- Giới nguyên sinh (Protista): 
+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
+ Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
+ Các nhóm điển hình: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. 
- Giới nấm (Fungi):
+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân thực.
+ Đặc điểm dinh dưỡng: đơn bào hoặc đa bao
+ Các nhóm điển hình: dị dưỡng hoặc hoại sinh.
- Giới thực vật (Plantae):
+ Đặc điểm cấu tạo: đơn bào hoặc đa bào, nhân thực
+ Đặc điểm dinh dưỡng: có khả năng quang hợp, quang tự dưỡng.
+ Các nhóm điển hình: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. 
- Giới động vật (Animalia):
+ Đặc điểm cấu tạo: đa bào, nhân thực
+ Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng
+ Các nhóm điển hình: thân lỗ, ruột khoang, giun, thân mềm.
Câu 3: Tại sao nói tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống?
– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
– Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị
- Quá trình sinh sản ở mức cơ thể có cơ sở từ sự sinh sản tế bào.
II. SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Câu 4: Các nguyên tố cấu thành cơ thể sống. Phân biệt nghuyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng.
- Các nguyên tố hóa học của cơ thể sống: Có khoảng 25-60 trong số 92 nguyên tố hóa học trong thiên nhiên tham gia cấu tạo cơ thể sống. VD: C, H, N, O, P, Ca, Fe, K,...
- Nguyên tố đa lượng: 
 + Là các nguyên tố mà cơ thể sống cần nhiều, chiếm khối lượng trong chất sống >0.01%.VD: C,H,O,N,...
 + Vai trò chủ yếu là xây dựng cấu trúc của tế bào.
- Nguyên tố vi lượng
 + Là nguyên tố mà cơ thể sống cần ít, chiến khối lượng trong chất sống <0.01%. VD: Fe, Cu, Zn, Bo,...
 + Là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại emzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.
Câu 5: Trình bày cấu trúc, đặc tính lí – hóa và vai trò của nước? 
* Cấu trúc và đặc tính hoá – lí của nước:
- 1 nguyên tử Oxi kết hợp với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị.
- Phân tử H2O có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong mối liên kết bị kéo lệch về phía Oxi à Có tính phân cực
* Vai trò: 
 - Là dung môi hòa tan các chất, nhờ đó là môi trường khuếch tán, là môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào.
 - Là nguyên liệu tham gia các phản ứng sinh hóa quan trọng trong tế bào.
 - Điều hòa nhiệt độ cho tế bào, cơ thể.
 - Nước liên kết có vai trò bảo vệ cấu trúc tế bào.
Câu 6: Trình bày cấu trúc và chức năng của các loại cacbonhidrat?
-Cấu trúc: Là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức chung: (CH2O)n
Đường đơn
Đường đôi
Đường đa
Ví dụ
-Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ, ribozơ
-saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ.
-Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.
Cấu trúc
-Có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.
-Dạng mạch thẳng hoặc vòng.
-Gồm hai phân tử đường đơn nối với nhau nhờ liên kết glicôzit bằng cách loại chung 1 phân tử nước.
- Là 1 chuỗi gồm nhiều phân tử đường đơn tạo thành bằng các phản ứng trùng ngưng loại nước.
+Tạo mạch thẳng: xenlulôzơ.
+Tạo mạch phân nhánh: tinh bột, glicôgen.
Tính chất
Khử mạnh
Mất tính khử
Không có tính khử
-Chức năng:
 + Là nguyên liêu trực tiếp, cung cấp cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.
 + Là thành phần cấu trúc của tế bào.
 + Là năng lượng dự trữ cho tế bào.
Câu 7: Trình bày cấu trúc và chức năng của lipit
- Cấu trúc: Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ete, enzen, clorophoc  không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần hóa học rất đa dạng. Thành phần chính: C, H, O
+ Lipit đơn giản: 
Mỡ
Dầu
Sáp
Thành phần
Axit béo no + glixêrol
Axit béo chưa no + glixêrol
1 đơn vị axit béo + rượu mạch dài
Trạng thái
Nửa lỏng, nửa rắn
Lỏng
Rắn khi ở nhiệt độ thường.
+Lipit phức tạp: 
- Photpholipit gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và nhóm photphát.
- Photpholipit có tính lưỡng cực:
+ Đầu ancol phức ưa nước.
 	+ Đuôi kị nước (mạch cacbua hydro dài của axit béo).
- Sterôit chứa các nguyên tử kết vòng, đặc biệt là colesteron và axit mật.
- Chức năng:
 + Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học
 + Nguyên liệu dự trữ năng lượng (dầu, mỡ), dự trữ nước.
 + Thành phần cấu tạo của sắc tố diệp lục, hormone, vitamin
Câu 8: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Cacbohiđrat và Lipit?
* Khác nhau giữa Cacbohiđrat và Lipit:
Đặc điểm so sánh
Cacbohiđrat
Lipit
1- Cấu trúc hóa học
 Tỷ lệ C: H: O theo tỷ lệ 1:2:1 (đường đơn) 
Đa phân 
Tỉ lệ C: H: O là khác nhau
Không theo cấu trúc đa phân
2- Tính chất
Tan nhiều trong nước, dễ phân hủy hơn.
Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. Khó phân hủy hơn.
3- Vai trò
- Đường đơn: cung cấp NL, cấu trúc nên đường đa.
- Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển chất
- Đường đa: dự trữ NL( tinh bột, glicôgen ); tham gia cấu trúc tế bào( Xenlulôzơ ); kết hợp với prôtêin.
Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều chức năng sinh học khác.
Câu 9: Nêu cấu trúc và chức năng của protein?
*Cấu trúc:
- Prôtein là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.
- Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính: C, O, H, N
- Đơn phân của prôtein là axit amin, có 20 loại axit amin, phân biệt nhau ở gốc hóa trị R.
- Các axit amin nối nhau bằng liên kêt peptit, nhiều axit amin nối nhau tạo thành 1 chuỗi polipeptit
- Prôtein đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
- Tùy vào số chuỗi, cấu trúc xoắn và các loại liên kết, protein có 4 bậc cấu trúc khác nhau:
Cấu trúc
Đặc điểm
Bậc 1
Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2
Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo α hoặc gấp nếp β nhiều liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau.
Bậc 3
Một chuỗi pôlipeptit xoắn trong không gian 3 chiều, tạo thành hình khối cầu. Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pôlipêptit.
Bậc 4
Prôtein có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau tạo phức hợp lớn hơn.
*Chức năng:
- Prôtein cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Prôtein dự trữ: dự trữ các axit amin.
- Prôtein bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. (thành phần của kháng thể)
- Prôtein thụ thể: Thu nhận thông tin và trả lời thông tin.
- Prôtein xúc tác cho các phản ứng sinh hoá (Các loại enzim).
- Có chức năng vận động, là nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng cho tế bào.
- Quy định mọi tính trạng của cơ thể sinh vật
Câu 10:Trình bày cấu trúc và chức năng của DNA?
- Cấu trúc: 
 + Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chủ yếu là C, H, O, N
 + Đơn phân là nucleotit với 3 thành phần: Axit photphoric (H3PO4), đường đêôxiribôzơ (C5H10O4), bazơ nitơ (A, T, G, X)
 + Trên mạch đơn, các đơn phân nối với nhau bằng liên kết photphodieste
 + Trên hai mạch, các nocleotit đứng đối diện nhau từng đôi, nối với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung: –A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
 –G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
 + Hai mạch ngược chiều nhau, xoắn phải, đường kính 20A0 , mỗi vòng xoắn dài 34A0.
 + Ở tế bào nhân thực, DNA có mạch thẳng; ở tế bào nhân sơ, DNA có mạch vòng
- Chức năng: 
 + Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền cấp độ phân tử.
 +Thông tin di truyền trên mạch mã gốc DNA quy định trình tự các ribonucleotit trên ARN, từ đó quy định trình tự các axit amin của protein và biểu hiện thành tính trạng ở cơ thể sinh vật.
Câu 11:Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN?
-Cấu trúc:
 + Thành phần cấu tạo:
 – Được cấu tạo bở 4 nguyên tố chính: C, H, O, N
 – Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là ribonucleotit vs 3 thành phần:Axit photphoric (H3PO4), đường đêôxiribôzơ (C5H10O5), bazơ nitơ (A, U, G, X) .
 + Cấu trúc
 –Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch.
 – ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.
 – ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.
 – ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.
- Chức năng:
 + mARN truyền thông tin di truyền từ nhân tế bào (ADN) đến tế bào chất (ribôxôm) để tổng hợp protein. 
 + tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
 + rARN là thành phần chủ yếu của ribôxôm - nơi tổng hợp nên protein.
Câu 12: So sánh DNA và ARN?
 *Giống nhau:
 - Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính: C, H, N, O
 - Là axit hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
 - Có 4 loại đơn phân, mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: Axit photphoric (H3PO4), đường pentozơ(5C), bazơ nitơ (A, G, X).
 - Trong mỗi chuỗi polinocleotit có liên kết photphodieste.
 - Đều tham gia vào quá trình tổng hợp protein cho tế bào.
 *Khác nhau: 
Chương II:CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Câu 13: Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và nhân thực
-Vật chất di truyền: 
+Đều chứa ADN
+Chức năng của AND là như nhau ở vi sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn
+Qúa trình sao chép AND là cơ sở cho di truyền từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác hay từ tế bào này sang tế bào khác
+Đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản của màng sinh chất, vùng chứa vật chất di truyền ( nhân hoặc vùng nhân), tế bào chất.
-Màng sinh chất đều có vai trò bán thấm chọn lọc các chất
-Vùng chứa vật chất di truyền đều có vai trò điều khiển hoạt động trao đổi chất của tế bào
-Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động sinh lí quan trọng của tế bào.
-Tế bào chất chứa riboxom, có vai trò là nơi tổng hợp ptotein cho tế bào.
Câu 14: Trình bày cấu tạo và chức năng của các thành phần của tế bào nhân sơ?
1) Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a. Thành tế bào
- Quy định hình dạng tế bào.(Peptydoglican = cacbohydrat và protein) 
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn chia làm 2 loại là vi khuẩn Gram dương (G+) và Gram âm (G).
- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhày để dễ bám dính (vi khuẩn gây bệnh ở người).
b. Màng sinh chất 
- Được cấu tạo từ 2 lớp phospholipid và protein.
- Vận chuyển, trao đổi các chất qua màng.
c. Lông và roi
- Lông (nhung mao): giúp tiếp nhận, tiếp hợp, bám lên vật chủ.
- Roi (tiêm mao): chỉ có ở một số loài vi khuẩn, giúp tế bào di chuyển.
2) Tế bào chất
-Nằm giữa màng sinh chất và nhân hoặc vùng nhân.
- Thành phần: Gồm bào tương, ribosome và hạt dự trữ (chỉ có ở một số loài vi khuẩn).
- Tế bào chất của vi khuẩn không có: 
+ Hệ thống nội màng
+ Các bào quan có màng bao bọc
+ Khung tế bào
3) Vùng nhân
- Chưa có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
- Một số vi khuẩn có thêm phân tử ADN nhỏ dạng vòng là plasmid.
Câu 15: Trình bày cấu tạo và chức năng của các thành phần của tế bào nhân thực?
1) Nhân tế bào
- Thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, đường kính khoảng 5mm. 
- Có lớp màng kép bao bọc, có lỗ nhân.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (DNA) và nhân con (nơi tích tụ protein và rARN).
2) Lưới nội chất
- Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau gồm lưới nội chất trơn và có hạt.
- Thành phần hóa học chủ yếu là protein và photpholipit, ngoài ra còn có cacbonhidrat.
- Chức năng của lưới nội chất hạt (mặt ngoài có hạt ribosome) là nơi tổng hợp protein.
- Chức năng của lưới nội chất trơn là tham gia vào quá trình tổng hợp lipid, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào, cơ thể. 
3) Ribosome: Ribosome là bào quan không có màng, chứa chủ yếu là rARN và protein. Chức năng là nơi tổng hợp protein. 
4) Bộ máy Golgi: Có dạng các túi dẹp xếp chồng lên nhau, có hình vòng cung. Chức năng lắp ráp, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào.
5) Ti thể
a. Cấu trúc:Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp khúc lại tạo thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, bên trong là chất nền chứa DNA và ribosome.
b. Chức năng:biến đổi năng lượng, cung cấp ATP cho hoạt động sống của tế bào. 
6) Lục lạp
a. Cấu trúc:Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật có 2 lớp màng bao bọc chứa chất nền Stroma (có DNA và ribosome) và các hạt Grana được nối với nhau bằng hệ thống màng (do các túi dẹt thylakoid xếp chồng lên nhau – thylakoid chứa diệp lục và enzim quang hợp).
b. Chức năng:Là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích trữ dưới dạng tinh bột.
7) Một số bào quan khác
- Không bào: có 1 lớp màng bao bọc và nó giữ các chức năng khác nhau tuỳ từng loại tế bào và tuỳ từng loài sinh vật.
- Lyzosome: hình túi, có 1 lớp màng bao bọc, chứa nhiều hệ emzyme thủy phân. Chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được hay các bào quan đã già trong tế bào.
Câu 16: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
*Giống nhau:
 - Đều có 3 thành phần cấu trúc cơ bản: màng sinh chất, vùng chứa vật chất di truyền (nhân hoặc vùng nhân), tế bào chất
 - Màng sinh chất đều có vai trò bám thấm chọn lọc các chất.
 - Vùng chứa vật chất di truyền đều có vai trò điều khiển hoạt động trao đổi chất của tế bào.
 - Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động sinh lí quan trọng của tế bào.
 - Tế bào chất đều chứa bào quan ribosome – nơi tổng hợp protein cho tế bào
*Khác nhau:
Đặc điểm so sánh
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Đại diện
Vi khuẩn các loại
Thực vật, động vật đơn bào, động vật
Cấu trúc của nhân
Đã có bộ máy di truyền là 1 phân tử DNA dạng vòng, gọi là vùng nhân, chưa có màng nhân
Đã có nhân được bao bọc bên ngoài bởi màng kép, bên trong gồm DNA, NST, chất nhân, nhân con
Cấu trúc tế bào chất và các bào quan
Chưa có lưới nội chất cùng các bào quan khác như lục lạp, ti thể, bộ máy Gôngi, không bào, lizoxom
Đã có mạng lưới nội chất và các bào quan khác như lục lạp (thực vật), ti thể, bộ máy Gôngi, không bào, lizoxom
Thành tế bào
Chứa peptiđôglican
Ở tế bào thực vật có thành tế bào chứa chủ yếu cenlulose. Ở tế bào động vật không có thành tế bào, chỉ có chất nền ngoại bào
Kích thước TB và các bào quan
Bé
Lớn
Câu 17: So sánh Ti thể và Lục lạp? 
Đặc điểm
Ti thể
Lục lạp
Giống nhau
- Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào loại tế bào.
- Đều là các bào quan hiển vi, kích thước micromet.
- Chỉ xuất hiện ở tế bào nhân thực.
- Đều có cấu trúc màng kép, bên trong là chất nền chứa enzym phù hợp chức năng
- Đều chứa hệ ADN và riboxom → tổng hợp protein cho quá trình tự sinh.
- Đều là bào quan tham gia chuyển hóa vật chất – năng lượng cho TB. 
Khác nhau
Vị trí
Có ở mọi tế bào
Chỉ có ở tế bào thực vật
Hình dạng
Hình hạt, hình que, hình sợi
Hình bầu dục
Sô lượng
Có nhiều ở TB hoạt động mạnh như tế bào tiết, mô phân sinh, đỉnh sinh trưởng
Có nhiều ở tế bào mô giậu của lá và các tế bào bao bó mạch
Kích thước
Dài 1-2μ; rộng 0,1-0,5μm
Dai 4-10μm; dày 1-5μm
Lớp màng
- Lớp màng kép: 
 + Ngoài: nhẵn.
 + Trong: uốn khúc tạo mào, làm tăng diện tích tiếp xúc với các chất, nơi định vị các enzim hô hấp.
- Màng kép, hai màng đều trơn, nhẵn, không gấp nếp, bao quanh lục lạp
Cấu trúc bên trong
Chất nền chứa nhiều lipit, protein, các ribosome
-Gồm nhiều đĩa lớn (Stoma) và đĩa bé (Grana).
- Mỗi grana gồm nhiều tilacoit xếp chồng lên nhau, trên màng tilacoit có chứa các enzim quang hợp (diệp lục)
Chức năng
- Thực hiện quá trình hô hấp, phân giải chất hữu cơ phức tạp → chất vô cơ đơn giản.
- Có vai trò dị hóa, biến đổi chất hữu cơ thành ATP và các sản phẩm trung gian, sử dụng cho các hoạt động sống của té bào.
- Thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp từ chất vơ cơ đơn giản → chất hữu cơ phức tạp.
- Có vai trò đồng hóa, biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành tinh bột dự trữ.
Câu 18: Chứng minh cấu tạo phù hợp với chức năng của màng sinh chất? Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động?
* Chứng minh cấu trúc khảm - động phù hợp với chức năng của màng sinh chất: 
- Màng có hai lớp photpholipit xen kẽ với protein, có thể thay đổi vị trí và hình thù: 
+ Phôtpholipit: quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước ra ngoài → linh động, dễ TĐC( vận chuyển thụ động).
+ Prôtêin gồm 2 loại (xuyên màng và bám màng) → vận chuyển các chất ra vào TB, liên kết các tế bào.
→ màng có tính mềm dẻo, linh động → động
- Cấu trúc protein bám màng, các phân tử cholesterol xen kẽ trong photpholipit tăng tính ổn định cho màng → màng có tính bền vững → khảm.
* Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động vì: 
- Màng được cấu tạo chủ yếu từ 2 lớp phân tử photpholipit trên có nhiều loại protein và các phân tử khác nằm xen kẽ, các phân tử photpholipit và protein có thể thay đổi vị trí và hình thù → màng có tính mềm dẻo và linh hoạt → động
- Cấu trúc protein bám màng, các phân tử cholesterol xen kẽ trong photpholipit tăng tính ổn định cho màng → khảm.
Câu 19:Trình bày về quá trình vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất.
*Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
* Cơ chế khuếch tán:
 - Khuếch tán: là hiện tượng chất tan di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp để san bằng nồng độ.
 - Các chất cần thiết có kích thước bé hơn lỗ màng sinh chất được vân chuyển qua màng bằng cách này.
 - Có 2 hình thức khuếch tán:
 + Các chất tan trong dầu mỡ khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép.
 + Các cation, anion khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.
 - Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào:
 + Sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng:
 – Môi trường ngoài ưu trương : chất tan di chuyển từ ngoài vào tế bào.
 – Môi trường ngoài đẳng trương :
 – Môi trường ngoài nhược trương : chất tan không di chuyển được vào trong tế bào.
 + Phụ thuộc vào đặc tính của tế bào: kích thước, độ phân cực,
Câu 20:Trình bày về quá trình vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
- Khái niệm: Là quá trình vận chuyển các chất tan qua màng sinh chất, ngược chiều gradien nồng độ. Nghĩa là chất tan được vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng ATP
- Cơ chế: ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế bào.
- Nhờ có hình thức vận chuyển chủ động, thành phần vật chất trong TB được ổn đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Sinh_hoc_10_NC_HKI.doc