Đề cương ôn tập thi học kì II Địa lí lớp 6

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì II Địa lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kì II Địa lí lớp 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ II
A/Lý thuyết: 
I/Trắc nghiệm:
Câu 1: Lớp vỏ khí gồm 3 tầng.
Câu 2: Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
Câu 3: Từ khoảng các vĩ đọ 30º Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên các vĩ độ 60º Bắc và Nam là gió Tây Ôn đới.
Câu 4: Trên Trái đất có 5 đới khí hậu: 2 đới lạnh, 2 đới ôn hòa và 1 đới nóng.
Câu 5: Gió thổi thường xuyên ở 2 đới lạnh là gió Đông Cực
Câu 6:
Khi có nhiệt độ là:
Lượng hơi nước chứa được: (g/m‌‌³)
10ºC
5
20ºC
17
30ºC
30
II/Tự luận:
Câu 1: Thời tiết khác khí hậu ở:
 -Thời tiết là sự biểu hiện của hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn.
 -Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong nhiều năm. 
Câu 2: Hơi nước và độ ẩm của không khí:
-Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định nên không khí có độ ẩm.
-Dụng cụ đo độ ẩm của không khí là ẩm kế
-Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm cao).
+Quá trình ngưng tụ: khi không khí đã bão hòa mà vấn cung cấp thêm hơi nước thì lượng hơi nước đó sẽ đọng lại thành hạt nước. Đó là sự ngưng tụ.
 Câu 3: Cấu tạo của lớp vỏ khí:
Tầng đối lưu
-Nằm sát mặt đất tới độ cao khoảng 16km. Tầng này tập trung tới 90% không khí. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
-Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình 100m thì nhiệt độ giảm 0,6ºC).
-Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
Tầng bình lưu
-Nằm trên tầng đối lưu với độ cao khoảng 80km.
-Có lớp ô dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
Tầng cao của khí quyển 
-Nằm trên tầng bình lưu.
-Không khí ở đây rất loãng.
Tên khối khí
Nơi hình thành
Đặc điểm
Khối khí nóng
Trên các vùng vĩ độ thấp.
Có nhiệt độ tương đối cao.
Khối khí lạnh
Trên các vùng vĩ độ cao.
Có nhiệt độ tương đối thấp.
Khối khí đại dương
Trên các biển và đại dương.
Có độ ẩm lớn.
Khối khí lục địa
Trên các vùng đất liền.
Có tính chất tương đối khô.
Câu 4+5:
Câu 6:
Tên đới khí hậu
Đặc điểm
Đới nóng
(nhiệt đới)
-Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời tương đối lớn. Lượng nhiệt nhận được tương đối nhiều, nóng quanh năm.
-Gió thổi ở đây là gió Tín Phong.
-Lượng mưa cao từ: 1000mm => 2000mm/năm
Đới ôn hòa (ôn đới)
-Lượng nhiệt nhận được trung bình
-Gió thổi ở đây là gió Tây Ôn đới.
-Lượng mưa trung bình từ 500mm =>1000mm/năm
Đới lạnh (hàn đới)
-Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết bao phủ quanh năm.
-Gió thổi ở đây là gió đông cực
-Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm
Câu 7: Sông và hồ khác nhau:
-Sông là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
-Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Câu 8: Sự vận động của nước biển và đại dương:
Sóng 
-Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
-Nguyên nhân: Chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển gây ra sóng thần. 
Thủy triều
-Là hiện tượng nước biển lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống lùi ra xa
-Nguyên nhân là do sức hút của mặt trăng và mặt trời.
Dòng biển
-Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân: sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió như: gió Tín phong,  
B/Bài tập:
Câu 1: Cách tính nhiệt độ trung bình ngày:
 Đo nhiệt độ vào lúc 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ rồi cộng ba nhiệt độ đo được lại chia cho ba.
Vd: lúc 5 giờ đo được 20ºC, 13 giờ đo được 24ºC, 21 giờ đo được 22ºC thì ta làm như sau: 
 (20ºC+24ºC+22ºC): 3=22ºC (đây là nhiệt độ trung bình ngày đó) 
 Câu 2: Câu 3: 
Chúc các bạn thi tốt! Đạt kết quả cao.
Không học thi lại ráng chịu

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_dia_ly.docx