ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 HKI PHẦN I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ 1) Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán.... làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc. 2) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? - Dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du 3) Nhóm dân tộc ít người có số dân đông ở nước ta là: Tày, Thái, Mường, Khơ me Nhóm dân tộc ít người có số dân rất ít ở nước ta là: Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơđu 4) Số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta: a) Số dân: 80,9 triệu (2003), 85,8 triệu (2009) Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới (2002) (nhưng nay dân số nước ta đứng thứ 13 trên thế giới). b) Tình hình gia tăng dân số: - Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm. - Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX 5) Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? - Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số -Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở. -Gây bất ổn về xã hội -Sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường 6) Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta? Giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ giảm bớt những khó khăn trong các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường 7) Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích? * Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng, các địa phương. MĐDS trung bình 246 người/ km2 (2003) - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị nhưng lại thưa thớt ở vùng núi và trung du - Dân cư phân bố nhiều ở nông thôn (74%) và ít ở thành thị (26%) * Giải thích: - Vì vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sinh sống thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu phát triển sản xuất. Miền núi và trung du là nơi điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đi lại khó khăn, thiếu nước... - So về quy mô diện tích và dân số nước ta thì số thành thị còn ít nên chưa thu hút được nhiều thị dân, do đó tỉ lệ dân thành thị còn ít so với dân sống ở nông thôn 8) Nhận xét về nguồn lao động ở nước ta? - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh - Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn rất chênh lệch (phần lớn lao động vẫn tập trung ở nông thôn 75,8 % ) -Ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn về lao động -Cơ cấu sử dụng lao động có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỉ lệ lao động trong nông lâm ngư nghiệp giảm, tăng tỉ lệ lao động ở ngành công nghiệp và dịch vụ 9) Tại sao nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: - Đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm lớn ( năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn là 77,7 %. Tỉ lệ thất nghiệp của thành thị là 6 %) - Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp * Để giải quyết vấn đề việc làm cần tiến hành những biện pháp: - Phân bố lại lao động và dân cư ở các vùng - Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn như: tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các lọai cây trồng có năng suất cao phù hợp với từng vùng - Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy để thu hút lao động - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp dạy nghề giới thiệu việc làm. 10) Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? cần có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này ? Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. * Thuận lợi : Cung cấp nguồn lao động dự trữ dồi dào, tạo thị trường tiêu thụ lớn. * Khó khăn : +Giải quyết việc làm ngày càng găy gắt, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. +Tài nguyên rừng bị thu hẹp, tài nguyên đất ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. + Khó khăn trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngưới dân lao động. * Các biện pháp : - Giảm nhanh tỷ lệ sinh bằng cách thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, cách nhau 5 năm. - Nâng cao chất lượng con người cả về vật chất, tinh thần, trình độ văn hoá qua việc nâng cao mức sống, giáo dục, đào tạo, xây dưng quan niệm mới về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ. - Phân công và phân bố lại lao động trên địa bàn cả nước một cách hợp lí. - Kết hợp các biện pháp hành chính, y tế, tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội về công tác kế hoạch hoá gia đình. PHẦN II: ĐỊA LÝ KINH TẾ Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (hay thi ) 1) Phân tích xu hứơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt chủ yếu: a) Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. b) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ c) Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần 2) Hãy nêu một số thành tựu và thách thức (khó khăn ) trong sự phát triển kinh tế của đất nước a) Thành tựu: - Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Đã hình thành một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm.... - Sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương & đầu tư nước ngoài - Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực & toàn cầu, nước ta đã trở thành thành viên của WTO b) Khó khăn - Nhiều vùng miền núi nước ta vẫn còn xã nghèo - Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm - Vấn đề việc làm phát triển văn hóa, giáo dục, y tế... chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Tìm hiểu các thách thức của Việt Nam khi tham gia AFTA, WTO(thi) Sau khi VN gia nhập WTO vấn đề nan giải nhất là cạnh tranh trên thị trường chiếm lĩnh thị trường xuất nhập khẩu, nếu các ngành trong nước không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (chất lượng, sản phẩm, mẫu mã, giá cả) để cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì nhanh chóng sẽ bị phá sản Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta (SGK / 27) * Những thuận lợi: Tài nguyên đất: đa dạng, vừa có đất phù sa, đất Feralít tạo điều kiện đa dạng cây trồng như cây công nghiệp, cây lương thực Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm có nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn, khí hậu phân bố rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa, theo độ cao tạo điều kiện cho cây cối xanh tươi quanh năm, trồng được cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới Tài nguyên nước: Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. Tài nguyên sinh vật: nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi * Khó khăn: Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển nhanh. Thiên tai như hạn hán, sương muối, lũ lụt làm cho sản xuất bấp bênh Thiếu nước về mùa khô ảnh hưởng đến năng suất cây trồng 2/ Tại sao nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? (SGK / 25) Chống úng, lụt trong mùa mưa, bão; đảm bảo nước tưới trong mùa khô; Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác; Tăng vụ, thay đổi cơ cấu vụ mùa và cơ cấu cây trồng; Tạo được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng. 3/ Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? (SGK / 27) Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.Thúc đẩy sự phát triển của vùng chuyên canh. Nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ->Nông nghiệp không thể trở thành ngành sản xuất hàng hóa nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến. Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta. (SGK / 33) - Hai vùng trồng lúa chủ yếu : ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long - Địa hình bằng phẳng , thuận lợi cho việc tưới tiêu và cơ giới hoá sản xuất trong nông nghiệp. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm .. - Người dân ở vùng đồng bằng có kinh nghiệm cổ truyền trong việc thâm canh lúa nước, với dân số đông, lực lượng tiêu thụ lớn, lực lượng sản xuất dồi dào đủ nhân lực cho việc thu hoạch kịp thời vụ . Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản I) LÂM NGHIỆP 1) Những nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp - Chiến tranh hủy diệt như bom đạn - Khai thác không có kế hoạch, quá mức phục hồi - Đốt rừng làm rẫy của một số đồng bào dân tộc. - Quản lý & bảo vệ của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ * Biện pháp khắc phục là phải trồng rừng - Việc trồng rừng góp phần nâng cao độ che phủ rừng, giảm diện tích đất trống đồi núi trọc, vừa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp gỗ, đồng thời rừng còn hạn chế xói mòn đất, giữ nước ngầm, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt. - Chúng ta vừa khai thác rừng vừa phải bảo vệ rừng vì nếu khai thác mà không bảo vệ rừng thì rừng sẽ giảm sút rất nhanh, không những phá vỡ cân bằng sinh thái Bài 10: Thực hành: vẽ biểu đồ hình tròn, đường biểu diễn Bài 11, 12: Công nghiệp 1/ Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng (trang 47) Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như công nghiệp khai thác khoáng sản, cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng..... * Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: · Công nghiệp khai thác nhiên liệu · Công nghiệp điện · Công nghiệp cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liêụ xây dựng · Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm · Công nghiệp dệt may Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ 1) Hãy nêu vai trò của dịch vụ trong sản xuất & đời sống (thi năm 2008) Hoạt động dịch vụ có vai trò rất lớn trong đời sống và sản xuất - Nhờ có hoạt động vận tải, thương mại mà các ngành nông lâm ngư nghiệp & công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của các ngành này cũng được tiêu thụ - Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong nước, giữa nước ta với nước ngoài - Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân & đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế 2) Tại sao Hà Nội & TPHCM là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta? HN & TPHCM có vị trí rất thuận lợi cho sự giao lưu, là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước, nằm ở trung tâm của hai vùng kinh tế năng động, là hai trung tâm CN lớn lại tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các hoạt động tài chính, thương mại, ngân hàng đều rất phát triển 3) Đặc điểm phát triển & phân bố ngành dịch vụ ở nước ta a) Đặc điểm phát triển - Khu vực dịch vụ nước ta chiếm 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (2002) - Ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế - VN đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế b) Đặc điểm phân bố: - Sự phân bố các ngành dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là phân bố dân cư. Ở thành phố, thị xã, vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư và có nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ - Ở vùng núi dân thưa thì hoạt động dịch vụ nghèo nàn Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 1) Các loại hình giao thông vận tải ở nước ta gồm: đường bộ, sắt, sông, biển, hàng không, đường ống - Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất là đường bộ chiếm tỷ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển hàng hóa. Vì loại hình này phù hợp với nước ta, thích hợp với cự li ngắn, giá thành rẻ, phù hợp với các dạng địa hình, chi phí ban đầu ít 2) Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống KT-XH nước ta? a) Mặt tích cực: Dịch vụ điện thoại & Internet giúp cho việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế được tiện lợi & nhanh chóng nhất, tạo điều kiện cho nước ta trong xu thế hội nhập nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, phát triển các dịch vụ chất lượng cao như dạy học trên mạng, mua bán trên mạng..... b) Mặt tiêu cực: Qua Internet những thông tin, hình ảnh bạo lực, đồi trụy nguy hại được cài vào ảnh hưởng đến lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên - Nước ta hòa mạng Internet vào năm 1997 Bài 15: Thương mại và du lịch 1) Vai trò: Thương mại gồm nội thương và ngoại thương + Nội thương là ngành kinh tế tạo ra mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội trong nội bộ nước nhà + Ngoại thương: là ngành kinh tế tạo ra mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với các nước trên thế giới Chú trọng phần ngoại thương Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất & cải thiện đời sống nhân dân - Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta là: + Hàng công nghiệp nặng & khoáng sản (31,8%) + Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (40,6%) + Hàng nông lâm thủy sản (27,6%) -> Hàng công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao vì đây là thế mạnh nước ta dựa trên nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động rẻ & các làng nghề truyền thống - Nước ta cũng đang nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị nguyên nhiên liệu. Tình hình xuất nhập khẩu nước ta hiện nay (thi): Trước VN ta xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản, lâm sản, nông sản và thủy sản ở dạng thô mới sơ chế giá rẻ, nhập các hàng máy móc nguyên nhiên liệu giá cao, chúng ta nhập nhiều hơn xuất nên gọi là trình trạng nhập siêu. Nay ta vừa tăng qui mô xuất nhập khẩu vừa cân đối giữa xuất và nhập 2) Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vì ? khu vực châu Á- Thái Bình Dương vì đây là khu vực gần nước ta : vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển giao nhận hàng hóa, các mối quan hệ có tính truyền thống, thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường và đây là khu vực đông dân. PHẦN III: ĐỊA LÝ VÙNG KINH TẾ I. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NUÍ BẮC BỘ. 1) Đặc điểm, vị trí của vùng trung du và miền núi Bắc bộ và ý nghiã vị trí của vùng. - Diện tích:100.965km2 (chiếm 30,7% diện tích cả nước) - Trung du và miền núi Bắc bộ nằm ở phiá bắc lãnh thổ nước ta bao gồm phần đất liền và vùng biển có các đảo trên vịnh Bắc Bộ - Giáp với Trung Quốc, Lào, ĐB sông Hồng, Bắc Trung bộ và Biển Đông -> thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế với các nước, mở rộng thị trường tiêu thụ, là cửa ngõ thông ra biển taọ điều kiện thuận lợi cho giao lưu đường biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra vùng Trung du và miền núi Bắc bộ còn có ý nghĩa cả về mặt quốc phòng 2) Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên cuả vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (trang 65) - Tài nguyên khoáng sản rất phong phú: than, sắt, thiếc bôxít, apatit..... - Tài nguyên nước: Trong vùng có nhiều sông lớn có giá trị về mặt thủy điện như thủy điện Hoà Bình, Sơn La (sông Đà), Thác Bà (sông Chảy) - Tài nguyên đất: thích hợp trồng các loại cây công nghiệp (nổi tiếng nhất nước là chè) đồng cỏ chăn nuôi - Tài nguyên khí hậu: Vùng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, thuận lợi trồng cây cận nhiệt và ôn đới - Các cảnh quan đẹp: thế mạnh du lich như Sa Pa, Hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long -Tài nguyên biển: vùng biển kín, nhiều đảo phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 3) Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên thiên cuả vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (SGK trang 65) * Vì: - Khai thác các tài nguyên khoáng sản, đất, rừng ồ ạt không có kế hoạch sẽ dẫn đến khoáng sản rừng bị cạn kiệt, đất bạc màu, diện tích đất trống, đồi trọc tăng cao, kéo theo tình trạng xói mòn đất gây lũ quét - Phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cảnh quan tự nhiên do khí hậu và nguồn nước sinh hoạt * Vì vậy để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống các dân tộc một cách bền vững cần phải: - Khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên phải có kế hoạch lâu dài và tiết kiệm, không khai thác bừa bãi, tràn lan - Phải có kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên như xử lí nước thải, khí thải công nghiệp, bảo vệ rừng sẵn có và trồng rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc 4) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc( SGK trang 69) - Phần lớn khoáng sản tập trung ở vùng Đông Bắc như: than ở Quảng Ninh, sắt, đồng ở Thái Nguyên, apatit ở Lào Cai - Ở Tây Bắc có thế mạnh về thuỷ điện vì có sông Đà với trữ năng thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La 5) Nêu ý nghiã của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc bộ (trang 69) - Đây là vùng có điạ hình dốc, đời sống nhân dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc bộ đang góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn đất, hạn chế tốc độ chảy của dòng nước, điều tiết nước cho các hồ thủy điện, cung cấp nước tưới, cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, tận dụng lao động tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc II. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1) Vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi, khó khăn nào cho phát triển KT-XH * Thuận lợi - ĐB sông Hồng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ, vùng biển, vị trí điạ lý dễ dàng trong giao lưu KT-XH với các vùng trong nước - Tài nguyên thiên nhiên + Đất phù sa tốt, điều kiện thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ, trồng cây ôn đới, cận nhiệt + Tài nguyên khoáng sản có giá trị là các mỏ đá xây dựng trữ lượng lớn, sét cao lanh thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng + Bờ biển phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản, du lịch * Khó khăn - Thời tiết thường không ổn định, hay có bão lụt làm thiệt hại mùa màng, đường sá.... - Nhiều khu vực đất đã bị bạc màu... 2) Sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSHồng có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSHồng có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực thực phẩm (trang 79) * Sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSHồng có tầm quan trọng Cung cấp cho nhu cầu nhân dân về lương thực, thực phẩm. Đây là vùng đông dân nhất nước ta, vì vậy đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân là nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế - Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân - Tạo ra nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiêp chế biến * Những thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: đất phù sa sông phì nhiêu màu mỡ; khí hậu nhiệt đới gió mùa; hệ thống sông ngòi dày đặc: thuận lợi cho sản xuất lúa nước; cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện; dân cư và nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước - Khó khăn: Do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhiều nơi đất bị bạc màu. Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai. Dân số quá đông, gây sức ép lớn đến sản xuất lương thực thực phẩm III. VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1) Trình bày và nêu ý nghĩa vị trí điạ lý của vùng Bắc Trung Bộ? - Bắc Trung Bộ là dãy
Tài liệu đính kèm: