Đề cương ôn tập học kỳ I lớp 12 môn Hóa Học

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1084Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I lớp 12 môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ I lớp 12 môn Hóa Học
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I LỚP 12 MÔN HÓA HỌC
I ESTE – LIPIT
Biết
 Câu 1:Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) HCOOC2H5 ;(2) CH3COOCH3 ;(3) CH3COOH ;(4) CH3CH2COOCH3 ;
(5) HCOOC3H7 (6) CH3CHCOOCH3 ;(7) CH3OOC-COOC2H5 
 COOC2H5
Những chất thuộc loại este là
A. (1),(2),(3),(4),(5),(6) B. (1),(2),(3),(6),(7) C. (1),(2),(4),(5),(6),(7) D. (1),(3),(5),(6),(7)
Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
Câu3: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH . 	B. CH3COOH.	C. CH3COOC2H5 .	D. CH3CHO .
Câu 4: Este etyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5.	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
Câu 5: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 6: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 7: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 8: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 9: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
 A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 10: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng:
	A. Tách nước	B. Hidro hóa	C. Đề hidro hóa	D. Xà phòng hóa
HIỂU
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 5: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 6: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7	B. CH3COOC2H5 	C. HCOOC3H5 	D. C2H5COOCH3
Câu 7: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 8: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,2g một este A mạch hở thì thu được 6,16g CO2 và 2,52g H2O. Tên gọi của A là: 
A. etyl axetat B. metyl fomiat C. etyl fomiat D. metyl axetat
Câu 2Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
 A. Etyl fomat	B. Etyl axetat	C. Etyl propionat	D. Propyl axetat
Câu 3 Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dd NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là:
 A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5. 
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. 	D. HCOOCH3 và HCOOC2H5. 
Câu 4 Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. n-propyl axetat. 	B. metyl axetat.	C. etyl axetat. 	D. metyl fomat.
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 10. B. 11. C. 13. D. 12. 
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư. Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? 
A. Giảm 7,38 gam. B. Giảm 7,74 gam. C. Tăng 2,70 gam. D. Tăng 7,92 gam.
II. CAC BON HYĐRAT
Biết. 
Câu 1: Chất không tan được trong nước lạnh là :
A. Saccazozo	B. Fructozo	C. Glucozo	D. Tinh bột
Câu 2 : Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni, to.	B. Cu(OH)2.	C. dung dịch brom.	D. AgNO3/NH3.
Câu 3: Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
A. fructozơ	B. glucozơ 	C. saccarozơ	D. mantozơ
Câu 4: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.	B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ.	D. fructozơ
Câu 5: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột, mantozơ B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ,mantozơ	
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ,tinh bột	 D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ, mantozơ
Câu 6: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
HIỂU
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là 
 A. ancol etylic, anđehit axetic. 	B. glucozơ, ancol etylic. 
 C. glucozơ, etyl axetat. 	D. mantozơ, glucozơ. 
Câu 2: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với 
 A. kim loại Na. B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. 
 C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 3: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.	B. [C6H8O2(OH)3]n.	C. [C6H7O3(OH)3]n.	D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 4: Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng 
A. axit axetic 	B. đồng (II) oxit	C. natri hiđroxit 	D. đồng (II) hiđroxit
Câu 5: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozơ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.	B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.	D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
 A. 9,0.	 B. 18,0.	 C. 36,0.	 D. 16,2.
Câu 2: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
A. 250 gam. 	B. 360 gam. 	C. 270 gam. 	D. 300 gam.
III AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN
Biết. 
 Câu 1: Nguyên nhân tính bazơ của anilin là : 
A. Phản ứng được với dung dịch axit HCl B. Là hợp chất xuất phát từ bazơ NH3
C. Có khả năng nhường proton D. Trên N còn đôi electron tự do có khả năng nhận proton
Câu 2Tiến hành thí nghiệm với anilin, hiện tượng nào sau đây không đúng ?
	A. Cho nước brom vào thì có kết tủa trắng.
	B. Cho dung dịch HCl vào thì tạo dung dịch đồng nhất .
	C. Cho dung dịch NaOH vào thì tách làm hai lớp .
	D. Cho dung dịch H2SO4 vào thì có kết tủa trắng .
Câu 3Trong cơ thể , protit chuyển hoá thành :
 A. α Amino axit B- Axit béo C- Glucozơ D- Axit hữu cơ
Câu 4: Amino axit là những hợp chất hữu cơ có chứa các nhóm chức:
 A. Cacboxyl và hidroxyl 	 B. Hidroxyl và amino
 C. Cacboxyl và amino 	 D. Cacbonyl và amono
Câu 5: Chọn phát biểu sai:
A. Bậc rượu là bậc của nguyên tử cacbon mang nhóm OH
B. Bậc amin là bậc của nguyên tử cacbon mang nhóm NH2
C. Bậc amin là bậc của nguyên tử nitơ
D. Để nhận biết metylamin và phenylamin ta có thể dùng quì tím.
Câu 6: Anilin phản ứng được với những chất nào trong dãy chất sau đây :
HCl (1) , C6H5OH (2) , dung dịch Br2 (3) , H2SO4 (4) , C2H5OH (5) , NaOH (6)
A. (1), (2), (3)	B. (1), (3), (4) C. (1) , (3) 	D. (1) , (3), (6)
Câu 7: Amino axit là những hợp chất hữu cơ ........................., trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức ................. và nhóm chức ................... Điền vào chổ trống còn thiếu là :
A. Đơn chức, amino, cacboxyl B. Tạp chức, cacbonyl, amino
C. Tạp chức, amino, cacboxyl D. Tạp chức, cacbonyl, hidroxyl
Câu 8: Axit amino axetic không tác dụng với chất :
A. CaCO3 B. H2SO4 loãng C. CH3OH D. KCl 
Câu 9: Khi thủy phân Tripeptit H2N –CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các Aminoaxit 
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH 	 B. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH
C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH 	 D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH
Câu 10: Công thức nào sau đây thuộc loại dipeptit?
A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2-COOH. B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CH2CONH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2CONH-CH2-COOH.
HIỂU
Câu 1: Cho 4 chất : I/ Amoniac	II/ Metylamin	III/ Dimetylamin	IV/ Phenylamin
Thứ tự tính bazơ tăng dần là:
A. I < IV < III < II	B. IV < I < II < III
C. III < II < I < IV	D. II < III < I < IV
Câu2: Với sơ đồ phản ứng bên dưới thì chất B là chất nào?	
A. Nitro benzen	B. Anilin	C. Phenylamoni clorua	D. Natri phenolat
Câu3: Amin C3H9N có số đồng phân là : 
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu4: Số đồng phân amin bậc một của C4H11N là :
A. 4	B. 5	C. 6	D. 8
Câu5: Để phân biệt metylamin và anilin ta dùng thuốc thử :
A. dung dịch Br2 	B. Quì tím	C. dung dịch HCl 	D. Cả A và B
Câu6: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dung dịch sau :
NH2 (CH2)2CH(NH2)COOH ; NH2CH2COOH ; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
Có thể nhận ra được 3 dung dịch bằng :
A. Giấy tẩm dd quì tím B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Dung dịch Br2 
Câu7: Thực hiện phản ứng trùng ngưng 2 Aminoaxit : Glyxin và Alanin thu được tối đa bao nhiêu Đipeptít
A.1 	B.2 	C.3 	D. 4	
Câu 8: Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH , CH3COOH Và C2H5-NH2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là. 
 A. natri kim loại B. dung dịch NaOH C. quì tím D. dung dịch HCl
Câu 9: Có sơ đồ phản ứng sau
 C3H7O2N + NaOH CH3-OH + (X) Công thức cấu tạo của (X) là:
 A. H2N-CH2-COOCH3 B. CH3- CH2-COONa 
 C. H2N-CH2-COONa D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu10: Để phân biệt lòng trắng trứng và hồ tinh bột, ta có thể dùng cách nào sau đây:
 I/ Đun nóng 2 mẫu thử II/ Dùng dung dịch Iot
 A. I sai, II đúng B. I, II đều đúng C. I đúng , II sai D. I , II đều sai
VẬN DỤNG THẤP
Câu1: Một aminoaxit no X tồn tại trong tự nhiên ( chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH ). Cho 0,89g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255g muối. Công thức cấu tạo của X là:
 A. H2N-CH2-COOH B. H2N-CH2-CH2-COOH 
 C. CH3- CH(NH2)- COOH D. C3H7- CH(NH2)- COOH 
Câu2: Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2% . Công thức cấu tạo của X là : 
 A. H2N-C3H6-COOH B. H2N-C2H5-COOH 
 C. H2NC3H5(COOH)2 D. (H2N)2C3H5COOH
Câu3: Đốt cháy hoàn toàn một mol amin đơn chức cần 2,25 mol oxi. Amin này là:
A. CH3NH2 	B. C2H5NH2 	C. C2H5N	D. C2H3N
Câu4: Để trung hòa 11,8 g một amin đơn chức bậc I cần dùng 200ml dd HCl 1M. Amin này có CT là:
A. CH3NH2 	B. C2H5NH2 	C. C3H7NH2 	B. C4H9NH2 
Câu5: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một tetrapeptit X thu được 31,4 gam hỗn hợp amino axit. Phân tử khối của X là:
A. 242. B. 260. C. 314. D. Kết quả khác.
Câu6: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol penta peptit X thì thu được 3 mol glixin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala, và tripeptit Gly-Gly-Val. Trình tự các a-amino axit trong X là:
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
C. Gly-Gly-Val-Ala-Gly. D. Gly-Gly-Val-Gly-Ala.
Câu7: Phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu máu) chứa 0,4% sắt về khối lượng (mỗi phần tử hemoglobin chỉ chứa một nguyên tử sắt) là:
A. 4000. B. 7000. C. 14000. D. 56000.
Câu8: Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là : 
A. C3H5O2N B. C3H7O2N C. C2H5O2N D. C4H9O2N 
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tripeptit mạch hở X và Đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α-aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượngCO2 và H2O bằng 24,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này: 
A. Giảm 37,2 gam B. Giảm 27,3 gam C. Giảm 23,7 gam D. Giảm 32,7 gam.
Câu 2: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH ; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là :
 A. 149 gam. B. 161 gam. C. 143,45 gam. D. 159 gam. 
Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn một polipeptit, người ta thu được các amino axit với khối lượng như sau: 26,7 g alanin, 30 g glyxin, 23,4 g valin. Tỉ lệ số phân tử mỗi loại amino axit co trong chuỗi polipeptit trên là:
A. 1:2:3. B. 2:3:4. C. 3:4:2. D. 2:1:3.
IV POLIME
Biết. 
Câu 1: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
 A. Tơ tằm và tơ enan. 	B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. 
 C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. 	D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 2: Polime nào có cấu trúc mạch phân nhánh ?
	A. poli isopren 	B. PVC	C. Amilopectin của tinh bột	D. PE
Câu 3: Nilon-6,6 có công thức cấu tạo là
 A. [-NH-(CH2)5-CO-]n B. [-NH-(CH2)6-CO-]n 
 C. [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n D. Tất cả đều sai
Câu 4: Polime X có phân tử khối M=280.000 đvC và hệ số trùng hợp n=10.000. X là
	A. PE	B. PVC	C. (-CF2-CF2-)n	D. polipropilen
V ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Biết. 
Câu 1: Nguyên nhân gây ra những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim) là
	A. trong kim loại có nhiều electron độc thân
	B. trong kim loại có các ion dương di chuyển tự do
	C. trong kim loại có các electron tự do
	D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại
Câu 2: Cho cấu hình electron của nguyên tử sau :
 (1) 1s22s22p63s23p1 (2) 1s22s22p63s23p63d64s2
 Cấu hình trên của nguyên tố nào ?
 A. Nhôm và canxi B . Natri và canxi C. Nhôm và sắt D . Natri và sắt 
Câu 3: Độ dẫn nhiệt của các kim loại Cu , Ag , Fe , Al giãm dần theo thứ tự nào sau đây 
 A . Cu , Ag , Fe , Al B . Ag , Cu , Al , Fe 
 C. Al . Fe, Cu , Ag C . Al, Fe , Cu , Ag 
Câu 4: Điền vào chổ trống sau đây từ hoặc cụm từ thích hợp:
 	Thép cacbon là hợp kim có thành phần chính gồm 2 nguyên tố là.............và....................
A. Fe và C B. Fe và Si C. Fe và Al D. Al và C
Câu 5: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội . M là kim loại nào?
Al. B.Ag. C. Zn. D.F
Câu 6: Loại phản ứng hóa học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại ?
A. Phản ứng oxi hóa - khử . B. Phản ứng thế
C. Phản ứng phân hủy . D. Phản ứng hóa hợp .
Câu7: Tính chất hóa học chung của kim loại là:
Dễ bị khử. B. Dễ bị oxi hóa. C.Đều t/d với H2O D. Độ âm điện thấp.
Câu 8: Những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
K, Na, Mg, Ag. B. Li, Ca, Ba, Cu. 	 C. Fe, Pb, Zn, Hg. 	 D. K, Na, Ca, Ba.
Câu 9: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
 A.oxi hóa ion kim loại thành kim loại. 	 B. dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn.
 C. khử ion kim loại thành kim loại. 	 D. thực hiện quá trình oxi hóa kim loại.
Câu 10: Phương pháp dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là phương pháp
 A.nhiệt luyện. B.điện phân. C.thủy phân. D. thủy luyện.
HIỂU
Câu 1: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.	B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.	D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Câu3: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển,băng thép cac bon trong các kim loại sau: Cu, Zn, Pb nên dùng kim loại nào ?
 A. Chỉ có Cu	B. Chỉ có Zn	C. Chỉ có Cu Zn 	D. Chỉ có Cu, Pb
Câu 4: Hóa chất nào sau đây dùng để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu?
	A. Cu(NO3)2	B. Fe(NO3)3 C. AgNO3 D. Fe(NO3)2
Câu 5: Nhúng một lá sắt nhỏ(dư) vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là 
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 6: Sau một thời gian phản ứng giữa các cặp oxi hoá - khử là Zn2+/Zn và Cu2+/Cu trong dung dịch, nhận thấy
A. khối lượng kim loại Zn tăng. 
 B. khối lượng kim loại Cu giảm.
C. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng.
D. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng.
Câu 7: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại nào?
A. Cu, Fe. B. Pb, Fe. C. Ag, Pb. D. Zn, Cu.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố M tạo được cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
ô số 11, chu kỉ 3, nhóm IIA B. ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA
 C. ô số 13, chu kì 3, nhóm IVA D. ô số 14, chu kì 3, nhóm IA
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ I = 10A trong thời gian t, ta thấy có 224 ml khí ở đktc thoát ra ở anod. Biết rằng điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng lên và thời gian điện phân là:
A. 1,28g; 6 phút 26 giây	B. 0,32g; 6 phút 26 giây	
C. 0,64g ; 6,4 phút	 	D. 3,2g ; 6,4 phút
Câu 2: Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào 1120ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344g và nồng độ CuSO4 còn lại là 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là
A. Mg	B. Al	C. Fe	D. Zn.
Câu 3: Cho luồng khí CO đi qua m gam Fe2O3 đun nóng, thu được 39,2 gam hỗn hợp gồm bốn chất rắn là sắt kim loại và ba oxit của nó, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hỗn hợp khí này hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong có dư, thì thu được 55 gam kết tủa. Trị số của m là
 	A. 24 gam 	B. 32 gam 	C. 64 gam 	D. 48 gam
Câu 4: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là 
 	A. 6,52 gam	B. 8,88 gam	C. 13,92 gam	D. 13,32 gam
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
-Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 lá
 	A. V1 = 5 V2	B. V1 = V2	C. V1 = 2V2	D. V1 = 10V2
Câu 2: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối có trong X là
 	A. 19,5 gam	B. 14,1 gam	C. 17 gam	D. 13,1 gam
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2, có tỉ khối đối với heli bằng 8,9trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau. Số mol HNO3 phản ứng là:
 A. 3,2 mol. B. 3,4 mol. C. 2,8 mol. D. 24,15 mol.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề cương ôn tập học kỳ I lớp 12.doc