Đề cương ôn tập học kỳ I

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2644Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Kiến thức:
1.1 Các thành phần của NNLT
Biết các thành phần cơ bản của NNLT: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
Biết các quy định về tên, hằng, biến trong một NNLT cụ thể.
Thực hiện được đặt tên đúng và nhận biết tên sai theo quy định.
1.2 Cấu trúc chương trình
Biết cấu trúc của một chương trình: Cấu trúc chung và các thành phần
Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
1.3 Một số kiểu dữ liệu chuẩn
Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên thực, kí tự và logic
Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
1.4 Khai báo biến
Hiểu được cách khai báo biến.
Biết khai báo đúng và nhận biết khai báo sai.
1.5 Phép toán, biểu thức và câu lệnh gán
Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức (số học, quan hệ và logic) và câu lệnh gán.
Hiểu và viết được lệnh gán.
Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng
1.6 Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản:
Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập và xuất thông tin.
Viết được các lệnh vào ra đơn giản.
1.7 Cấu trúc rẽ nhánh
Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Hiểu câu lệnh ghép.
Viết được lệnh rẽ nhánh đơn giản.
2. Kỷ năng: HS nắm được một số kỹ năng cơ bản về lập trình.
Lập trình giải được một số bài toán đơn giản.
Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh.
II. BÀI TẬP
Có hai dạng bài tập:
Bài 1: Sắp xếp, tìm lỗi, điền khuyết hoàn thiện chương trình.
Bài 2: Lập trình tính toán đơn giản.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu diễn nào sau đây không phải là hằng trong Pascal?
A. A20	B. ‘A20’	C. 20	D. 1.06E13
Câu 2: Khai báo nào sau đây là khai báo hằng số trong pascal?
A. Const pi=3.14;	B. Const pi:=3.14	C. Uses pi=3.14;	D. Uses pi:=3.14;
Câu 3: Khai báo nào sau đây là khai báo thư viện trong pascal?
A. Const math;	B. var math;	C. Uses math;	D. Program math;
Câu 4: Tên nào sau đây đặt sai quy định của NNLT Pascal?
A. Diem_Toan	B. Diem Toan	C. DiemToan	D. D_Toan
Câu 5: Tên nào sau đây đặt đúng quy định của NNLT Pascal?
A. Diem_Toan	B. Diem Toan	C. DiemTo@n	D. D-Toan
Câu 6: Trong các NNLT, tên nào được NNLT dùng với ý nghĩa nào đó, nhưng khi cần người dùng có thể khai báo và sử dụng với ý nghĩa khác?
A. Tên dành riêng	B. Tên tự đặt	C. Tên chuẩn	D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Tên nào sau đây đặt đúng quy định
A. D_Tin	B. D Tin	C. 2Diemtin	D. Diem@tin
Câu 8: Cấu trúc chung của một chương trình viết bằng NNLT bậc cao gồm có mấy phần?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 9: Khi viết chương trình bằng NNLT bậc cao, trong phần khai báo ta có thể khai báo thông tin gì?
A. Hằng	B. Biến	C. Thư viện	D. Cả A, B, C
Câu 10: Khi viết một chương trình bằng NNLT bậc cao, biến N có giá trị là 1000 trong toàn bộ chương trình. Vậy ta nên khai báo N thuộc đối tượng nào?
A. Hằng	B. Biến	C. Thư viện	D. Cả A, B, C
Câu 11: Câu lệnh sau dùng khai báo đối tượng nào? Const MaxN=2000;
A. Hằng	B. Biến	C. Thư viện	D. Tên chương trình
Câu 12: Câu lệnh sau dùng khai báo đối tượng nào? Var MaxN:=2000;
A. Hằng	B. Biến	C. Thư viện	D. Đáp án khác.
Câu 13: Trong Pascal, kiểu dữ liệu Word nhận giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
A. 65535	B. 32768	C. 32767	D. 65536
Câu 14: Trong Pascal, kiểu dữ liệu byte nhận giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
A. 255	B. 256	C. 32767	D. 65536
Câu 15: Trong Pascal, kiểu dữ liệu longint nhận giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
A. 65535	B. ≈2.109	C. ≈109	D. 65536
Câu 16: Cho biến x chỉ nhận giá trị nguyên từ -100 đến 100. Ta nên khai báo biến x có kiểu dữ liệu gì thì tối ưu nhất?
A. Integer	B. Word	C. Byte	D. Longint
Câu 17: Cho biến y chỉ nhận giá trị nguyên từ -103 đến 104. Ta nên khai báo biến y có kiểu dữ liệu gì thì tối ưu nhất?
A. Real	B. Word	C. Byte	D. Longint
Câu 18: Để tính diện tích của hình tròn bán kính R thì nên chọn khai báo S có kiểu dữ liệu gì?
A. Real	B. Byte	C. integer	D. Word
Câu 19: Để tính diện tích của hình vuông cạnh a (<=600) thì nên chọn khai báo S có kiểu dữ liệu gì?
A. Longint	B. Byte	C. integer	D. Word
Câu 20: Khai báo biến sau được cấp phát bộ nhớ là bao nhiêu?
	Var a,b,c:byte;
A. 3 byte	B. 6 Byte	C. 9 Byte	D. 18 Byte
Câu 20: Khai báo biến sau được cấp phát bộ nhớ là bao nhiêu?
	Var x,y,z:Real;
A. 3 byte	B. 6 Byte	C. 9 Byte	D. 18 Byte
Câu 20: Khai báo biến sau được cấp phát bộ nhớ là bao nhiêu?
	Var x,y:byte; S:longint;
A. 3 byte	B. 6 Byte	C. 9 Byte	D. Đáp án khác
Câu 21: Khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var x:byte;	B. Var x,y:byte;	C. Var x,y:=byte;	D. Var x.y:byte
Câu 22: Khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var x;y:byte;	B. Var x=byte;	C. Var x:=byte;	D. Var x:byte
Câu 23: Cho biến x chỉ nhận giá trị thực. Khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var x:real;	B. Var x:=real;	C. Var x:integer;	D. Var x:=integer;
Câu 24: Cho biến x chỉ nhận giá trị nguyên <400. Khai báo nào sau đây là tiết kiệm bộ nhớ nhất?
A. Var x:real;	B. Var x:=real;	C. Var x:integer;	D. Var x:longint;
Câu 25: Biểu thức sau cho giá trị như thế nào với x = 5 và y = 10
	(x mod 2 = 0) and (y mod 5 = 0)
A. True	B. False	C. 5 và 4	D. 0 và 4
Câu 26: Để tính diện tích hình thang thì lệnh gán nào sau đây là đúng?
A. S:=(a+b)*h/2;	B. S:=(a+b)*(h/2);	C. S = (a+b)*h/2;	D. S :(a+b)*(h/2);
Câu 27: Để tính diện tích hình chữ nhật thì lệnh gán nào sau đây là đúng?
A. S:=(a+b)/2;	B. S:=(a+b)*2;	C. S = a*b;	D. S :=a*b;
Câu 28: Em hãy viết lại biểu thức sau trong Pascal? 
A. y/z – sqr(z)	B. y/z – sqrt(z)	C. y/z – z	D. y – z/sqr(z)
Câu 29: Em hãy viết lại biểu thức sau trong Pascal? x+y
A. sqr(x,y)	B. sqrt(x,y)	C. sqr(x+y)	D. sqrt(x+y)
Câu 30: Để nhập giá trị vào cho hai biến a và b ta sử dụng lệnh nào sau đây?
A. Readln(a,b);	B. Read(ab);	C. Write(a,b);	D. Writeln(a,b);
Câu 31: Để nhập giá trị vào cho x ta sử dụng lệnh nào sau đây?
A. Readln(x);	B. Reda(x);	C. Readnl(x);	D. write(x);
Câu 32: Để thông báo kết quả Tổng T ra màn hình ta sử dụng lệnh nào sau đây?
A. Write(‘Tong la:’, T);	B. Writeln(‘Tong la T’);
C. Read(‘Tong la:’, T); 	D. Readln(‘Tong la T’);
Câu 33: Thực hiện lệnh Write(x) cho ta kết quả gì?
A. Thông báo giá trị x ra màn hình	B. Thông báo xâu ‘x’ ra màn hình
C. Nhập x vào từ bàn phím.	D. Nhập biến x vào.
Câu 34: Trong câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ, câu lệnh 2 được thực hiện khi có giá trị gì?
	IF then else ;
A. False	B. True	C. 1	D. 0
Câu 35: Trong lập trình câu lệnh ghép dùng để làm gì?
A. Ghép dãy lệnh thành một lệnh ghép	B. Gép dãy lệnh cho gọn chương trình
C. Chia dãy lệnh thành một	D. Chia một lệnh thành nhiều lệnh.
Câu 36: Lệnh sau cho kết quả S như thế nào nếu x =16.
	If (x mod 2 = 0) and (x>0) then S:=True else S:=False;
A. S = True	B. S = False	C. S = 0	D. S = 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_HK_1_Khoi_11.docx