Đề cương ôn tập thi học kỳ I – Ngữ văn 10 năm học: 2014 – 2015

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1441Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ I – Ngữ văn 10 năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kỳ I – Ngữ văn 10 năm học: 2014 – 2015
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 10
NĂM HỌC: 2014 – 2015
wwwwww™&˜wwwwww
A. VĂN HỌC
I. Văn học dân gian Việt Nam
1. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
- Nội dung: Danh dự gắn bó với hạnh phúc gia đình và mong muốn cuộc sống bình yên , phồn vinh cho thị tộc là những tình cảm cao quý nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Nghệ thuật: + Âm điệu hào hùng
                      + Lối so sánh phóng đại, trùng điệp
                      + Biện pháp tu từ phóng đại và tính hoành tráng và dữ dội của sử thi – anh hùng ca    
2. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ.
-   Nội dung: Truyện là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học:
+ Dựng nước: muốn giữ được nước, chống được giặc thì nước phải tự cường.
+ Giữ nước: luôn cảnh giác trước kẻ thù; không chủ quan, tự mãn; nâng cao sức phòng thủ đất nước.
+ Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình nhà và nghĩa nước, giữa hạnh phúc cá nhân và vận mệnh dân tộc.
-   Nghệ thuật:
+ Cốt truyện hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.
+ Thể hiện thái độ của nhân dân, tinh thần công lý của nhân dân, tuy nghiêm khắc nhưng vẫn đầy lòng nhân hậu.
3. Truyện cổ tích Tấm Cám
* Nội dung:
- Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của cái ác.
- Thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, khát khao vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện của người lao động.
- Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mẹ ghẻ > < con chồng). Nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi vật chất của những thành viên trong gia đình.
- Ý nghĩa xã hội: Mâu thuẫn giữa cái Thiện và cái Ác 
- Xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội.
*Nghệ thuật:
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn
- Sử dụng yếu tố thần kì.
- Sự chuyển biến trong hình tượng của Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho bản thân mình.
 4. Truyện cười dân gian: 
Tam đại con gà
- Nghệ thuật đặc: Sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói đã khiến nhân vật tự bộc lộ cái xấu của mình.
 - Ý nghĩa phê phán: Cái dốt không thể che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ
 - Bài học: Khuyên mọi người mạnh dạn học hỏi không ngừng.
   b. Nhưng nó phải bằng hai mày
- Nội dung: Thể hiện thái độ phê phán của nhân dân đối với bản chất tham lam của bọn quan lại và thái độ giễu cợt đối với những người nông dân khờ khạo khi lâm vào cảnh kiện tụng
- Nghệ thuật: + Kết hợp lời nói với cử chỉ
 + Lối chơi chữ độc đáo 
5. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
 - Nội dung: Là những tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động, là nỗi chua xót, đắng cay và khát vọng tình yêu thương, thủy chung của những con người bình dân trong xã hội cũ.
 - Nghệ thuật:
        + Lặp (mô thức, từ, cụm từ, câu...)
        + Hình ảnh biểu tượng (cầu, khăn, đèn, gừng cay - muối mặn, thuyền – bến, cây đa – bến nước,...)
       + Hình ảnh so sánh ẩn dụ ( dải lụa đào, củ ấu gai, mặt trăng, mặt trời, sao...)
        + Thể thơ: lục bát, bốn chữ, lục bát biến thể (song thất lục bát), thể hỗn hợp...
6. Ca dao hài hước
-  Nội dung:
   + Tiếng cười tự trào cái nghèo → Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.
   + Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân, nhắc nhở nhau về những thói hư tật xấu của con người trong xã hội
- Nghệ thuật:
         + Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.
         + Biện pháp cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
 + Biện pháp lặp, tăng cấp, nói quá, nó giảm.
         + Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
↔ Tạo ra những bức tranh hài hước hóm hỉnh, có ý nghĩa giễu cợt sâu sắc.
II. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão
* Vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần
- Hình ảnh vị tướng anh hùng
 +Tư thế:  “ hoành sóc” - Cầm ngang ngọn giáo → hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi 
 + Không gian: “giang sơn”: rộng lớn, kì vĩ
 + Thời gian: “tháp kỉ thu”: mấy mùa thu → trải dài theo tháng năm.
→ Hình ảnh trang nam nhi với tư thế sẵn sàng, hiên ngang, lẫm liệt với quyết tâm bền bỉ, sắt đá, sánh cùng trời đất, trường tồn với thời gian → vẻ đẹp của con người đời Trần→ hào khí Đông A
→ Nam nhi thời Trần mang tầm vóc vũ trụ.
- Khí thế quân đội anh hùng: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
 + So sánh: “tì hổ” : như hổ báo
 + Phóng đại: “khí thôn ngưu” → khí thế nuốt trôi trâu
 khí thế át sao trời 
→ Khí thế dũng mãnh của quân đội
→ Phản ánh sức mạnh quân đội với hùng khí bừng bừng là sức mạnh tinh thần, là lòng yêu nước cháy bỏng, là tinh thần căm thù giặc sâu sắc, là quyết tâm nghìn người như một tiêu diệt giặc bảo vệ đất nước → lời thơ ước lệ hào hùng làm toát lên hào khí Đông A.
* Khát vọng hoài bão cao đẹp của Phạm Ngũ Lão
+ Nhà thơ ý thức mình đang còn “vương nợ” với non sông. → Cho thấy chí khí của người anh hùng. Câu thơ như một lời nhắc nhở, thúc giục con người phải suy tư, sống và hành động cho xứng đáng.
+ Nhà thơ nghe chuyện người xưa, thẹn vì bản thân không bằng họ và ý thức rõ về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với đất nước. Câu thơ cuối đề cao cái đức, cái tâm của một người dân yêu nước. Cái thẹn của Phạm Ngũ Lão là cái thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn.
? Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão và ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong bài thơ Thuật Hoài ?
-  Nỗi lòng của tác giả trong bài thơ là niềm trăn trở khôn nguôi về trách nhiệm của trang nam nhi 
“Nam nhi vị liễu công danh trái”
→ Thể hiện ý chí, khát vọng cao đẹp: cống hiến, làm tròn phận sự một công dân đối với đất nước .
- Nỗi thẹn: chưa có tài mưu lược như Vũ Hầu để trừ giặc cứu nước, chưa lập được công danh vang vọng như Vũ Hầu, chưa cống hiến cho nước nhà nhiều như Vũ Hầu từng làm
→ Nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Nỗi thẹn ấy giúp con người biết vươn tới lẽ sống cao cả.
*Nội dung: Khắc học vẻ đẹp con người: có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
* Nghệ thuật:
- Thơ Đường luật ngắn gọn nhưng đạt độ súc tích cao.
- Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng khái quát
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén về cảm xúc.
- Bút pháp hoành tráng, có tính sử thi.
- Hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ. 
3. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – Bài số 43) - Nguyễn Trãi
*  Bức tranh mùa hè: đầy sức sống và sinh động
 - Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên.
	+ Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.
	+ Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.
 - Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản giao hưởng.
 → Cảm nhận tinh tế bằng mọi giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác
 → Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả.
* Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
+ Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống: Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động đáng yêu và đầy sức sống. Điều này bắt nguồn từ chính tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm con người. Âm thanh rộn rã của cảnh vật, con người hay là chính sự vui mừng rộn rã trong tâm hồn nhà thơ.
+ Tấm lòng ưu ái với dân với nước: Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết là tấm lòng của ông đối với dân với nước. Nhìn cảnh cuộc sống của dân – người dân chài lam lũ - được sống no đủ, Nguyễn Trãi ao ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
↔ Câu thơ sáu chữ kết thức bài thơ như dồn nén cảm xúc của bài thơ. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức trai không phải ở thiên nhiên, ở tạo vật mà chính ở tâm hồn con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc: “dân giàu đủ” nhưng đó là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi “khắp đòi phương”.
*Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân, đất nước của Nguyễn Trãi. → Giá trị nhân văn cao đẹp
* Nghệ thuật: - Sử dụng các động từ, tính từ và từ láy giản dị, quen thuộc mà gợi hình, gợi cảm.
 - Sử dụng phép đối, điển cố.
 - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật kết hợp lục ngôn → phá vỡ tính quy phạm.
3. Nhàn  - Nguyễn Bỉnh Khiêm
* Cuộc sống nhàn dật, lối sống nhàn dật
+ Ung dung thư thái trong lao động cũng như giải trí, chọn nơi sống vui vẻ, thanh tịnh, không thích chốn lao xao, đông đúc bon chen, sinh hoạt hằng ngày giản dị, hòa hợp với tự nhiên, mùa nào thức ấy, coi phú quí như chiêm bao
+ Sống nhàn dật để giữ cốt cách trong sạch
* Quan niệm sống của tác giả:
+ “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh lặng, bình yên, nơi thôn dã, nơi thư thái tâm hồn. → dại mà khôn
+ “Chốn lao xao” là chốn quan trường, đô hội; nơi con người bon chen danh lợi. → khôn mà dại
→ Cách nói ngược với giọng mỉa mai
→Thể hiện tâm trạng thanh thản của một nhân cách thanh cao, không màng danh lợi. Trước thế sự nhiễu loạn, nếu cứ một mực tranh đoạt danh vọng bằng mọi thủ đoạn thì con người sẽ đánh mất nhân phẩm, trở thành kẻ bị người đời căm hận. Xã hội càng loạn lạc, rối ren là vì những sự giành giật ấy.
- Với nhà thơ, cái “khôn” của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi vì danh lợi chỉ là “giấc chiêm bao”. Trí tuệ đó đã nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bỏ “chốn lao xao” mà “tìm nơi vắng vẻ”, nơi tĩnh tại của tâm hồn chốn dân dã.
↔Triết lý nhẹ nhàng nhưng thâm thúy của một bậc ẩn sĩ, thấu hiểu lẽ đời, qui luật của tạo hóa.
* Cái “nhàn” trong bài thơ:
- Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
- Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về "nơi vắng vẻ", sống hoà nhập với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần".
- Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
- Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.
 → Trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.
*Nội dung: Khẳng định quan niệm sống nhàn: hòa hợp với thiên nhiên, giữ gìn cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
* Nghệ thuật: 
 - Ngôn ngữ, hình ảnh tự nhiên, mộc mạc mà giàu chất triết lí.
 - Sử dụng phép đối, điệp, điển tích.
 - Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà súc tích.
4. Độc Tiểu Thanh kí- Nguyễn Du: 
 - Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ "biến thiên dâu bể" của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua "nhất chỉ thư".
 - Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không buông tha.
 - Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã "tài mệnh tương đố", "hồng nhan bạc phận" và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa. Đồng thời lên án xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, oan trái.
 - Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du "trông người lại nghĩ đến ta", hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát được gặp một tấm lòng tri âm và mong nười đời thấu hiểu, trân trọng những con người tài hoa trong cuộc sống.
*Giá trị nhân đạo:
Nguyễn Du đã vượt qua mọi khoảng cách thời gian và không gian để xót thương, đồng cảm với những đau khổ của Tiểu Thanh - người phụ nữ nhan sắc, tài hoa mà bất hạnh.
Từ thân phận của Tiểu Thanh, nhà thơ cảm nhận được sự tương đồng với những người tài hoa nghệ sĩ và đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời: số phận của những kiếp tài hoa. Tác giả xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp, gián tiếp nêu ra vấn đề cần thiết phải tôn vinh những người đã tạo ra giá trị tinh thần cho xã hội.
* Nội dung: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả không chỉ với Tiểu Thanh mà còn đối với những con người tài hoa nhưng bạc mệnh trong xã hội phong kiến, nhất là người phụ nữ.
* Nghệ thuật:
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc, đậm chất triết lí.
 - Sử sụng phép đối.
 - Câu hỏi tu từ thâm thúy.
 - Giọng điệu trầm lắng.
III. Văn học nước ngoài
Đoạn trích Ulysses trở về (trích Odysses – sử thi Hi Lạp)
- Pê-nê-lốp là một người phụ nữ lí tưởng, giàu tình cảm, thận trọng, khôn ngoan và rất thông minh. Nàng là biểu tượng của khát vọng về một gia  đình hạnh phúc mà ở đó có sự tin cậy và thấu hiểu nhau.
* Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ con người, đồng thời ca ngợi tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt
* Nghệ thuật: - Cách kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc.
 - Biện pháp so sánh mở rộng và trì hoãn sử thi.
2. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch
Tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên:
 * Khung cảnh đưa tiễn (2 câu đầu):
 - Không gian: phía tây lầu Hoàng Hạc
 → Từ trên lầu cao, Lý Bạch có thể dõi theo chiếc thuyền đưa người bạn thân thiết đến miền đất mới.
 - Điểm đến: Dương Châu 
 → Chốn phồn hoa đô hội
 - Thời gian: “yên hoa tam nguyệt”: tháng ba – cuối mùa xuân, mùa hoa khói
 → Gợi nỗi bồi hồi, xao xuyến
↔ Hàm chứa niềm tâm sự thầm kín, tâm trạng lưu luyến, bịn rịn, bạn như cánh hạc vàng xưa kia.
 * Tình cảm người tiễn đưa (2 câu sau):
 - “Cô phàm” → Cánh buồm cô đơn
 Con người cô đơn
 - “Bích không tận” → khoảng không mênh mông, rợp ngợp → tạo cảm giác trống trải
 → Sự dịch chuyển chầm chậm, xa dần, mờ dần rồi mất hút vào khoảng không xanh biếc của bầu trời.
 → Dõi theo đau đáu, đày nỗi xao xuyến với bao ngậm ngùi
 - “Thiên tế lưu” : Dòng sông cuồn cuộn chảy ngang lưng trời như mở ra một khoảng không mênh mông. Lúc này, nhà thơ không còn nhìn thấy gì khác ngoài hình ảnh của trời mây, sông nước và đành bất lực trước không gian vô tận đã che khuất hình bóng người bạn tri âm của mình.
 → Nỗi buồn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm.
 ®Giữa mùa xuân thanh bình này, hẳn trên sông thuyền bè ngược xuôi tấp nập. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy (duy kiến) một cánh buồm cô đơn (cô phàm) của cố nhân dần mất hút, chỉ còn lại dòng sông bao la, trống vắng. → Một tình bạn cao đẹp, sâu sắc, không cần phải nói ra lời
*Nội dung: Thể hiện tình bạn chân thành, sâu sắc của hai nhà thơ lớn thời Tịnh Đương. Thời đại nào tình bạn cũng đáng trân trọng.
*Nghệ thuật:
 - Thơ Đường luật với bút pháp tả cảnh ngụ tình.
 - Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm
 - Ý tại ngôn ngoại.
3. Thu hứng - Đỗ Phủ
*Tranh thu:
 - Từ rừng núi xuống dòng sông:
 + “Ngọc lộ” : sương móc trắng xóa → lam tiều điều, tang thương cả rừng phong.
 + Núi Vu, kẽm Vu → hơi thu hiu hắt, ảm đạm
 → Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian.
 - Từ lòng sông lên quan ải:
 Sóng vọt lên tận lưng trời >< Mây sà xuống mặt đất
 → Sự vận động trái chiều → Dữ dội, hoành tráng, mạnh mẽ nhưng ngột ngạt, bức bối, âm u.
 → Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội loạn lạc thời bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế và nỗi nhớ thương tuyệt vọng của nhà thơ.
 *Tình thu:
 - Ẩn dụ:
 + Cúc: biểu tượng của mùa thu → rơi lệ → gợi nỗi buồn sâu lắng.
 +“Cô chu” con thuyền cô độc → cuộc đời trôi nổi, lưu lạc
 phương tiện duy nhất giúp nhà thơ gởi gắm nỗi niềm về quê
 + Hệ: buộc chặt → dây buộc thuyền cũng để thắt lòng người → nhớ quê da diết
 + Cố viên tâm: vườn cũ → vườn cũ ở Lạc Dương → nhớ quê
 Tràng An (kinh đô nhà Đường) → tình yêu nước thầm kín
 → Đối xứng chặt chẽ
 - Cảnh rộn ràng dao thước may áo rét → Gợi lên tình cảm đối với các chiến sĩ nơi sa trường.
 - Âm thanh của tiếng chày đập vải.
 → Xoáy sâu vào lòng người → Khơi gợi nỗi nhớ quê da diết, tê tái khôn nguôi.
 - Từ cảnh vật, âm thanh trên, tâm trạng nhà thơ chuyển từ nỗi u buồn của bản thân đến nỗi lo âu cho thời cuộc: đất nước vẫn chưa an ổn. Tấm lòng của Đỗ Phủ bao giờ cũng hướng về nhân dân, đất nước.
*Nội dung: Miêu tả bức tranh thu sống động mà hiu hắt, đồng thời thể hiện nỗi lòng của Đỗ Phủ và chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.
*Nghệ thuật:
 - Kết cấu chặt chẽ.
 - Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
 - Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, đa nghĩa.
 - Ý tại ngôn ngoại, mang tính sử thi.
B. TIẾNG VIỆT
I. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
 - Khái niệm: Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viêt), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động...
 - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
 - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
II. Văn bản
- Văn bản: là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn
- Đặc điểm:
 + Mỗi văn bản tập trung vào một chủ đề và triển khai một chủ đề đó một cách trọn vẹn.
 + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
 + Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, thường có nhan đề và kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
 + Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
- Phân loại:
 + Theo phương thức biểu đạt: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ).
 + Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: 
 –Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,)
 –Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,)
 –Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (SGK, tài liệu học tập, luận văn, luận án,)
 –Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật,)
 –Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận(bài bình luận, tuyên ngôn, bài hịch, lời kêu gọi,)
 – văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, tiểu phẩm, bài phỏng vấn, bài phóng sự,)
III. Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1.Ngôn ngữ nói
 - Là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng tính giác và phần nào đó là thị giác; là lời nói giao tiếp hằng ngày, người nghe và người nói tiếp xúc trực tiếp với nhau, thay phiên nhau trong nói và nghe.
 - Các nhân vật giao tiếp có thể phản hồi trực tiếp để điều chỉnh, sửa đổi cách nói và nghe. Do không có thời gian suy ngẫm, lựa chọn kĩ càng nên ngôn ngữ nói khong trau chuốt bằng ngôn ngữ viết.
 - Rất đa dạng về ngữ điệu, kèm theo nó là phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của người nói.
 - Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng: khẩu ngữ, tiếng địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ,...
2. Ngôn ngữ viết 
 - Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
 - Người viết có thể lựa chọn, suy ngẫmkĩ càng khi viết; người đọc có thời gian để tiếp nhận thấu đáo. 
 - Văn bản viết có thể lưu truyền rộng rãi trong không gian và theo thời gian.
 - Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của các kí hiệu văn bản khác như: hình ảnh minh họa, các công thức, con số
 - Từ ngữ đạt độ chính xác cao, người viết tránh sở dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương,.. trong các văn bản chính thức.
 - Về câu: xuất hiện nhiều câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, hợp lí.
IV. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm: là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Các dạng ngôn ngữ sinh hoạt:
 + Dạng nói: đối thoại và độc thoại
 + Dạng viết: thư từ, nhật kí, hồi ức

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_bo_ich.doc