Đề cương ôn tập học kỳ I môn sinh học 6

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1250Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ I môn sinh học 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (Môn KHTN6: phần sinh học)
Câu 1: Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật, tế bào động vật. Nêu điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
 - Vẽ và chú thích sơ đồ: theo hình 7.2, 7.3 trang 62 tài liệu hướng dẫn học
- Tế bào thực vật khác tế bào động vật: Tế bào thực vật có thành tế bào, lục lạp.
Câu 2: Kể tên các cơ quan ở cây xanh và nêu chức năng chủ yếu của chúng?
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá: nuôi dưỡng cây
- Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt: duy trì và phát triển nòi giống.
* Em hãy dự đoán xem một ngày nào đó con người tàn phá hết cây xanh thì trái đất của chúng ta sẽ như thế nào? ( HS tự nêu ý kiến của mình)
*Em cần phải làm gì để bảo vệ cây xanh ở sân trường ta nói riêng và ở thành phố Vũng Tàu nói chung?( HS tự nêu ý kiến của mình)
Câu 3: *Rễ có chức năng gì?
- Giữ cho cây mọc được trên đất
- Hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút.
* Phân biệt rễ cọc, rễ chùm. Cho ví dụ minh họa.
rễ cọc
rễ chùm
- Gồm rễ cái và các rễ con
- VD: bưởi, cải, xoài, bàng, .
- Gồm các rễ con mọc ra từ gốc thân.
- VD: Lúa, hành, ngô, tỏi
*Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
- Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa , tạo quả
- Phải thu hoạch trước khi chúng ra hoa để được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ
- Nếu thu hoạch sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa để tạo hoa nên chất lượng củ bị giảm.
Câu 4: 
* Nêu các bộ phận của thân: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách( chồi hoa, chồi lá).
* Kể tên các loại thân, cho ví dụ. Nêu đặc điểm của mỗi loại thân.
Dạng thân
VD
Đặc điểm
Thân đứng
 thân gỗ
Xoài, bàng
Cứng , cao , có cành
thân cột
Dừa, cau
Cứng , cao , không cành
thân cỏ
rau cải, ngô
Mềm, yếu, thấp
Thân leo
mướp, đậu Hà Lan, trầu bà
Leo bằng thân quấn, tua cuốn, rễ móc
Thân bò
rau má, rau muống
Mềm, yếu, bò lan trên mặt đất
*Nêu điểm giống và khác nhau giữa các củ: gừng, khoai tây, su hào?
- Giống nhau: Phình to, chứa chất dự trữ. Có chồi ngọn, chồi nách
 - Khác nhau: 
+ Củ gừng: hình dạng giống rễ, nằm dưới mặt đất → thân rễ
+ Củ khoai tây: hình dạng tròn, to, nằm trên mặt đất → thân củ
+ Củ su hào: hình dạng tròn, to, nằm dưới mặt đất → thân củ
Câu 5: *Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây cần nước. 
- Trồng cây đậu xanh vào 2 chậu đất A và B
- Tưới đều cho cả 2 chậu cho tới khi cây bén rễ, tươi tốt như nhau.
- Những ngày sau chỉ tưới nước cho chậu A còn chậu B không tưới.
* Kết quả thí nghiệm: 
- Cây trong chậu A: xanh tốt
- Cây trong chậu B: héo úa.
* Kết luận:
- Cây cần nước để tồn tại và phát triển, nếu không có nước cây sẽ chết.
Câu 6: *Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây có hiện tượng thoát hơi nước qua lá.
- Chuẩn bị 2 chậu cây đậu xanh A, B
- Chậu A cắt hết lá, chậu B giữ nguyên lá
- Bọc túi ni lông chùm kín thân cây đến sát mặt đất
- Quan sát hiện tượng sau 30 phút, sau 1 giờ
* Kết quả thí nghiệm: 
- Túi ni lon ở chậu A: vẫn trong như ban đầu
 - Túi ni lon ở chậu B: đục, mờ nên không nhìn rõ cây bên trong.
* Kết luận:
- Cây có hiện tượng thoát hơi nước qua lá. Cây bị ngắt hết lá không có hiện tượng đó.
* Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây? 
- Nước do rễ hút lên, phần lớn thoát ra ngoài qua lá.
- Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
- Làm cho lá được dịu mát trời nắng gắt.
Câu : Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính và cho ví dụ. Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió? Cho ví dụ
Câu 7: Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Vì sao người ta không trồng khoai lang bằng củ?
- Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo.
- Người ta trồng khoai lang bằng dây (thân):
+ Sau khi thu hoạch củ, chọn những dây bánh tẻ (không già và không non) 
+ Cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm xuống đất .
- Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.
Câu 8: * Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? 
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
 *Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- Thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm
- Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
* Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành? 
- Sau khi thụ tinh: Hợp tử ® phôi; noãn ® hạt chứa phôi; bầu nhụy® quả chứa hạt. 
* Lợi ích của việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả:
- Ong lấy phấn hoa®các hạt phấn rơi vào đầu nhụy nhiều hơn®hiệu quả thụ phấn cao hơn®cho nhiều quả hơn.
- Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa® cho nhiều mật hơn.
Câu 9: Tại sao nói “Rừng cây như một lá phổi xanh của trái đất”?
- Cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic trong không khí
- Lá cây cản bụi và khí độc, làm không khí trong lành và làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
Câu 10: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
- Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin được dùng để chế thuốc trừ sâu.
- Nicôtin sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dễ gây ung thư phổi và tai biến mạch máu não cho bản thân người hút và những người hít phải khói thuốc lá.
- Trong nhựa quả thuốc phiện chứa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm, dễ gây nghiện, khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. 
- Nghiện thuốc phiện làm suy giảm sức khoẻ và gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_HKI_KHTN_6_VNEN.doc