Đề cương ôn tập học kì II – Năm học 2014 – 2015 môn: Công nghệ 6

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1380Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II – Năm học 2014 – 2015 môn: Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II – Năm học 2014 – 2015 môn: Công nghệ 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ 6
A. THỰC HÀNH
1, Thực hành cắt tỉa hoa quả
2, Thực hành trộn dầu dấm rau xà lách
3, Thực hành xây dựng thực đơn cho bữa cỗ. (tiệc)	
B. LÍ THUYẾT
Câu 1: Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. Cách phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn .
- Thức bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật .
- Thức ăn bị biến chất .
- Bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nốc nấm độc...) 
-Thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm. 
2.Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm.
a. Phòng tránh nhiễm trùng . 
- Rữa tay sạch trước khi ăn .
- Vệ sinh nhà bếp .
- Rữa kĩ thực phẩm .
- Nấu chín thực phẩm .
- Đậy thức ăn cẩn thận .
- Bảo quản thực phẩm chu đáo .
b. Phòng tránh nhiễm độc.
-Không dùng thực phẩm có chất độc như cá nốc, khoai tây có mầm, nấm độc .
-Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học .
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng , những hộp bị phòng.
Câu 2: Thực đơn là gì? Các nguyên tắc xây dựng thực đơn.
1. Thực đơn là 
- Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày .
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn
+Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn 
- Bữa ăn thường có từ 3 - 4 món ăn
- Bữa cỗ, liên hoan, chiêu đãi thường có 4 - 5 món ăn trở lên
+Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn 
- Bữa ăn thường ngày gồm các món ăn chính: canh, mặn, xào, nước chấm
- Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường đủ các loại món ăn.
+Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế 
 Câu 3: Hãy trình bày chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột đối với cơ thể?
1.Chất đạm
a. Thiếu chất đạm trầm trọng:
-Trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng 
- Mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển .
b.Thừa chất đạm:
- Chất đạm thừa sẽ tích lũy ở dạng mỡ, gây béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
2. Chất đường bột:
a.Thừa chất đường bột: sẽ tăng trọng nhanh, bị béo phì 
b.Thiếu chất đường bột: đói mệt, cơ thể ốm yếu .
3.Chất béo .
a.Thừa chất béo: cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
b.Thiếu chất béo: thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt đói .
Câu 4: Nêu khái niệm và quy trình thực hiện món kho và món nấu?
1. Kho
* Kho: là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. 
* Quy trình thực hiện.
- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp , tẩm ướp gia vị. 
 - Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có vị đậm. 
 - Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.
2.Nấu
*Nấu là là làm chín thực phẩm trong môi trường nước, thường phối hợp nguyên liệu thực vật và động vật hoặc nấu riêng có gia vị.
* Quy trình thực hiện.
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Nấu nguyên liệu động vật trước sau đó cho thực vật sau rồi nấu tiếp, nêm vừa miệng.
- Trình bày đặc trưng theo món.
Câu 5: Để tổ chức được bữa ăn hợp lí cần dựa vào những nguyên tắc nào?
1. Nhu cầu của các thành phần trong gia đình .
- Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sức khỏe và cơng việc để mua thực phẩm thích hợp .
2. Điều kiện tài chính .
- Cân nhắc về số tiền hiện có để mua thực phẩm .
- Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không cần tốn nhiều tiền 
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng .
- Cần mua đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn.
4. Thay đổi món ăn.
-Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán.
- Thay đổi các phương pháp chế biến món ăn .
- Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món 
- Trong bữa ăn không nên có món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính .
Câu 6: Em hãy nêu quy trình tổ chức bữa ăn hợp lí?
-Xây dựng thực đơn.
-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
-Chế biến món ăn.
-Bày bàn và thu dọn sau ăn.
Câu 7: Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
+ Bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, hợp vệ sinh, tránh để ruồi, bọ xâm nhập vào thức ăn. 
+ Sử dụng thực phẩm tươi ngon, tinh khiết, hợp vệ sinh; không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn. 
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm từ khi sản xuất, mua sắm cũng như khi chế biến, bảo quản để phòng tránh ngộ độc thức ăn. 
+ Cần có biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm để đảm bảo an toàn trong ăn uống. 

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tap HK2 - cong nghe 6.doc