Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN 1- Hôn nhân là gì ? - Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. 2- Những qui định của pháp luật về hôn nhân: a- Những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở Việt Nam - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng. - Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiẹn chính sách dân số và kế hoạch giá gia đình. b- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân: * Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới dược kết hôn. * Cấm kết hôn: - Người đang có vợ, có chồng - Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh) - Giữa những người cùng dòng máu, và trong phạm vi 3 đời. - Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, - Giữa bố chồng với con dâu, -Giữa bố mẹ vợ với con rể, -Bố mẹ kế với con riêng * Vợ, chồng phải bình đẳng 4. Nêu tác hại của việc kết hôn sớm? Tác hại của việc kết hôn sớm đối với: + Ảnh hưởng đến sức khỏe và bản than hganh5 phúc gia đình + Ảnh hưởng xấu nòi giống của dân tộc và sự phát triển kinh tế của đất nước *** Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ 1. Thế nào là quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pluật và sự quản lí của Nhà nước. 2. Nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh -được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh; -phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép; -không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma túy, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí. 3. Thế nào là thuế - Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. 2) Các loại thuế thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân 3)Vai trò của thuế: -ổn định thị trường, - điều chỉnh cơ cấu kinh tế, -góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước. 4. Nêu nghĩa vụ đóng thuế của công dân Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán; - đóng thuế đủ và đúng kì hạn. *** Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN 1) Lao động là gì? - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 2) Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của CD? a)quyền lao động + mọi CD có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình đẻ học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. b)nghĩa vụ lao động - mọi người có Nghĩa vụ: CD lao động để nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội; duy trì và phát triển đất. 3)ý nghỉa - những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người lao động , người sử dụng lao động - để giải quyết những mâu thuẩn nảy sinh 4- trách nhệm của Nhà nước - Nhà nước có chính sách Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển xản xuất kinh doanh giả quyết việc làm cho người lao động. - Khuyến khích tạo điều kiện hoặc giúp đõ các hoạt động tìm ra việc làm dạy nghề và học nghề để có việc làm sản xuất kinh doanh thu hút lao động. 5. Qui định của bộ luật lao động đôí với trẻ em chưa thành niên: - Cấm trẻ em chưa đủ tuổi 15 vào làm việc. - Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại - Cấm lạm dụngsức lao động người lao độngdưới 18 tuổi - Cấm, cưỡng bức, ngược đãi người lao động *** Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN 1- Thế nào là vi phạm pháp luật ? a) Khái niệm : - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xậm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. * Có 4 loại vi phạm pháp luật:. - Vi phạm kỉ luật: là những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan , xí nghiệp, trường học - Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. - Vi phạm pháp luật hành chính: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm. - Vi phạm pháp luật dân sự: Hành vi trái PL, xâm hại đến các quan hệ tài sản (Quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản...), và quan hệ PL dân sự khác được PL bảo vệ. 2. Trách nhiệm pháp lí * Khái niệm : - Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm Pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. *. Các loại trách nhiệm pháp lí: - Trách nhiệm hình sự: Đối với người có hành vi phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự ® tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. - Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm của người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng. - Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm của người vi phạm dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. - Trách nhiệm kỉ luật: Trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng. *** Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân. 1. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là gì? - tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và tổ chức xã hội. - Tham gia các hoạt động bàn bạc công việc chung tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước, xã hội. 2- Cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân - Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. - Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc thư góp ý. VD: Trực tiếp: Bầu cử đại biểu quốc hội. - ứng cử vào HĐND. - Gián tiếp: Góp ý xây dựng, phát triển kinh tế địa phương. - Góp ý việc làm của cơ quan quản lí Nhà nước trên báo 3. trách nhiệm Nhà nước, xã hội của công dân: * Nhà nước: - Đảm bảo và tạo điều kiện cho công dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực đời sốn xã hội. *Công dân : -Tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương và của đất nước. - Thực hiện quyền ứng cử , bầu cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân -Thực hiện quyền khiếu nại tố cáo về việc làm trái pháp luật ... 4/ Ý nghĩa : - Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân . -Đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ của mình. -Thực hiện trách nhiệm của công dân đối với nhà nước. *** Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1. Bảo vệ tổ quốc là gì : - Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2/Nội dungcủa nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: + XD lực lượng quốc phòng toàn dân. + Thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. + Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. 2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc. - Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp mới có được. - Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính tổ quốc ta. *** Bài 18 SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 1- Khái niệm : * Sống có đạo đức là : Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. * Tuân theo pháp luật là: Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật 2- Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật -Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật -Và ngược lại tuân thao quy định của pháp luật là thực hiện giá trị chuẩn mực của đạo dức và xã hội 3- ý nghĩa của sống có đạo đức và làm theo pháp luật -Là tạo điều kiện để con người phát triển tiến bộ là con người để có ích cho gia đình và xã hội . -Được mọi người kính trọng -Xây đựng gia đình hòa thuận hạnh phúc -Thúc đẩy xã hội phát triển 4. Trách nhiệm của bản thân - Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi trong việc sống có đạo dức và truân theo pháp luật . .
Tài liệu đính kèm: