SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT PHÚ RIỀNG TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học kì II - Năm học 2010-2011 I. LÍ THUYẾT: Bài 1: Nghĩa của câu. Bài 2: Tiểu sử tóm tắt. Bài 3: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt. Bài 4: Phong cách ngôn ngữ chính luận. II. TẬP LÀM VĂN: *Nghị luận xã hội: Câu 1: Từ ý kiến dưới đây, anh chị suy nghĩ gì về việc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới.Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề” (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “ bệnh thành tích”- một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển của xã hội hiện nay. Câu 3: Các-Mác từng nhận định “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn Câu 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Câu 5: Các Mác nói: “mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ câu nói trên. *Nghị luận văn học: Bài 1: Bài thơ: “ Vội vàng” của Xuân Diệu. Bài 2: Bài thơ: “Tràng giang” của Huy Cận. Bài 3: Bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Bài 4: Bài thơ: “Từ ấy” của Tố Hữu. Bài 5: Bài thơ: “Chiều tối(Mộ)[Nhật kí trong tù]” của Hồ Chí Minh. -------Hết------- ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học kì II - Năm học 2010 -2011 I. LÍ THUYẾT: Bài 1: I. Hai thành phần nghĩa của câu. 1. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái. 2. Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. II. Nghĩa sự việc. 1. Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. 2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: + Biểu hiện hành động. + Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. + Biểu hiện quá trình. + Biểu hiện tư thế. +Biểu hiện sự tồn tại. + Biểu hiện quan hệ. 3. Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. III. Nghĩa tình thái. 1. Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. + Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. Khẳng định tính chân thực của sự việc Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. + Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. Tình cảm thân mật, gần gũi. Thái độ bực tức, hách dịch. Thái độ kính cẩn. Bài 2: I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt. 1. Khái niệm: - Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó. 2. Mục đích: - Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được nói tới. - Giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức. - Giúp chúng ta trong việc lựa chọn ban bố, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. - Nắm được tiêủ sử nhà văn, nhà thơ, thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ. 3. Yêu cầu: - Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật. - Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt. - Văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt. 1. Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần: + Giới thiệu khái quát nhân thân(họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,) + Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người... + Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu. + Đánh giá chung(vai trò, tác dụng) 2. Các bước viết tiểu sử tóm tắt: + Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng... + Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu. + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản. + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đã viết. Bài 3: I. Loại hình ngôn ngữ. 1. Loại hình ngôn ngữ: là những ngôn ngữ có sự giống nhau về những đặc trưng cơ bản như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Có hai loại hình ngôn ngữ: ngôn ngữ đơn lập(tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,) và loại hình ngôn ngữ hòa kết(tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,) 2. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ. 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. - Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? à 7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết. à Đọc và viết đều tách rời nhau à Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về / ăn chơi / thôn xóm 2. Từ không biến đổi hình thái. Ví dụ: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 tặng tôi2 một quyển vở. à Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Ví dụ: Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi / ăn phần cơm của tôi nhé. - Tôi đang ăn cơm Tôi đã ăn cơm rồi Tôi sẽ ăn cơm Tôi vừa ăn cơm xong à Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. Bài 4: I. Các văn bản chính luận (thể loại):Hịch, cáo, chiếu. các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị... II. Khái niệm: Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng(khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự...nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng... theo một quan điểm chính trị nhất định. III. Đặc trưng : phong cách ngôn ngữ chính luận có ba đặc trưng cơ bản : tính công khai về quan điểm chính trị ; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận ; tính truyền cảm, thuyết phục. II. TẬP LÀM VĂN: *Nghị luận xã hội: Câu 1. a. Mở bài.[Trực tiếp hoặc gián tiếp] - Giới thiệu vấn đề( Nhìn nhận được cái mạnh cái yếu của con người VN để bước vào thế kỷ XXI ). - Trích dẫn: “Cái mạnh .nặng nề” (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) b.Thân bài:Triển khai vấn đề. - Cái mạnh: Thông minh và nhạy bén với cái mới. ( Dẫn chứng minh họa làm sáng rõ vấn đề ) - Cái yếu: + Lỗ hổng về kiến thức cơ bản. + Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế -> ảnh hưởng đến công việc, học tập và năng lực làm việc. - Mỗi chúng ta cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tự trang bị những kiến thức tốt nhất để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI. c. Kết luận. - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề. - Rút ra bài học cho bản thân. Câu 2: a. Mở bài.[Trực tiếp hoặc gián tiếp] Giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài:Triển khai vấn đề. - Giải nghĩa từ “thành tích”: những kết quả, thành quả xuất sắc đã đạt được đối với một công việc cụ thể sau một thời gian nhất định. - Bệnh thành tích là việc báo cáo không đúng sự thật về kết quả làm việc, cụ thể là làm được ít hoặc không đạt yêu cầu nhưng báo cáo thì bịa đặt ra là làm được rất nhiều việc hoặc vượt mức. "Làm thì láo báo cáo thì hay”. - Căn bệnh này không chỉ lừa dối cấp trên, lừa dối xã hội mà còn lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu khác là chủ quan, tự mãn một cách vô lối. - Cách khắc phục là phải tôn trọng sự thật, nghiêm túc với bản thân mình, làm việc có lương tâm, trách nhiệm. c. Kết luận. - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề. - Rút ra bài học cho bản thân. Câu 3: a. Mở bài. Giới thiệu câu nói của Các-Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.. b. Thân bài. Triển khai vấn đề. - Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Vì vậy, việc giữ gìn tình bạn là vô cùng cần thiết. - Để giữ gìn tình bạn thì những điều quan trọng là sự chân thành, thẳng thắn, biết tha thứ, biết vượt qua tự ái. + Thẳng thắn: cần biết chỉ ra cái sai trái của bạn, không đồng tình, ủng hộ. + Biết tha thứ: luôn khoan dung, tha thứ, rộng lượng khi bạn biết sửa chữa. + Biết vượt qua lòng tự ái: không mặc cảm tự ti hay tự phụ trong bạn bè, cần hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình. - Khẳng định việc giữ gìn tình bạn bằng những phương pháp trên là vô cùng cần thiết. c. Kết bài. Khẳng định lại vấn đề. Tình bạn là vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giữ gìn nó. Câu 4: a. Mở bài. - Học sinh giới thiệu về cuộc vận động “hai không” trong ngành giáo dục. - Trình bày quan điểm chung nhất của bản thân trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. b. Thân bài. - Giải thích. + Nói không với tiêu cực trong thi cử: cả giáo viên và học sinh đều không vi phạm quy chế thi cử - không gian lận, bao che, chạy điểm trong thi cử. + Nói không với bệnh thành tích: dạy và học thực chất, không chạy theo thành tích. - Phân tích. + Việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục sẽ tạo ra một môi trường học tập nghiêm túc, lành mạnh, công bằng, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà. + Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học thực chất, chống tiêu cực vẫn chưa thực sự được triển khai một cách nghiệm túc. - Bình luận. + Cuộc vận động hai không: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là quan trọng và cần thiết trong thời đại ngày nay. + Hiện nay, có không ít những hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nó đã trở thành vấn nạn, trở thành một hiện tượng nhức nhối trong xã hội. + Tiêu cực trong thi cử làm cho học sinh ỉ lại, biếng nhác, không tích cực học tập. + Chạy theo thành tích trong giáo dục đã vô tình làm hỏng kiến thức của học sinh, tạo ra một “sản phẩm” kém chất lượng và không có giá trị sử dụng. c. Kết bài. - Cuộc vận động “hai không” là quan trọng, cần thiết. - Bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về cuộc vận động, làm gì để hưởng ứng cuộc vận động. Câu 5: a. Mở bài. - Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều, tài nguyên ngày càng cạn kiệt -> cần phải tiết kiệm. - Câu nói của Các Mác khẳng định thời gian là quý nhất. b. Thân bài. + Giải thích thế nào là tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải, vật chất, một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí. + Giải thích câu nói của Các Mác. - Khẳng định câu nói của Các Mác là đúng. - Nêu giá trị của thời gian: có thời gian sẽ có tất cả, thời gian qua đi không lấy lại được. - Con người cần biết quý trọng thời gian, sử dụng thời gian vào công việc có ích. + Tại sao chúng ta phải tiết kiệm thời gian. - Sau chiến tranh đất nước bị tàn phá, cần có thời gian để phục hồi mọi mặt. - Đời sống của nhân dân, cơ sở vật chất còn thiếu thốn -> cần thời gian để xây dựng cuộc sống mới. - Muốn đất nước phát triển thì toàn dân phải ra sức tiết kiệm, tránh tham ô, lãng phí, + Cảm nghĩ của bản thân. - Mỗi công dân cần có ý thức tự giác tiết kiệm. - Liên hệ bản thân học sinh: c. Kết bài. - Câu nói của Mác đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. - Trong thời đại công nghiệp hóa, chúng ta cần rèn luyện ý thức tiết kiệm. *Nghị luận văn học: Dàn ý sơ lược Bài 1: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Vội vàng(Xuân Diệu) I. Tác giả, tác phẩm: 1.Tác giả : Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: rút từ tập : Thơ thơ(1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ « mới nhất trong các nhà thơ mới » II. Nội dung, nghệ thuật của bài thơ : 1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. * Khát vọng của Xuân Diệu. Tôi muốn: - Tắt nắng -> cho màu đừng nhạt - Buộc gió ->cho hương đừng bay đi Điệp từ, động từ mạnh “tắt, buộc” ->Thể hiện một ý muốn quá táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc, giữ cái đẹp của trần thế. => Ý tưởng có vẻ “ngông cuồng” xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống tha thiết, say mê. * Tâm trạng vui tươi trước cảnh sắc thiên nhiên: - Điệp từ “này đây” liên tục, dồn dập -> thể hiện tiếng reo vui của tác giả trước sự bất tận của thiên nhiên khi mùa xuân tới. Nào là: Ong bướm – tuần tháng mật Hoa – đồng nội xanh rì Lá – cành tơ phấp phới Yến anh – khúc tình si Anh sáng – chớp hàng mi Nhịp thơ nhanh gấp gáp, từ ngữ giàu hình ảnh ->Tất cả đang ở thời kì xung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất. Mùa xuân tươi đẹp tràn đầy hương sắc. “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Cách so sánh độc đáo, táo bạo, bất ngờ đầy sức khơi gợi. Gợi cho ta thấy nét đẹp mơn mởn tơ non, đầy sức sống và vô cùng quyến rũ không thể nào cưỡng lại được của cuộc sống, của mùa xuân. => Trong đôi mắt Xuân Diệu, cuộc sống xung quanh đầy sức sống, thiên nhiên đầy xuân sắc, xuân tình. Nhà thơ khao khát đón nhận tất cả. 2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” - Nhà thơ bỗng hoài xuân, tiếc xuân khi mùa xuân chỉ mới vừa bắt đầu. - Nhà thơ cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời, bởi những gì đẹp nhất của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu rồi sẽ ra đi không trở lại-> gợi sự bâng khuâng tiếc nuối khi nhận ra giới hạn của cuộc đời. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non – xuân sẽ già Xuân hết – tôi cũng mất” - Kết cấu lặp, điệp từ “nghĩa là” vừa giải thích, vừa bộc lộ sự lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian. Bởi thiên nhiên đối kháng với con người “Lòng tôi rộng – lượng trời cứ chật Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hia lần Còn trời đất – chẳng còn tôi mãi” Hình ảnh đối lập, giọng thở than u buồn => Nhà thơ cảm nhận được cái vô hạn của thời gian, của thiên nhiên đất trời với cái hữu hạn ngắn ngủi của đời người nên xót xa nuối tiếc. “Mùi năm tháng đều... than thầm tiễn biệt Cơn gió xinh thì thào ... phai tàn, sắp sửa” Sự nuối tiếc thấm sâu vào cảnh vật, tâm hồn vì tất cả rồi sẽ tàn phai, chia li và biến mất- một cuộc ra đi vĩnh viễn. “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa” - Điệp ngữ, tiếng thở dài luyến tiếc tuyệt vọng 3. Khát vọng sống, khát vọng cuồng nhiệt hối hả. - Mau đi thôi! -> Lời giục giã vội vàng: hãy sống, hãy chiêm ngưỡng, hưởng thụ. - Ta muốn -> khát vọng thật táo bạo, mãnh liệt. - Các động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn => Tình cảm thật mãnh liệt biến thành hành động cụ thể –thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, đắm say; một tấm lòng ham sống, khát sống. Chính tình yêu đó đem lại một luồng sinh khí cho vạn vật, đất trời. - Điệp từ “ cho” ( cho chuếnh choáng cho đã đầy cho no nê ) -> Cảm xúc càng lúc càng cuồng nhiệt, tham lam, vồ vập hơn – hưởng thụ thỏa thuê hương sắc của cuộc sống. - “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” -> Thể hiện sự dâng trào đỉnh cao của cảm xúc – Mùa xuân được nhân hóa như một thực thể, nhân vật trữ tình muốn chiếm lĩnh, tận hưởng bằng tất cả năng lực =>Lòng ham say, vồ vập, một khát vọng cồn cào muốn chiếm đoạt tất cả hương vị của cuộc đời. à Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Đó là quan niệm sống mới mẻ, tích cực chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ - Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nỗi, hối hả, cuồng nhiệt... 2. Ý nghĩa : quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời Bài 2: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Tràng giang(Huy Cận) I. Tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả : Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não - Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí 2. Tác phẩm: - Xuất xứ : rút từ tập Lửa thiêng(1939) - Nhan đề : so sánh tên gọi Tràng giang với Trường giang II. Nội dung, nghệ thuật của bài thơ : - Lời đề từ: Cảm hứng chủ đạo được tác giả nói rõ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài (H.C) => Toàn bộ cảm xúc chi phối cảm hứng sáng tác của tác giả à chìa khoá để hiểu bài thơ. 1. Khổ thơ 1: Mở đầu bài thơ bằng cảnh sông nước mênh mông bất tận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” - Điệp vần “ang” gợi lên sự mênh mông bất tận. -Buồn “Điệp điệp” từ láy->gợi nỗi buồn miên man trải dài vô tận, không dứt. ->Câu thơ không chỉ nói sông, nước mà nói một nỗi buồn bất tận. “Con thuyền xuôi mái nước song song” - Con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, trôi nổi, vô định. Thuyền và nước chỉ song song với nhau mà không gắn bó với nhau. Thuyền đi với dòng để rồi chia li với dòng. - Hình ảnh gợi sự chia lìa, rồi lại “củi một cành khô lạc mấy dòng” -> Hình ảnh nhỏ bé mong manh, trôi nổi trên dòng sông, gợi liên tưởng đến kiếp người trôi nổi trên dòng đời vô định. => Khổ thơ vẻ lên một không gian bao la, vô định, rời rạc, hờ hững với một con thuyền, một nhánh củi lênh đênh gợi cảm giác buồn mênh mông, mang tâm trạng thời đại. 2. Khổ thơ 2: Bổ sung vào bức tranh sông nước các hình ảnh bé bỏng trong trạng thái tàn rụi “lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa vãng chợ chiều” – xuất hiện âm thanh cuộc sống nhưng không làm cho cảnh vật bớt vắng vẻ mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên càng mênh mang, hiu quạnh hơn ( âm hưởng của các từ láy lơ thơ, đìu hiu )– gợi một không gian tâm tưởng: “ Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu ” Câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc : mở ra một không gian đa chiều : ta như thấy sông thêm dài, trời thêm cao và rộng hơn, bến sông ấy như thêm cô liêu, con người càng thêm cô đơn, bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng. 3. Khổ thơ 3: - Hình ảnh “ bèo dạt về đâu hàng nối hàng” -> càng khắc sâu nỗi buồn về sự vô định, phó mặc, bất lực trước cuộc đời. Đây cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ mới trong những năm ngột ngạt dưới thời thuộc Pháp. - Điệp từ “ không” ( không cầu, không chuyến đò): gợi sự thiếu vắng , trống trãi, không có tín hiệu của sự giao hòa, thân mật – Dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người - khắc sâu ấn tượng về sự chia lìa, tan tác. “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” -> thiên nhiên đẹp nhưng thiếu vắng hình dáng con người. => Nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mang trước trời rộng sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. 4. Khổ thơ 4: Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận. “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. “ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ quê hương: “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” So sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu: “ Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu” Ta thấy với Huy Cận không cần có khói sóng trên sông vẫn nhớ quê nhà da diết -> Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, cháy bỏng. => Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân như đang soi mình xuống dòng sông, thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về với quê hương. => Nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Nỗi nhớ da diế
Tài liệu đính kèm: