Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Long An

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 597Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Long An
ÔN TRẮC NGHIỆM KÌ II MÔN GDCD LỚP 9
QUÍ THẦY CÔ THAM KHẢO TÙY THÍCH THEO Ý MÌNH – THỦY MỘC HÓA- LONG AN 
SỞ GD&ĐT LONG AN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2_ LỚP 9 
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian làm bài kiểm tra học kì 2: 45 phút
Hình thức câu hỏi kiểm tra: theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan theo tỉ lệ: tự luận (6 điểm), trắc nghiệm khách quan 4 phương án lựa chọn, trong đó có 1 phương án đúng (16 câu – 4 điểm). 
Nội dung câu hỏi thuộc các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của các bài sau:
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 17. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
----- HẾT -----
Câu 1: Ngày Pháp luật nước Việt nam là 
11/9	c.2/9
9/11	d.9/2
Câu 2: Pháp luật nước ta ra đời khi nào?
Có nhà nước phong kiến 	c. Nhận dân ta giành được độc lập 
Khi có nhà nước 	d. Thành lập Quốc hội
Câu 3: Pháp luật do ai ban hành ?
Nhân dân	c. Chính phủ
Quốc hội 	d. Thủ tướng 
Câu 4: Pháp luật có mấy đặc điểm ?
3	c. 5
4 	d. 6 
Câu 5: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng 
a.Giáo dục thuyết phục 	c.Thuyết phục cưỡng chế 
b. Giáo dục , cưỡng chế 	d. Giáo dục, thuyết phục,cưỡng chế 
Câu 6: Những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến là thuộc đặc điểm 
a.Quy phạm phổ biến 	c. Tính cưỡng chế 
b. Xác định chặt chẽ 	d. Thuộc tính giai cấp 
Câu 7: Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước , kinh tế và xã hội thuộc 
a.Bản chất 	c. Đặc điểm
b. Bản chất , đặc điểm 	d. Vai trò 
Câu 8:Phát huy quyền làm chủ , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thể hiện ?
a.Bản chất 	c. Đặc điểm
b. Bản chất , đặc điểm 	d. Vai trò 
Câu 9: các điều luật được quy định rõ ràng , chính xác , chặt chẽ thể hiện tính 
a.Quy phạm phổ biến 	c. Tính cưỡng chế 
b. Xác định chặt chẽ 	d. Thuộc tính giai cấp 
Câu 10: Pháp luật thể hiện ý chí giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng là thể hiện ?
a.Bản chất 	c. Đặc điểm
b. Bản chất , đặc điểm 	d. Vai trò 
Câu 11: Câu ca dao “ Ơn cha nặng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang” thể hiện mối quan hệ:
Gia đình 	c. Mỗi cá nhân 
Văn bản pháp luật 	d.Cộng đồng 
Câu 12 :Thực hiện bổn phận trong câu ca dao trên dựa trên cơ sở nào?
a. Do nhà nước ban hành	c. Đúc kết từ thực tiễn cuộc sống
b. Giáo dục, cưỡng chế 	d. thuyết phục và cưỡng chế.
Câu 13: Không thực hiện bổn phận Câu ca dao “ Ơn cha nặng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”sẽ 
a. Để tiếng xấu trong dư luận xã hội	c. thuyết phục và cưỡng chế.
b.Bị phạt tù 	d. Lương tâm cắt rứt
Câu 14: Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mục đạo đức 
Nói tục chửi thề 	 c. Đoàn kết , giúp đỡ bạn bè
Nhường chỗ cho người già trên xe buýt 	d. Lễ phép kính trọng thầy cô
Câu 15:Đối với cá nhân đạo đức góp phần :
Tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc 	c. Ổn định gia đình
Hoàn thiện nhân cách con người 	d. Phát triển vững chắc gia đình
Câu 16: Giữa đạo đức và pháp luật giống nhau đều là :
Thể hiện , bảo vệ các gái trị nhân văn vì con người
Là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử mà mọi người phải thực hiện
Đều do nhà nước ban hành 
Đều do kinh nghiệm mà có 
Câu 17:Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người sống
a. có đạo đức 	c. Tuân theo pháp luật 
b. Kỉ luật 	d. Lễ phép
Câu 18:Sống có đạo đức và pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp 
Mọi người tiến bộ 	 
Mọi người yêu quí,kính trọng
 Làm nhiều điều có ích
Mọi người tiến bộ, làm nhiều điều có ích, mọi người yêu quí,kính trọng
Câu 19:Bảo vệ Tổ quốc bao gồm :
Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, hậu phương quân đội
Bảo vệ an ninh trật tự xã hội
Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, Thực hiện nghĩa vụ quân sự, hậu phương quân đội, Bảo vệ an ninh trật tự xã hội
Câu 20: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm( nghĩa vụ )của:
Mọi người 	c. Nhà nước 
Quân đội 	d. Công an
Câu 21:Thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự là :
18 tháng 	c. 24 tháng 
12 tháng	d. 30 tháng 
Câu 22: Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là
Đủ 18- hết 27 tuổi	c. Đủ 18- hết 25 tuổi
Đủ 20- hết 27 tuổi	d. Đủ 18- 27 tuổi
Câu 23: Lao động chính cho xã hội là 
Đủ 18 tuổi	c. Đủ 15 tuổi
Đủ 20 tuổi	d. Đủ 25 tuổi
Câu 24:Tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm là 
Nghĩa vụ lao động 	c.Quyền lao động 
Nhu cầu cần thiết 	d.quyết định tồn tại cho xã hội 
Câu 25: Mọi người cần phải lao động vì 
Nuôi sống bản thân 	c. Nuôi sống gia đình 
Duy trì phát triển đất nước 	d. Tất cả đều đúng 
Câu 26: Lao động là nhân tố quyết định 
Sự tồn tại của đất nước 	 
Thể hiện quyền tự do 	
 Sự tồn tại của đất nước, Phát triển của đất nước, nhân loại
Phát triển của đất nước, nhân loại
Câu 27: Lao động là vinh quang là câu nói của :
Bác Hồ 	c. Phạm Văn Đồng 
Nguyễn Tấn Dũng 	d. Nông Đức mạnh
Câu 28:Câu ca daao “ Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” nói lên điều gì ?
Phải tìm kiếm việc làm 
Phải lao động để nuôi sống , tồn tại và phát triển 
Cần sự giúp đỡ mọi người 
Đáp ứng yêu cần của thời đại 
Câu 29: độ tuổi kết hôn là 
Đủ 18 tuổi trở lên	c. Nữ đủ 18 nam đủ 20 tuổi trở lên 
Đủ 20 tuổi trở lên 	d. Nữ đủ 24 nam đủ 26 tuổi trở lên
Câu 30: Hôn nhân đúng pháp luật là:
a.Tự nguyện bình đẳng
b. Tự nguyện , có đăng ký kết hôn 
c. Tự nguyện, bình đẳng, đăng ký kết hôn
d. Tự nguyện chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc 
Câu 31: 
SỞ GD&ĐT LONG AN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2_ LỚP 9 
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian làm bài kiểm tra học kì 2: 45 phút
Hình thức câu hỏi kiểm tra: theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan theo tỉ lệ: tự luận (6 điểm), trắc nghiệm khách quan 4 phương án lựa chọn, trong đó có 1 phương án đúng (16 câu – 4 điểm). 
Nội dung câu hỏi thuộc các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của các bài sau:
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 17. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
----- HẾT -----
Câu 1 : Hôn nhân là gì ? Hôn nhân dựa trên cơ sở gì ? Cấm kết hôn trong những trường hợp nào? Tại sao pháp luật lại quy định như vậy ? Kết hôn sớm có tác hại như thế nào ?
 * Hôn nhân là sự liên kết dặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 
- Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính .
* Cấm kết  hôn trong  những  trường  hợp  chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật Nam 20 tuổi trờ lên , nữ 18 tuổi trở lên  người  đang  có vợ,  có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự ( bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm  chủ  được  hành  vi  của  mình);  giữa  những  người  cùng  dòng  máu  về  trực  hệ;  giữa những 
người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con  dâu,  mẹ  vợ  với  con  rể,  bố  dượng  với  con  riêng  của  vợ,  mẹ  kế  với  con  riêng  của chồng, giữa những người cùng giới tính.
Pháp luật qui định như vậy để :
-   Để đảm bảo gia đình hạnh phúc ,bền vững để xã hội ổn định , đất nước phát triển .
-   Bảo vệ quyền lợi của người kết hôn
-   Đảm bảo chế độ hôn nhân bình đẳng, tiến bộ
* Kết hôn sớm ( tảo hôn ) là kết hôn chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật .
Kết hôn sớm sẽ bị xã hội coi thường, vi phạm luật pháp nhà nước .
* + Đối với bản thân người tảo hôn,: sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân ; ảnh hưởng đến việc học, cản trở sự tiến bộ của bản thân , thể hiện người không tiến bộ xã hội được vì vướng bận gánh nặng gia đình. 
 + Đối với gia đình: Trở thành gánh nặng của gia đình do cả 2 đều không có khả năng lao động kiếm tiền sinh sống .Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng; cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình; con cái nheo nhóc... 
Câu 2 : Được kết hôn trong những trường hợp nào ?
* Được kết hôn theo qui định của pháp luật trong những trường hợp:
- Đủ tuổi theo qui định của pháp luật : Nam 20 tuổi trờ lên , nữ 18 tuổi trở lên .
- Những người chưa có vợ , chưa có chồng .
- Những người khác giới và có đủ năng lực hành vi dân sự 
- Những người có họ ngoài 3 đời .
- Những người không cùng dòng máu trực hệ 
Câu3:Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong 
hôn nhân như thế nào ?
*Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
 Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do 
nam  và  nữ  tự  nguyện  quyết  định  và  phải  được  đăng  kí  tại  cơ  quan  nhà  nước  có  thẩm quyền.
 *Cấm kết  hôn trong  những  trường  hợp  người  đang  có vợ,  có  chồng; 
 người mất năng lực hành vi dân sự ( bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà 
không thể nhận thức, làm  chủ  được  hành  vi  của  mình);  giữa  những  người  cùng  dòng  máu  về  trực  hệ;  giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con  dâu,  mẹ  vợ  với  con  rể,  bố  dượng  với  con  riêng  của  vợ,  mẹ  kế  với  con  riêng  của chồng, giữa những người cùng giới tính. 
 Vợ  chồng  bình  đẳng  với  nhau,  có  nghĩa  vụ  và  quyền  ngang  nhau  về 
 mọi  mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghề 
nghiệp của nhau. 
Câu 4 : Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở việt Nam ?
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ , một vợ , 1 chồng , vợ chồng bình đẳng .
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc , tôn giáo , giữa những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo , giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ .
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình .
Câu 5 : Lao động có tầm quan trọng như thế nào ? ( ý nghĩa của lao động )
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chát và các giá trị tinh thần cho xã hội . lao động là hoạt động chủ yếu , quan trọng nhất của cong người , là nhân tố quyết định sự tồn tại , phát triển của đất nước và nhân loại 
Câu 5 : Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ? Tại sao nói : Lao động giúp ta nâng cao giá trị của con người và chất lượng cuộc sống
 - Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề , tìm kiếm việc làm , lựa chọn nghiệp nghiệp có ích cho xã hội , đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình 
 - Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân , nuôi sống gia đình , góp phần duy trì và phát triển đất nước 
 - Lao động là ngĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân , với gia đình , đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội , với đất nước 
* Lao động giúp con người phát triển, hoàn thiện các kỹ năng, năng lực cá nhân. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Mang lại sự phồn thịnh, phát triển đất nước.
Câu 6: Chính sách của nhà nước về lao động ( tạo việc làm )
 Nhà nước có chính sách khuyến khích , tạo thuận lợi cho các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước , bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động . các hoạt động tạo ra việc làm , tự tạo việc làm , dạy nghề và học nghề đẻ có việc làm , sản xuất , kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích , tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ 
Câu 7: Qui định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em? Để trở thành người lao động có ích cho xã hội , ngay bây giờ em phải làm gì ?
*Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc , nguy hiểm hoặc tiếp tục với các chất độc hại , cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi . Cấm cưỡng bức , ngược đãi người lao động .
*Học tập tốt , siêng năng , kiên trì , Tích cực , chủ động , say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần và tìm ra cái mới, cách giải quyết mới .Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo. 
Câu 8 : Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? Vì sao phải bảo vệ Tổ Quốc 
*Bảo vệ Tổ Quốc là bảo vệ độc lập , chủ quyền , thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc , bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 - Bảo vệ Tổ Quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân , thực hiện nghĩa vụ quân sự , thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự , an ninh xã hội .
 - Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc là những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc 
*Non sông đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là do cha ông ta đã hàng ngàn năm xây đắp , giữ gìn . Ngày nay , Tổ quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm , phá hoại ; vì vậy , bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa , giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân , là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân
Câu 9: Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc ?
 Là HS có thể làm những việc sau để góp phần bảo vệ Tổ quốc:
 - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, tu dưỡng đạo đức để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tương lai ,luyện tập quân sự ; tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự , an ninh trong trường học và nơi cư trú ; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự , dồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự 
 - Tham gia giữ gìn trật tự an ninh ở trường học và địa phương, vận động người thâ lên đường nhập ngũ. Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội ( như thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình bộ đội neo đơn...) 
Câu 10 Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
-Sống có đạo đức là suy nghĩ , hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội ; biết chăm lo đến mọi người , đến công việc chung ; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ ; lấy lợi ích của xã hội , của dân tọc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó 
 - Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật ví dụ không trộm cắp , không giết người , tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm , chạy đúng ttốc độ
 Câu 11 : Hãy cho biết mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ?Tại sao phải sống só đạo đức và tuân theo pháp luật ?( ý nghĩa ) Học sinh có trách nhiệm gì ? 
* Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau . Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân , đó là động lực diều chỉnh nhận thức , thái độ và hành vi của mỗi con người , trong đó có hành vi pháp luật . người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật 
Ví dụ : Người biết quan tâm , chia sẽ , thông cảm cho người khác là có người đạo đức tốt , đồng thời người này cũng không bao giờ ăn trộm , ăn cắp , giết người , hoặc không bao giờ chạy xe lạng lách đánh võng .
 * Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một diều kiện , một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng , làm được nhiều việc có ích cho mọi người , cho xã hội và được mọi người yêu quý , kính trọng 
*Mỗi học sinh trung học cơ sở cần thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật .
Câu 12 : Xem lại hệ thống bài tập đã học : Một số bài tập tham khảo 
 Bài tập 1 : Cho tình huống sau:
 Hàng cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh những thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng. Hỏi:
 a. Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì ?
 b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào ?
 Yêu cầu HS nêu được các ý sau:
 - Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau:
 + Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc 
 + Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, quá sức 
	 + Ngược đãi người lao động 
 - Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
 Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. Báo cho người có trách nhiệm biết, nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai của mình. 
Bài tập 2 : Có một người đang bị công an rượt đuổi . Người đó nhờ em giúp đỡ cất giấu dùm một gói nhỏ và nói “ Giúp dùm tôi một lát tôi hậu tạ , số điện thoại chị đây”.
Em sẽ làm gì trước tình huống đó ? Vì sao làm vậy ? 
Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trên . 
Bài tập 3:Bản thân em có những biểu hiện nào chưa tốt với những yêu cầu của đạo đức và pháp luật ? Hãy nêu một số biện pháp khắc phục những thiếu sót đó?
Bài tập 4: Nhà có 2 anh em , anh trai đến tuổi đi bộ đội , mẹ không cho anh đi bộ đội , tìm mọi cách để cảng trở , xin cho anh không được đi .
Em sẽ làm gì trong tình huống trên ? Mẹ có vi phạm gì không ? 
Bài tập 5 : Tú 14 tuổi ngủ dậy muộn mượn xe máy của bố để đi học , Qua ngã tư gặp đèn đỏ , Tú không dừng lại , phóng vụt qua , chẳng may đụn vào ông Ba – người đi đúng phần đường qui định , làm cả 2 cùng ngã , ông Ba bị thương nặng .
Hãy nhận xét hành vi của Tú , nêu các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải 

Tài liệu đính kèm:

  • docON_THI_HKII_TRAC_NGHIEMTLMOIMHLA.doc