Đề cương ôn tập kỳ II môn Hình học Lớp 6 - Nguyễn Kim Châu

pdf 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 08/04/2024 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kỳ II môn Hình học Lớp 6 - Nguyễn Kim Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kỳ II môn Hình học Lớp 6 - Nguyễn Kim Châu
Đề cương ôn tập kỳ II dành cho học sinh lớp 6A 
Trường THCS Phụng Châu Page 1 
ĐỀ CUƠNG ÔN TẬP HÌNH HỌC KỲ II LỚP 6 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
 Người Soạn: Th.S Nguyễn Kim Châu 
Câu 1: Cho ba tia Oa, Ob, Oc chung gốc O. Biết 𝑎𝑂𝑏 = 250; 𝑏𝑂𝑐 = 600; 𝑐𝑂𝑎 =
350. 
Hỏi trong ba tia Oa; Ob; Oc tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao? 
Câu 2: Cho ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc. Biết 𝑥𝑂𝑦 = 1100; 𝑦𝑂𝑧 = 1200 ; 𝑧𝑂𝑥 =
1300. 
Hỏi trong ba tia Ox, Oy, Oz có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không? Vì sao? 
Câu 3: Cho tia Om nằm giữa hai tia Ox, Oy biết rằng 𝑥𝑂𝑚 = 350; 𝑦𝑂𝑚 = 650 . 
Tính số đo của góc xOy. 
Câu 4: Cho tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy biết 𝑥𝑂𝑧 = 300 , 𝑥𝑂𝑦 = 1000 . 
a) Tính số đo của góc yOz. 
b) Trên nửa mặt phẳng bờ Oy không chứa Oz vẽ tia Ot sao cho 𝑦𝑂𝑡 = 300 . So 
sánh số đo của hai góc zOt và xOy. 
Câu 5: Cho hai tia đối nhau Ox và Oy. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy, 
vẽ hai tia Om và On sao cho 𝑥𝑂𝑚 = 550 ,𝑦𝑂𝑛 = 650 . Tính số đo góc mOn. 
Câu 6: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Oz sao cho 𝑥𝑂𝑦 =
1100 , 𝑥𝑂𝑧 = 600 . 
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? 
b) Tính số đo góc yOz. 
Câu 7: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ ba tia Oy, Oz, Ot sao cho 𝑥𝑂𝑦 =
300 , 𝑥𝑂𝑧 = 500 ,𝑥𝑂𝑡 = 700 . 
So sánh số đo của hai góc yOz và zOt. 
Câu 8: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ ba tia Oa, Ob, Oc sao cho 𝑥𝑂𝑎 =
400 , 𝑥𝑂𝑏 = 1100 , 𝑥𝑂𝑐 = 750 . 
a) Hỏi trong ba tia Ox, Oa, Oc tia nào nằm giữa hai tia. 
b) Hỏi trong ba tia Ox, Ob, Oc tia nào nằm giữa hai tia còn lại? 
c) So sánh số đo hai góc aOc và bOc. 
Câu 9: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho 𝑥𝑂𝑦 =
550 , 𝑥𝑂𝑧 = 1100 . 
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? 
b) Tính số đo góc yOz. 
c) Chứng tỏ tia Oy là tia phân giác của góc xOz. 
d) Vẽ tia Ot là tia đối của tia Oy. So sánh số đo hai góc xOt và zOt. 
Đề cương ôn tập kỳ II dành cho học sinh lớp 6A 
Trường THCS Phụng Châu Page 2 
Câu 10: Cho hai tia đối nhau Ox, Oy. Trên mặt phẳng có bờ xy, vẽ tia Oz, Ot sao 
cho 𝑥𝑂𝑧 = 800 ,𝑦𝑂𝑡 = 500 . 
Chứng tỏ Ot là tia phân giác của góc yOz. 
Câu 11: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Oz sao cho 𝑥𝑂𝑦 =
550 , 𝑥𝑂𝑧 = 1000 . 
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? 
b) Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOy không? vì sao? 
c) Vẽ tia Om là tia đối của Oy. Tính số đo góc mOz. 
Câu 12: Cho hai góc kề bù aOb và bOc, trong đó 𝑎𝑂𝑏 = 3. 𝑏𝑂𝑐 . 
a) Tính số đo của góc bOc. 
b) Trên nửa mặt phẳng bờ ac chứa tia Ob, vẽ tia Od sao cho 𝑎𝑂𝑑 = 𝑏𝑂𝑐 .Hỏi tia 
Ob có phải là tia phân giác của góc cOd không? Vì sao? 
Câu 13: a) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: 
- Vẽ góc xAy = 900. 
- Trên tia Ax lấy B sao cho AB = 4 cm. 
- Trên tia Ay lấy C sao cho AC = 3 cm. 
- Nối BC. 
b) Đo cạnh BC và các góc B, C của tam giác ABC. 
Câu 14: Cho góc AOB có số đo bằng 1350. Tia Oc nằm trong góc AOB. Biết 
𝐴𝑂𝐶 =
1
2
𝐶𝑂𝐵 . 
a) Tính góc AOC và BOC. 
b) Trong ba góc AOB, BOC, COA góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù? 
Câu 15: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ ba tia Oy, Ot, Oz sao cho 𝑥𝑂𝑧 =
300 , 𝑥𝑂𝑡 = 600 , 𝑥𝑂𝑦 = 900 . 
a) Trong ba tia Oy, Oz, Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại? vì sao? 
b) Vẽ tia Oa là tia đối của tia Ox. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng ax không 
chứa tia Oy vẽ tia Ob sao cho 𝑎𝑂𝑏 = 600 . 
Hỏi tia Ob và Ot có phải là hai tia đối nhau không? Vì sao? 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_ky_ii_mon_hinh_hoc_lop_6_nguyen_kim_chau.pdf