Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I lớp 4

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 431Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I lớp 4
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
A. LỊCH SỬ
1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra năm nào? Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến?
 a. Năm 891 do Ngô Quyền lãnh đạo b. Năm 819 do Lê Lợi lãnh đạo 
 c. Năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo d. 918 do Lê Hoàn lãnh đạo 
2. Ai đã lấy áo long cổn (áo thêu rồng cho nhà vua) trao cho Lê Hoàn và mời ông lên làm vua?
 a. Đinh Tiên Hoàng b. Đinh Liễn
c. Đinh Toàn d. Thái hậu họ Dương
3. Quân Tống tấn công vào nước ta bằng những đường nào?
a. Đường thủy b. Đường bộ 
c. Đường sắt. d. Đường thủy và đường bộ.
4. Ai là người dời đô từ Hoa Lư( Ninh Bình) ra Thăng Long?
a. Lý Thường Kiệt b. Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn)
c. Lý Thánh Tông c. Lý Chiêu Hoàng
5. Kinh thành Thăng Long thời Lý có những gì đặc biệt?
 a. Có đường sắt, đường thủy đi các nước.
 b. Nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, phố phường nhộn nhịp
 c. Có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng
 d. Có nhiều nhà cao tầng, khách sạn.
6. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào?
a. Năm 1009 b. Năm 1010
c. Năm 1226 d. Năm 2010
7. Ai đã đổi tên nước là Đại Việt?
a. Lý Thánh Tông b. Lý Nhân Tông
c. Lý Thái Tổ c. Lý Anh Tông
8.Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra vào năm nào?
a. Năm 1075- 1077 b. năm 1072 - 1075
c. Năm 1076- 1077 c. Năm 1077
9.Ai là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2?
a. Lý Thường Kiệt b. Lý Huệ Tông
c. Lý Thánh Tông c. Lý Chiêu Hoàng
10. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra trên sông nào?
a. Sông Như Nguyệt b. Sông Hồng
c. Sông Cửu Long d. Sông Đuống
11. Chủ trương " ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc" là của ai?
a. Lê Hoàn b. Lý Công Uẩn
c. Lý Thánh Tông c. Lý Thường Kiệt 
12. Nhà Trần thành lập vào năm nào?
a. Năm 1126 b. Năm 1236
c. Năm 1226 d. Năm 2126
13. Dưới thời Trần, cả nước chia thành mấy lộ?
a. 12 lộ b. 13 lộ
c. 14 lộ d. 11 lộ
14. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm bao nhiêu?
A. Năm 30 B. Năm 40 C. Năm 50
15. Sau chiến thắng của cuộc khởi nghĩa HBT, nước ta giữ được độc lập trong bao lâu?
 A. Hơn 1 năm B. Hơn 2 năm C. Hơn 3 năm
16. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở đâu?
A. Cửa sống Hát (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội)
B. Cổ Loa (Đông Anh, HN)
C. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)
17. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 )?
A . Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
B . Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập.
C . Lần thứ hai nước ta giành được độc lập.
18. Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ( năm 938 )?
A. Chặn đánh ngay đầu sông.
B. Cắm cọc nhọn dưới lòng sông.
C. Nhử địch lên bờ để dánh địch
19. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ( năm 938 )?
A. Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mang lại độc lập lâu dài cho đất nước.
B. Nước ta giành độc lập trong vòng hơn 3 năm.
C. Lần đầu tiên nước ta giành lại độc lập.
20. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo?
A.	Hai Bà Trưng C.	Đinh Bộ Lĩnh
B.	Ngô Quyền
21. Trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 chống lại giặc ngoại xâm nào?
A.	quân Tống
B.	quân Mông Nguyên
C.	quân Nam Hán
Tự luận
Câu 1: Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất?
 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
Câu 2: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Vì vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất đai rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
 Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm
 Dưới thời nhà Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, ................. dưới sự chỉ huy của................................., đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của ..........................
Câu 4: Nhà Trần đã làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?
 - Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội, phòng thủ đất nước.
 - Quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp: lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê bảo vệ đê điều
 - Lập Khuyến nông sứ chăm lo khuyến khích nông dân sản xuất; Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang
Câu 5: Em hãy trình bày diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Diễn biến: Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nahnh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa, Đông Snh, Hà Nội. Rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải vũ khí, lo chạy thoát chân. Tô Đinh sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường quân, lẩn vào đám tàn quân chạy trốn về Trung Quốc.
- Kết quả và ý nghĩa : Trong vòng chưa đầy một tháng, khởi nghĩa HBT hoàn toàn thắng lợi, nước ta giữ được độc lập trong vòng hơn 3 năm.
Câu 6: Hãy trình bày diễn biến của trận Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).
-Diễn biến: Năm 938, quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông do Thái từ Hoẳng Tháo chỉ huy. Chúng vượt biển, ngược sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) tiến vào nước ta. Lợi dụng nước thủy triều lên, xuống, Ngô Quyền đã dùng kế căm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che ngập các cọc nhọn. Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui, nhử cho quân giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy chiều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc vướng cọc nên không tiến, không lùi được.
 Quân ta tiếp tục truy kích khiến quân giặc chết quá nửa. Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại
MÔN: ĐỊA LÝ
1: Dãy núi cao và độ sộ nhất Việt Nam là dãy núi nào?
a. Dãy sông Gâm b. Dãy Ngân Sơn
c. Dãy Hoàng Liên Sơn d. Dãy Bắc Sơn
2. Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
a. Cao nhất nước ta, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
b. Cao nhất nước ta, đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
c. Cao nhất nước ta, đỉnh nhọn, sườn thoải, thung lũng hẹp và sâu.
d. Cao nhất nước ta, đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
3Nóc nhà của Tổ quốc ta là:
a. Đỉnh núi Phan -xi - păng b. Đỉnh núi Ma lay xi a
c. Núi Ngũ Hành Sơn d. Núi Bà Đen
4. Dãy Hoàng Liên Sơn Nằm giữa 2 sông nào?
a. Sông Hồng và Sông Cầu b. Sông Đà và sông Đuống
c. Sông Hồng và sông Đà d. Sông Đuống và sông Hồng
5.Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đáp nên?
 a. Sông Cầu và sông Đuống 
 b. Sông Hồng và sông Thái Bình
 c. Sông Đuống và sông Đáy 
6. Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
 a. để ngăn giữ phù sa cho ruộng
 b. Để làm đường giao thông
 c. Để ngăn lũ lụt
7.Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ mấy của nước ta?
 a. Thứ nhất
 b. Thứ hai
 c. Thứ ba
8. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho phù hợp
 Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá . và đang tiếp tục mở rộng ra ... . Đây là đồng bằng lớn thứ . của nước ta.
9. Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?
 a. Vì có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào
 b. Vì các tháng mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp 
 c. Vì người dân có kinh nghiệm trồng rau
10. Nơi có hàng trăm nghề thủ công là:
 a. Đồng bằng Bắc Bộ
 b. Đồng bằng Trung Bộ
 c. Đồng bằng Nam Bộ
11. Sản phẩm chủ yếu của các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ là:
 a. Lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, đồ gỗ Đồng Kị
 b. Chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm
	c. Cả 2 ý trên 
12 . Nối từ bên trái với từ bên phải cho phù hợp 
 a. lụa 1. Kim Sơn
 b. gốm sứ 2. Đồng Sâm
 c. chiếu cói 3. Vạn Phúc
 d. chạm bạc 4. Bát Tràng
13.Vì sao các con sông ở Tây Nguyên có lòng sông lắm thác ghềnh?
 Vì các con sông ở Tây Nguyên chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
 Vì các con sông ở đây ngắn và dốc.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
14.Người dân Tây Nguyên lợi dụng sức nước chảy từ trên cao xuống để làm gì?
a. Để tưới cà phê, chè 
b. Để chạy tua-bin sản xuất ra điện. 
 Cả hai ý trên.
15.Rừng rậm phát triển ở đâu ?.
a. Nơi có lượng mưa nhiều nhất thì rừng rậm nhiệt đới phát triển.
b. Nơi có lượng mưa nhiều nhất thì rừng khộp phát triển.
c. Nơi có mùa khô kéo dài thì rừng nhiệt đới phát triển.
16.Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? :
a.Cà phê b. Cao su c. cây lương thực
B. Tự luận
Câu 1: Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc?
 - Vì nhờ có khí hậu mát me, phong cảnh đẹp nên Sa Pa trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc.
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
 - Có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
 - Có bề mặt khá bằng phẳng.
 - Là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta.
Câu 3 Những điều kiện thuận lợi nào khiến Đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta ?
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ
- Nguồn nước dồi dào
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 4: Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
- Đặc điểm : Độ dốc lớn, dòng sông lắm thác ghềnh, chế độ nước theo mùa, dễ gây lũ vào mùa mưa.
- Ích lợi của sông ngòi ở Tây Nguyên: Dùng sức nước để sản xuất ra điện 
( thủy điện), cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp thủy sản.
Câu 5: Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
- Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt trên các cao nguyên, thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò
Câu 6: Khí hậu của Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa ?
 - Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.)
 - Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài, cả rừng núi bị phủ bởi một bức màn nước trắng xóa.
 - Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô,vụn vở, nhiều nơi sông suối bị khô cạn.
MÔN: KHOA HỌC
1. Để phòng tránh tai nạn đuối nước, cần:
a. Lội qua suối khi trời mưa lũ giông bão.
b. Chơi đùa gần ao, hồ sông suối.
c. Không đậy nắp các chum vại, bể nước.
d. Tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
2. Để tránh tai nạn đuối nước, không nên:
a. Chơi đùa gần ao, hồ sông suối.
b. Chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
c. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời giông bão.
d. Chỉ bơi và tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
3. Để tiết kiệm nước, không nên:
a. Khóa ngay vòi nước khi không sử dụng
b. Gọi thợ chữa ngay khi ống nước hỏng, bị rò rỉ.
c. Để nước chảy tràn không khóa máy.
d. Uổng nước, lấy nước vào cốc xong khóa ngay vòi nước..
4. Qúa trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
 	 a. Qúa trình trao đổi chất. b. Qúa trình tiêu hóa.
 	c. Qúa trình hô hấp . c. Qúa trình bài tiết.
5.Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan : tiêu hóa, hô hấp, bài tiết , tuần hoàn ngừng hoạt động?
 	a. Cơ thể mệt mỏi b. Cơ thể bình thường
c.Cơ thể sẽ chết d. Cơ thể khoẻ mạnh
6. Qúa trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện?
 	 a. cơ quan hô hấp b. Cơ quan tiêu hóa
 	 c. Cơ quan tuần hoàn d, Cơ quan bài tiết.
7. Điền các từ : Trao đổi chất ; thức ăn, nước uống, không khí ; chất thừa, cặn bã vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
 Trong quá trình sống, con người lấy ..., ..., ....
từ môi trường và thải ra môi trường những ..,  quá trình đó gọi là quá trình 
8. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cần:
 a. Vệ sinh ăn uống b. Vệ sinh cá nhân
 c. Vệ sinh môi trường c. Tất cả các ý trên
 9. Những bệnh nào có thể lây qua đường tiêu hóa?
 a. Tiêu chảy, tả. lị b. ho , sốt, tiêu chảy
 c. Tả, cao huyết áp, tim mạch d. Viêm họng, sâu răng, lị
 10. Nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa là:
 a. Rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn đã nấu chín 
 b. Uống nước lã, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
 c. Không ăn thức ăn ôi thiu, xử lí phân rác thải đúng cách.
 d. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, diệt ruồi. 
11. Để phòng các bệnh đường tiêu hóa cần giữ vệ sinh cá nhân như thế nào?
 	 a. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn.
 	 b. Chỉ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi đại tiện.
 	 c. Chỉ rửa tay bằng nước sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
 	d. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
12.Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương là do thiếu:
 A. Vi-ta-min C C. Vi-ta-min A
 B. Vi-ta-min D D. Sắt 
13. Tính chất của không khí khác với tính chất của nước là:
 A. Không mùi, không vị. C. Không có hình dạng nhất định
 B. Có thể bị nén lại hoặc dãn ra. D. Không màu 
14. Khí nào duy trì sự cháy?
 A. Ô-xi C. Ni-tơ
 B. Các-bô-níc D. Ni-tơ và ô-xi
15. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì là:
 A. Ăn ít, hoạt động nhiều.
 B. Ăn uống không điều độ, hoạt động ít.
 C. Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều
 D. Tất cả các ý trên.
16. Dựa vào nguồn gốc của thức ăn người ta chia thức ăn thành mấy nhóm. Đó là những nhóm nào ?
 A. 4 nhóm: Nhóm thức ăn giàu chất đạm, chất khoáng, chất bột đường, chất xơ.
 B. 5 nhóm: Nhóm thức ăn giàu chất đạm, chất khoáng, chất bột đường, chất xơ, chất béo. 
 C. 3. Nhóm: Nhóm thức ăn giàu chất bột đường, chất xơ, chất béo. 
 D. 2 nhóm : Thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.
17.Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần ăn:
 a.Thức ăn chứa nhiều chất bột.
 b.Thức ăn chứa nhiều vi ta min và khoáng chất
 c.Thức ăn chứa nhiều chất béo.
 d.Tất cả các loại trên.
18.Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
 a.Chọn thức ăn tươi sạch, có giá trin dinh dưỡng, không có màu sắc và có mùi lạ.
 b.Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hặc hộp bị thủng, phồng, han rỉ.
 c.Dùng nước sạc để rửa thực phẩm, dụng cụ vầ để nấu ăn.
 d.Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
19.Để phòng bệnh thiếu i ốt hàng ngày bạn nên sử dụng:
 a.Muối tinh
 b. Bột ngọt
 c. Muối hoặc bột canh có bổ sung i ốt
20. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
 a. ăn thật nhiều cá thịt
 b.ăn nhiều hoa quả và rau xanh
 c. Ăn uống đủ chất, cân đối hợp lí
21.Vi ta min C có nhiều trong 
 a.Rau xanh, cam, bưởi b.thịt bò, thịt lợn c.Tôm, cá
22.Vi ta min D có nhiều trong:
 a. Gạo b.Lòng đỏ trứng, gan c.Rau xanh
23.Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn:
 a.Để có nhiều thức ăn trong bữa cơm
 b.Để ai thích thứ gì ăn thứ ấy
 c.Mỗi loại thức ăn không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.
24.Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của nước ở thể lỏng.
 a.Trong suốt
 b.Có hình dạng nhất định
 c.Không màu
 d.Chảy từ cao xuống thấp
25.Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?
 a.Nước không có hình dạng nhất định
 b.Nước có thể thấm qua một số vật
 c.Nước chảy từ cao xuống thấp
 d.Nước có thể hòa tan một số chất
26.Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?
 	a.Nước sôi làm hòa tan một số chất rắn có trong nước.
 	 b.Đun sôi nước để làm tách chất rắn có trong nước.
 	 c.Đun sôi nước sẽ làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.
 	d.Đun sôi nước để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc có trong nước.
27.Những thức ăn nào sau đây không có chất bột đường?
a.Gạo b.Ngô c.Khoai d.Tôm
28.Nếu thiếu vi ta min A cơ thể sẽ mắc bệnh gì?
a.Bệnh còi xương b.bệnh khô mắt c. Bệnh thiếu máu
29..Những thức ăn nào chứa nhiều chất xơ?
a.các loại rau, các loại đỗ, các loại khoai b.các loại quả chín, các loại thịt
c.các loại rau, các loại thịt, các loại khoai
30.các thức ăn chứa nhiều vi ta min, chất khoảng và chất xơ có nguồn gốc từ đâu?
a. nguồn gốc từ động vật và thực vật b.nguồn gốc động vật
c. Nguồn gốc thực vật
31.Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi sạch?
a.thịt phải dính tay, tươi, không có mùi lạ
b.Rau phải tươi, không bị úa, không bị ôi
c. cả hai cách trên
32. Những việc cần làm để tiết kiệm nước là:
a. Khóa vòi nước khi nước đã đầy chậu, Chỉ múc nước vào ca để đánh răng, cần tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện tiết kiệm nước.
b.Khóa vòi nước khi nước đã đầy chậu, cứ sả nước khi đang đánh răng, nguồn nước là vô tận cứ sử dụng thoải mài
c.Cứ sả nước khi đang đánh răng, để nước chảy chàn trề ra chậu, khóa vòi nước khi nước đã đầy chậu.
Tự luận 
Câu 1: Lấy ví dụ chứng tỏ nước không có hình dạng nhất định?
 Rót nước vào cái cốc-> nước mang hình dạng của cái cốc, rót nước vào cái chén
 -> nước sẽ mang hình dạng của cái chén-> Vậy nước không có hình dạng nhất định mà nó mang hình dạng của vật chứa nó.
Câu 2: lấy ví dụ chững tỏ nước chảy từ trên cao xuống thấp.
Mưa rơi từ trên cao xuống dưới đất.
Thác nước chảy từ trên cao xuống dưới thấp.
Câu 3: lấy ví dụ chứng tỏ nước thấm qua một số vật, hòa tan một số chất.
Nhúng khăn mặt, quần áo vào nước-> Thấy quần áo, khăn mặt bị ướt.
Cho đường, hoặc muối vào nước tinh khiết -> Khấy đều ta thấy muối và đường đều tan hết trong nước.-> Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 4: Nêu tính chất của nước.
 - Nước là một chất lỏng trong suốt không màu không mùi không vị.
 - Không có hình dạng nhất định. 
 - Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
 - Nước thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
Bài 5: Sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Mây đen
Mây trắng
Mưa
Hơi nước
Nước
Câu 6: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Thải ra
Cơ thể 
 con người
Lấy vào
Khí Ô- xi
Thức ăn
Nước uống
Khí các- bô- ních
Phân( Chất cặn bã )
Nước tiểu
Câu 7: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
KHÍ
LỎNG
LỎNG
RẮN
Bay hơi 
Nóng chảy 
Đông đặc 
Ngưng tụ 
Câu 8( 1điểm ): Nhúng chìm một chai rỗng có đậy nút kín vào trong nước. Khi mở nút chai ra, hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?
Hiện tượng : Khi mở nút chai ra thấy có bong bóng nổi lên mặt nước.
Chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng.
Câu9: Em cần giữ vệ sinh ăn uống như thế nào để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa? 
 - Ăn chín, uống sạch: ( thức ăn phải rửa sạch, nấu chín, đồ dùng nấu ăn, bát đĩa sạch sẽ, uống nước đã đun sôi).
 - Không ăn các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín; không ăn cá sống, thịt sống. Không uống nước lã.
Câu 1: Hãy kể 4 việc em có thể làm để tiết kiệm nước.
Câu 10: Nêu 4 việc con đã làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Đi học bơi
Không chơi gần ao hồ.
Không lội qua sông, suối khi trời đang mưa.
Khi đi tập bơi em mặc áo bơi.
Em khuyên bạn không nên chơi gần ao hồ.
Câu 11: Vì sao phải tiết kiệm nước?
Vì phải tốn nhiều công sức tiền của mới có nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng)
Câu 12: nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ?
-  Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi ta min A
- Bệnh phù do thiếu vi ta min B
- Bệnh chảy máu răng do thiếu vi ta min C
- Bệnh còi xương do thiếu vi ta min D
- Thiếu I-Ốt, cơ thể phát triển chậm dễ bị bệnh bướu cổ...

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_khoa_sua_dia_lop_4_ki_I.doc