TRƯỜNG THPT SỐ 2 ĐỨC PHỔ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (HKII, NH 2014-2015) TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD MÔN: LỊCH SỬ - K12 1. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965): - Phong trào Đồng Khởi (1959-1960): Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam - Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ 2. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973): - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam - Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ - Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ - Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” - Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam 3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975): - Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc: Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (04/03 – 02/05/1975): Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh (diễn biến, kết quả, ý nghĩa) - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) 4. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975: - Tình hình, nhiệm vụ hai miền Nam, Bắc sau năm 1975. - Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước: Hoàn cảnh, quá trình tiến hành, ý nghĩa 5. Đất nước trên dường đi lên CNXH: - Đường lối đổi mới đất nước của Đảng. - Qúa trình thực hiện đường lối đổi mới (1986-1990): thành tựu, ý nghĩa, hạn chế. --------- *Lưu ý: Đối với học sinh học chương trình nâng cao, ngoài 5 nội dung trên, các em cần ôn thêm những nội dung sau đây: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng: Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ; Đấu tranh với Trung hoa Dân quốc và bọn phản động ở miền Bắc; Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ: Âm mưu, hành động chiến tranh của Pháp, đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ---HẾT--- KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ; KHỐI 12; Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN BẮT BUỘC (Chung cho cả hai chương trình) Câu 1 (3,0 điểm) So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam. Câu 2 (3,0 điểm) Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung chủ trương, kế hoạch đó có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng? II. PHẦN TỰ CHỌN (Học sinh học chương trình nào thì chọn câu hỏi của chương trình đó) Câu 3a (4,0 điểm): Dành cho CT cơ bản Vì sao sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta vẫn phải tiến hành thống nhất đất nước về mặt nhà nước? Ý nghĩa của việc thống nhất đó. Câu 3b (4,0 điểm): Dành cho CT nâng cao Tại sao ta quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. ---HẾT---
Tài liệu đính kèm: