ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 Câu 1: Hãy chú thích hình vẽ sau Tên hình vẽ: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật 1. ....................... 2.......................3....................... 4. ..................... 5.........................6. ..................... Câu 2: Hãy chú thích hình vẽ sau 1.......................... 1.......................... 2.......................... 2......................... 3.......................... 3.......................... 4.......................... 4........................... 5.......................... Tên hình vẽ: tế bào lông hút Tên hình vẽ: Các miền của rễ Câu 3: Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? Sự lớn lên và sự phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? * Quá trình phân bào diễn ra như sau: + Đầu tiên hình thành 2 nhân. + Sau đó chất tế bào phân chia. + Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. * Ý nghĩa: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. Câu 4: Rễ gồm có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền? - Rễ gồm có 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. - Chức năng của mỗi miền: + Miền trưởng thành: dẫn truyền + Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng. + Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra. + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. Câu 5: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Trình bày con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây. - Bộ phận của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là Lông hút. - Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây: Nước và muối khoáng từ đất ----> lông hút ----> thịt vỏ ---> mạch gỗ ----> các cơ quan của cây Câu 6: Miền hút của rễ có chức năng gì? Vì sao rễ cây thường lan rộng và ăn sâu? - Miền hút: có chức năng chủ yếu hút nước và muối khoáng hòa tan - Rễ lan rộng để hút sương đêm, ăn sâu để lấy được nhiều nước và muối khoáng từ lớp đất rộng và dưới sâu Câu 7: Miền hút của rễ gồm những bộ phận nào ? Chức năng chính từng bộ phận. Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa * Vỏ: - Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong, có lông hút hút nước và muối khoáng - Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa *Trụ giữa gồm: - Bó mạch: + Mạch rây: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây; + Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá - Ruột: Chứa chất dự trữ Câu 8: Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Cho ví dụ + Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả + Rễ móc: bám vào trụ giúp cây leo lên + Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất bị thiếu không khí. + Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ. Câu 9: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì khi cây ra hoa tạo quả cần nhiều chất dinh dưỡng, sẽ sử dụng chất hữu cơ dự trữ trong rễ củ vì vậy củ nhỏ, teo, xốp, khối lượng và chất lượng giảm. Câu 10: Thân dài ra do đâu? Làm thí nghiệm như thế nào để biết được điều đó? - Thân dài ra do sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn - Thí nghiệm về sự dài ra của thân: + Dùng 2 cây đậu bằng nhau trồng vào 2 chậu + Một chậu cây ngắt ngọn, 1 chậu cây không ngắt ngọn + Sau 3 – 4 ngày, dùng thước đo, so sánh chiều cao 2 cây đó. + Kết luận thân dài ra do phần ngọn. Câu 11: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ. - Khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho năng suất cao. + Cây ăn quả, lấy hạt, lấy lá, hoa người ta thường bấm ngọn. Ví dụ: cây mồng tơi, mướp, bầu, bí, cà phê, các loại đậu - Tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng tập trung cho thân chính, giúp thân phát triển cao, gỗ tốt - Cây lấy gỗ (bạch đàn,lim), cây lấy sợi (gai, đay) người ta hường tỉa cành xấu, cành sâu bệnh để tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao. Câu 12: Rễ các cây mọc ở nước như: cây bèo tấm, cây bèo tây có lông hút không? Vì sao? - Rễ các cây mọc ở nước như bèo tấm, bèo tây không có lông hút. - Do rễ mọc chìm trong nước, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ nên không có lông hút. Câu 13: Trong các thành phần của tế bào thực vật thì thành phần nào là quan trọng nhất? Vì sao? Nhân quan trọng nhất . Vì nó điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 14: So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ? * Những điểm giống nhau giữa cấu tạo trong của rễ và thân: + Có cấu tạo bằng tế bào. + Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột). * Những điểm khác nhau : - Rễ: + Biểu bì có lông hút + Bó mạch có mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ - Thân: + Biểu bì không có lông hút. + Thịt vỏ có diệp lục. + Bó mạch có mạch gỗ và mạch rây xếp thành vòng.
Tài liệu đính kèm: