ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 Câu 1: Tại sao Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu quân P đã thất bại như thế nào? a/ Nguyên nhân: - Giữa TK XIX các nước TB p.Tây xâm lược các nước p.Đông nhằm mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - VN có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên . - Chế độ PKVN khủng hoảng suy yếu. b/ Pháp chiếm Đà Nẵng: - Lấy cớ bênh vực đạo Giatô, liên quân P-TBN kéo đến VN. - 1/9/1958 quân P nổ sung chiếm ĐN. - Quân ta dưới sự chỉ huy của Ng Tri Phương đã lập phòng tuyến chiến đấu dũng cảm. - Sau 5 tháng xl P chiếm được bđ Sơn Trà. K/h đánh nhanh thắng nhanh của P bước đầu thất bại. Câu 2: Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862? -Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. - Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. - Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương vạn lạng bạc. - Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến. Câu 3: Trình bày nét chính cuộc k/c chống P từ năm 1858- 1873? a/ K/c ở ĐN và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: - Tại ĐN nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình.chống P. - Nghĩa quân Ng Trung trực đốt cháy tàu Hi Vọng trên song vàm Cỏ Đông 10/12/1861. - K/n của Trương Định ở Gò Công làm quân giặc khốn đốn và gây nhiều thiệt hại. b/ K/c lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì - Thái độ và hành động của trđ Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây: +Trđ đã ngăn cản p/t kc chống P của nhân dân ta ở Nam Kì. + Do thái độ cầu hòa của trđ. P chiếm 3 tỉnh miền Tây k tốn 1 viên đạn. - P/t kc chống P diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: + Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kc ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh + Một bộ phận dùng văn thơ lên án td P và tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước: Phan Văn Trị, Ng Đình Chiểu, Ng Thông Câu 4: Thực dân P đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873), lần thứ hai (1882) ? a/ Td P đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) * Âm mưu của P đánh ra Bắc Kì: + Lợi dụng việc trđ nhờ P đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp hải phỉ, cho tên lái buôn Đuy puy vào gây rối ở HNội. + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy puy , P cử Gác ni ê chỉ huy 200 quân kéo ra bắc. * Diễn biến: ngày 20/11/1873 quân P nổ súng chiếm thành HN, chúng nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định. b/ K/c ở HN và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873- 1974) - Khi quân P kéo vào HN, nhân dân ta anh dũng chống trả như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng). -Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu P cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta, các căn cứ k/c hình thành ở Thái Bình, Nam Định. -21/12/1873 quân P bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác ni ê bị giết. -Trđ kí với P Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874. P rút quân khỏi BKì. Trđ thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc P. c/ T/d P đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) *Âm mưu của P: -Sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874 P quyết tâm chiếm bằng được BKì, biến nước ta thành thuộc địa. -Lấy cớ trđ Huế vi pham Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, P đem quân xl BKì lần thứ hai. * Diễn biến: +3/4/1882 quân P do Rivi e chỉ huy đã kéo ra HN khiêu khích. +25/4/1882 Rivie gứi tối hậu thư cho tổng đốc thành HN là Hoàng Diệu, buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, P mở cuộc tiến công và chiếm đánh thành HN. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sang tới trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. +P tiếp tục đánh một số nơi như Hòn Gai, Nam Định. * Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng P: + Ở HN nhân dân ta tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc. +Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đê, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy ngăn bước tiến của quân P. +19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ 2, Rivie cũng bị giết. +Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân P them hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng trđ Huế lại chủ trương thương lượng với hi vọng làm cho P sẽ rút quân. * Hiệp ước Pa tơ nốt 1884, NNPK VN sụp đổ: + Chiều 18/8/1883, P bắt đầu tấn công vào Thuận An, ngày 20/8 chúng đổ bộ lên khu vực này. + 25/8/1883 trđ Huế kí với P Hiệp ước Hác măng thừa nhận quyền bảo hộ của P ở Bắc kì, Trung Kì. +Sau H/u P chiếm hàng loạt các tỉnh ở Bắc Kì như Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên. + 6/6/1884 P buộc trđ Huế kí H/u Pa tơ nốt . Với H/u này NNPK VN với tư cách là một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ. Câu 5: Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác măng 1883 và Hiệp ước Patơnôt 1884? a/ Hiệp ước Hác măng 1883: -Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. - Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì . - Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm. - Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì. b/ Hiệp ước Pa tơ nốt 1884: Có nội dung cơ bản giống H/u Hác măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. Câu 6: Tại sao nói từ năm 1858 dến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? Vì trđ lần lượt kí với P các Hiệp ước: - Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862: trđ Huế thừa nhận quyền cai quản của P ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. - Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): trđ Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. - Hiệp ước Hác măng (1883) và Pa tơ nôt (1884) trđ Huế đã thừa nhận quyền bảo hộ của P ở Bắc Kì và Trung Kì. Câu 7: a. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? b. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? c. Tại sao nói k/n Hương Khê là tiêu biểu nhất trong p/t Cần Vương? d. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của p/t Cần Vương? e. Nhận xét về p/t vũ trang chống Pháp cuối TK XIX? a/ Phong trào Cần Vương: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) Ngày 13/7/1885 ông nhân danh Vua xuống “Chiếu Cần vương” kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước giúp vua để cứu nước. P/t yêu nước diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối TK XIX. Được chia làm 2 gd: +Giai đoạn 1: 1885- 1888 p/t bùng nổ trong khắp cả nước, sôi nổi nhất là từ Phan Thiết trở ra. +Giai đoạn 2: 1888- 1896 p/t qui tụ những cuộc k/n lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Kì, Trung Kì. b/ Các cuộc khởi nghĩa lớn trong p/t Cần Vương: K/n Ba Đình (1886- 1887) K/n Bãi Sậy (1883- 1892) *K/n Hương Khê (1885- 1895): - Địa bàn hoạt động: ở Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh), sau đó lan rộng ra các tỉnh khác. - Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng. - Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). - Diễn biến: Hai giai đoạn + Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ . Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp. + Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc. Để đối phó TDP tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi. Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần. Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại. c. K/n Hương Khê là tiêu biểu nhất trong p/t Cần Vương: - Thành phần lãnh đạo:do những người tài giỏi như Tiến sĩ Phan Đình Phùng, nhà chế tạo vũ khí Cao Thắng. - Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh ở Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Thời gian tồn tại lâu nhất trong p/t CV - 10 năm và khi KN tan rã cũng là lúc p/t CV kết thúc. - Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động. - Lực lượng tham gia đều là những người yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, được huấn luyện chuyên nghiệp. - Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo, ...) - Phương thức tác chiến: đánh du kích & vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất & tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương. - Kết quả: đã nhiều lần đẩy lui các cuộc hành quân càn quét của địch. - Tính chất ác liệt chống Pháp & chính quyền phong kiến bù nhìn. => đánh dấu bước phát triển cao nhất của p/t CV dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước. d. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của p/t Cần Vương: *Nguyên nhân thất bại: - Khách quan: TD Pháp lực lượng còn đang mạnh, cấu kết với tay sai đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - Chủ quan: + Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: “Cần Vương” là giúp vua chống Pháp, khôi phục lại Vương triều PK. Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất, không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xoá bỏ giai cấp PK, chống TD Pháp, giành độc lập dân tộc. + Hạn chế của người lãnh đạo: Do thế lực PK VN suy tàn nên ngọn cờ lãnh đạo không có sức thuyết phục (chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước thuộc giai cấp PK và nhân dân), hạn chế về tư tưởng, trình độ, chiến đấu mạo hiểm, phiêu lưu. Chiến lược, chiến thuật sai lầm. + Tính chất, P2: Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết được với nhau -> Pháp lần lượt đàn áp một cách dễ dàng. * Ý nghĩa lịch sử phong trào Cần Vương. - Mặc dù thất bại xong các cuộc KN trong phong trào Cần Vương đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, làm cho TD Pháp bị tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được Việt Nam. - Các cuộc KN tuy thất bại nhưng đã tạo tiền đề vững chắc cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau, - Các cuộc KN cho thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp PK trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. e. Nhận xét về p/t vũ trang chống Pháp cuối TK XIX: -Lãnh đạo: là văn thân sĩ phu yêu nước. - Lực lượng; đông đảo hầu hết các tầng lớp nhân dân, các dân tộc nhưng chủ yếu là nông dân. -Mục tiêu: chống đế quốc. - Yêu nước chống xâm lược trên lập trường PK. -Do lực lượng giữa ta và địch chênh lệch nên thất bại, nhưng đã nêu cao ý chí quật cường của dân tộc. Câu 8: Trình bày k/n Yên Thế? K/n Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Ý nghĩa lịch sử của k/n Yên Thế? * Nguyên nhân: - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khan, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế. TDP mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh . * Diên biến: 3 giai đoạn + Giai đoạn 1884-1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. thủ lĩnh có uy tín nhất lúc này là Đề Nắm. + Giai đoạn 1893-1908: người lãnh đạo là Đề Thám. Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. + Giai đoạn 1909-1913: TDP đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch , lực lượng nghĩa quân hao mòn dần . Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. *Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời: - Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. - Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. - Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Câu 9: a. Kể tên các nhà cải cách cuối TK XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách? b. Vì sao các đề nghị cải cách ở VN cuối TK XIX không thực hiện được? a/ Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối TK XIX. - 1868: + Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). + Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. - 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và Trung để thông thương với bên ngoài. - Đặc biệt 1863-1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt các vấn đề như: chấn chỉnh bộ máy quan lại. Phát triển công thương nghiệp và tài chính.Chỉnh đốn võ bị.Mở rộng ngoại giao. Cải tổ giáo dục. - 1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch đề nghị: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước. => Nhận xét: Nội dung của các đề nghị cải cách đều mang tính chất tiến bộ, thiết thực, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong mọi lĩnh vực của nhà nước phong kiến. b/ Kết cục của những đề nghị cải cách - Ưu điểm: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến cuối TK XIX, các sĩ phu, quan lại tiến bộ đã đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, đáp ứng phần nào những yêu cầu của nước ta lúc đó. - Hạn chế: + Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của XH là giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của XH Việt Nam lúc đó là: Nông dân >< TD Pháp. + Triều đình PK Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách, làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa PK. - Ý nghĩa, tác dụng: A + Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối TK XIX đã gây một tiếng vang tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời PK. + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. + Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam ở đầu TK XX. Câu 10: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)? a/ Về kinh tế: *Nông nghiệp: - TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất - Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. * Công nghiệp: - Tập trung vào khai thác than và kim loại - Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước... * Giao thông vận tải: - Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế, quân sự và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. *Thương nghiệp: - Nắm giữ độc quyền về thị trường. - Hàng hóa của P nhập vào VN bị đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế. - Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng. =>Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp. b/ Chính sách về văn hóa, giáo dục: - Giai đoạn đầu Pháp duy trì nềngiáo dục của thời phong kiến. - Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế. - Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học. => Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị. Câu 11: Những biến chuyển của XHVN sau cuộc khai thác thuộc địa của t/d Pháp? a/ Các vùng nông thôn: - G/c địa chủ PK: đã đầu hàng, làm tay sai cho P. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. - G/c nông dân: số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sang hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. b/ Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới: - Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xưởng... bị tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc vào kinh tế . Họ chưa tỏ rõ thái độ với các cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc. - Tiểu tư sản thành thị: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thư kí, học sinh... có ý thức dân tộc ,Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ 20. - Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt. Câu 12: Nêu những nét chính về phong trào yêu nước trước CTTG I? - Phong trào Đông Du (1905-1909) - Đông Kinh nghĩa thục (1907) - Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.(1908) * Những nét chính về các phong trào trên a/ Phong trào Đông Du (1905-1907) - Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á đi theo con đường TBCN nên thoát khỏi ách thống trị của các nước Âu Mĩ. Họ lại có cùng màu da, nền văn hóa Hán Việt nên chúng ta có thể nhờ cậy. - Phục Nhật, sợ Nhật muốn nương nhờ Nhật là tâm lí chung của các nước châu Á trong đó có VN. - Năm 1904 hội Duy Tân thành lập do PBCha6u đứng đầu đã chủ trương dung bạo động vũ trang đánh P, khôi phục độc lập. - Năm 1905 PBC sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ đó chuyển sang cầu học. - Từ 1905-1908 phát động phong trào Đông Du, đưa khoảng 200 hs VN sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng LL chống P. - Tháng 9/1908 td P cấu kết với Chính phủ Nhật trục xuất những người VN khỏi đất Nhật. - Tháng 3/1909 p/t Đông Du tan rã, hội Duy Tân ngừng hoạt động. - Ý nghĩa: CMVN hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. b/ Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907) - Tháng 3/1907 Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học, lấy tên ĐKNT. - Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước. - Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh - Tháng 11/ 1907 td P ra lệnh đóng cửa trường. - Ý nghĩa: góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta. c/ Cuộc Vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) * Cuộc vận động Duy Tân: - Diễn ra mạnh nhất ớ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Người khởi xướng: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. - Nội dung: mở trường dạy học theo lối mới, hô hào, chấn hung thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. *Phong trào chống thuế ở Trung Kì: - Cuộc vận động lan rộng đến vùng nông thôn vào lúc nhân dân Trung Kì đang diêu đứng vì chính sách bóc lột của ĐQ và PK. Đã làm nổi lên phong trào chống thuế diễn ra sôi nổi. - P/t bị td P đàn áp đẫm máu. Phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động Đông Du (1905- 1909) Đào tạo nhân tài để xây dựng LL chống P. -Đưa học sinh sang Nhật du học. -Viết sách báo để tuyên truyền yêu nước. Đông Kinh Nghĩa thục (1907) Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao lòng yêu nước. -Mở trường học. -Tổ chức diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thấn yêu nước. Cuộc vận động Duy Tân Mở trường dạy học. Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hung thực nghiệp, phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ, mở mang công thương nghiệp. Câu 13: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? a.Hướng đi của Người có gì mới so với nhửng người đi trước? b. Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với Phan Bội Châu? c. Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn tất T
Tài liệu đính kèm: