Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết học kì I Lịch sử lớp 8

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết học kì I Lịch sử lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết học kì I Lịch sử lớp 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 8 HKI
Chương 1: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX.
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII.
Câu 1: Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Pháp trước cách mạng.
 Trước năm 1789, nước Pháp nổi bật lên những mặt sau:
+ Về kinh tế: Giữa thế kỉ XVIII nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạm mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực. Trong công, thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
+ Về chính trị - xã hội: Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn với nhau rất gay gắt. Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế, Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và bình dân thành thị không có quyền lợi chính trị gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số là giai cấp nghèo khổ nhất.
+ Về tư tưởng: Những nhà đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng là Mông-tê-xki-ơ, Vôn-tê, Rút-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của vua Lu-i XVI.
 Tình hình trên cho thấy một cuộc cách mạng xã hội sắp sửa nổ ra ở Pháp.
Câu 2: Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
 Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để vì:
- Cuộc cách mạng này có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng luôn luôn phát triển đi lên, gạt bỏ mọi trở ngại ngăn cản sự phát triển của cách mạng. Và cách mạng đã đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
- Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, cách mạng đã đập tan chế độ phong kiến, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa vua Lu-i XVI lên đoạn đầu đài, thiết lập. Thiết lập nền cộng hoà tư sản với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng và đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân như giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân,
- Cách mạng không chỉ lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, mà còn tiến hành cuộc Chiến tranh yêu nước chống lại liên minh phong kiến ở châu Âu can thiệp vào nước Pháp.
- Cách mạng Pháp còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, trước tiên là làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu. Nó như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu. 
Câu 3: Hãy nêu vai trò của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) ?
- Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiên tiêu biểu của 3 giai đoạn.
- Ngày 14/7/1789, quần chúng lao động Pa-ri đã tấn công và chiếm được pháo đài - nhà tù Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.
- Trước tình hình "Tổ quốc lâm nguy", ngày 10/8/1792, quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, đồng thời xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa cách mạng phát triển thêm một bước cao hơn.
- Ngày 2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, đã khởi nghĩa thắng lợi, lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Câu 4: Trình bày và phân tích ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp.
- Cách mạng đã lật đổ tận gốc chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. Xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản .
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chính của đưa cách mạng đạt đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. 
- Đây là cuộc cách mạng triệt tư sản để nhât tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân ,không hoàn toàn xoá bỏ được chế độ phong kiến ,chỉ có giai cấp tư sản được hưởng quyền lợi 
- Đây được coi là Đại cách mạng tư sản .
Câu 5: Em hiểu thế nào là cách mạng tư sản ?
Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ?
Câu 6: Vẽ sơ đồ tóm tắt sự phát triển của cách mạng tư sản Pháp ?
Sơ đồ sự phát triển cách mạng tư sản Pháp Phái Gia-cô-banh 
 2-6 -1793	 27-7-1794 
 tư sản vừa và nhỏ 
 Phái Gi -rông –đanh 	 Cách mạng kết thúc 
 10-8-1792 (tư sản Công thương)
Phái Lập hiến 
 (Đại tư sản cầm quyền )
14-7-1789
BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI.
Câu 7: Cho biết hệ quả của cách mạng công nghiệp ?Hệ quả nào là quan trọng nhất ?
-Về kinh tế : Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản ,như nâng cao năng suất lao động ,hình thành các trung tam kinh tế ,thành phố lớn ...
-Về xã hội : Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau ,dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản 
 Đây là hệ quả quan trọng nhất vì nó đẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. 
Câu 10: Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ?
 Trong thời kì cách mạng công nghiệp ,kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng ,trước tiên ở Anh ,Pháp . Điều đó làm tăng nhu cầu thị trường ,thuộc thịa ,nguyên liệu ..dẫn đến các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Á, Phi. 
BÀI 4: PHONG TRÀO CỦA CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC.
Câu 11: Nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ tư sản?
 Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời và phát triển ở Anh rồi ở các nước khác. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.
 Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân.
Câu 12: Trình bày những nét lớn về phong trào công nhân nủa đầu thế kỉ XIX. 
 Cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng đã bắt đầu nổ ra ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan nhanh ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
 Từ những năm 30-40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
 Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân Chính phủ trong bốn ngày.
 Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.
 Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là “Phong trào Hiến chương”.
Câu 13: Vì sao tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại? 
 Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh nửa đầu thế kỉ XIX cuối cùng đều bị thất bại vì nó diễn ra trong khi chủ nghĩa tư bản còn đang phát triển, rất mạnh. Mặt khác còn do trình độ giác ngộ và tổ chức của công nhân còn yếu, chưa có lí luận khoa học và cách mạng, thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí tưởng cách mạng.
Chương 2: CÁC NƯỚC ÂU – MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.
BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.
Câu 14: Trình bày nguyên nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh đầu thế kỉ XX? Nêu đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Anh?
 Nguyên nhân: Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần trở nên lạc hậu .Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư , đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước .
 Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Câu 15: Vì sao gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” ?
 Pháp chú trọng xuất cảng tư bản, cho các nước chậm tiến vay lấy lãi nặng. 
Câu 16: Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913.Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học :
Vị trí /năm
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
1870
1913
Vị trí /năm
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
1870
Anh
Pháp
Đức
Mĩ
1913
Mĩ
Đức
Anh
Pháp
BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.
Câu 17: Lập bảng niên biểu về cách mạng Nga (1905-1907).
Thời gian
Sự ki ện
Ngày 9-1-1905
- 14 vạn công nhân kéo đến Cung điện Mùa Đông đưa yêu sách, Nga hoàng ra lệnh đàn áp làm hơn 1000 người chết và bị thương (Ngày Chủ nhật Đẫm máu).
Tháng 5- 1905
- Nông dân nhiều nơi nổi dậy đập phá dinh thự địa chủ phong kiến.
Tháng 6- 1905
- Binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa . 
Tháng 12-1905
- Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va kéo dài gần 2 tuần lễ khiến Chính phủ Nga Hoàng lo sợ.
1907
-Phong trào cách mạng diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng .
Câu 18: Nêu ý nghĩa của cách mạng Nga 1905-1907. 
-Cách mạng Nga 1905-1907 tuy thất bại nhưng nó làm lung lay chính phủ Nga hoàng và bọn tư sản .
- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917 .
- Cách mạng Nga 1905-1907 cổ vũ mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_KIEM_TRA_1_TIET_LICH_SU_8_HKI.doc