Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 8 (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 8 (Có đáp án)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI
LÝ THUYẾT 
Chuyển động cơ học 
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm vật mốc. Ta thường chọn những vật gắn liền với trái đất làm vật mốc. (như: nhà cửa, cột đèn, cây cối ).
Các dạng chuyển động thường gặp là: 
Chuyển động thẳng: Có quỹ đạo là đường thẳng. 
Chuyển động cong: Có quỹ đạo là đường cong.
Chuyển động tròn: Có quỹ đạo là đường tròn, đó là dạng chuyển động cong đặc biệt.
Vận tốc 
Độ lớn của vận tốc (tốc độ) cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc v = s / t Trong đó: s là độ dài quãng đường đi được; t là thời gian để đi hết quãng đường đó. Đơn vị vận tốc là: m/s và km/h.
Để đo độ lớn của vận tốc người ta dùng tốc kế (đồng hồ vận tốc).
Cách đổi đơn vị
Vận tốc: ; 
Thời gian: 1h = 60 phút = 3600s; 1 phút = = 60s; 1s = phút = 
Quãng đường: 1km = 1000m; 1m = 
Chuyển động đều – Chuyển động không đều 
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian (chuyển động của đầu kim đồng hồ; chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định).
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Vận tốc trung bình: vtb = s / t 
Cách tính vận tốc trung bình trên nhiều quãng đường khác nhau:
Hai dạng bài tập tính vận tốc trung bình thường gặp:
Cho vận tốc trung bình trên các quãng đường s1, s2; tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường s. Cách giải như sau:
+ Tính chiều dài quãng đường s: s = s1 + s2
+ Tính thời gian đi của vật trên quãng đường s: t = t1 + t2 với 
+ Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường s: 
Cho vận tốc trung bình trên các khoảng thời gian t1, t2; tính vận tốc trung bình trong khoảng thời gian t. Cách giải như sau:
+ Tính quãng đường đi của vật: s = s1 + s2 = 
+ Tính thời gian đi của vật: t = t1 + t2
+ Tính vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian t: 
Chú ý: Khi tính toán nhớ đổi và v; s1, s2 và s; t1, t2 và t ra cùng đơn vị đo.
Biểu diễn lực 
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng (hoặc cả hai cùng xảy ra một lúc)
Lực là một đại lượng véctơ nên khi biểu diễn lực, ta vẽ một véctơ với:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực).
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.
Véctơ lực F ; Cường độ lực F
Chú ý: - Đối với những vật đồng chất, có dạng hình học đối xứng (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình cầu, hình hộp, . . .), điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật là tâm của vật.
Hệ thức giữa trọng lực và khối lượng của vật là: P = 10m (m tính bằng kg).
Sự cân bằng lực – Quán tính 
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật (như trên) gọi là quán tính. Vì có quán tính nên khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
Chú ý: Vật có khối lượng càng lớn thì có quán tính càng lớn nên càng khó thay đổi vận tốc (tăng chậm, giảm chậm).
Lực ma sát 
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác.
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực nhưng chưa chuyển động.
Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. (có hại thì làm giảm ma sát; có lợi thì làm tăng ma sát)
Chú ý: 
Cường độ của lực ma sát trượt lớn cường độ của lực ma sát lăn: Fmst > Fmsl
Lực ma sát luôn ngược hướng với hướng chuyển động của vật.
Khi vật chịu tác dụng của lực nhưng chưa chuyển động: Fmsn = F
Khi vật chuyển động thẳng đều: Fmst = F (khi trượt đều); Fmsl = F (khi lăn đều).
Áp suất 
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. 
 Trong đó: F là áp lực (N); S là diện tích bị ép (m2); p là áp suất (N/m2)
Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2 
Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau 
Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Công thức tính áp suất chất lỏng tại 1 điểm bất kì trong lòng chất lỏng đứng yên: 
 Trong đó: h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
 p = h . d d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 p là áp suất (N/m2)
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
Áp suất khí quyển 
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
Lực đẩy ÁC-SI-MÉT ( FA )
Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
 FA = d . V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Lực đẩy FA cùng phương và ngược chiều với chiều của trọng lực.
Sự nổi 
Một vật nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của 2 lực là: Trọng lực hướng xuống dưới và lực đẩy hướng lên trên.
Với FA là lực đẩy Ác-si-Mét tác dụng lên vật có trọng lượng P khi vật nằm hoàn toàn trong chất lỏng thì:
+ Vật chìm xuống nếu P > FA hoặc dvật > dchất lỏng => Vchìm = Vvật
+ Vật lơ lửng nếu P = FA hoặc dvật = dchất lỏng => Vchìm = Vvật
+ Vật nổi lên khi P Vchìm < Vvật
Các công thức liên hệ giữa các đại lượng trong sự nổi của vật:
Giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10m
Giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10D
Giữa trọng lượng riêng và trọng lượng: 
Giữa khối lượng riêng và khối lượng: 
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA = d.V = 10D.V
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: F = d . V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng; V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng (hoặc thể tích của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ)
B. BÀI TẬP 
I. Trắc Nghiệm: 1.1 C, 1.2 A, 1.7 B, 1.8 D, 1.9 D, 1.10 D, 1.15 C, 1.16 D
 2.1 C, 2.7 C, 2.8 C, 2.9 C, 2.14 B; 3.1 phần 1-C, phần 2-A, 3.2 C, 3.8 D, 3.9 B, 3.17 C, 3.18 B, 3.19 B
 4.1 D, 4.7 D, 4.8 D, 4.11 C, 4.12 D; 5.1 D, 5.2 D, 5.3 D, 5.9 D, 5.10 C, 5.11 B, 5.12 D, 5.17 B, 5.18 D
 6.1 C, 6.2 C, 6.3 D, 6.6 A, 6.7 D, 6.8 D, 6.9 A, 6.10 C, 6.13 D, 6.14 B, 6.15 D
 7.1 D, 7.2 B, 7.7 C, 7.8 A, 7.9 C, 7.10 A, 7.11 B, 7.12 B
8.1a) A, b) D, 8.2 D, 8.7 C, 8.8 C, 8.9 D, 8.10 B, 8.11 B
9.1 B, 9.2 C, 8.7 B, 9.8 C, 9.9 B; 10.1 B, 10.2 B, 10.7 D, 10.8 C, 10.9 C, 10.10 B
12.1 B, 12.8 B, 12.9 C, 12.10 C, 12.11 A, 12.12 C
II. Tự luận
Câu 1: Một đoàn tàu chạy trong 10 giờ. Trong nửa thời gian đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 60km/h; trong nửa thời gian sau đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 50km/h.Tìm vận tốc trung bình của đoàn tàu trong suốt thời gian chuyện động trên.
Đáp án : vtb= 55 (km/h)
Câu 2: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi quãng đường và trên cả quãng đường.
Đáp án: vtb1 = 4 (m/s), vtb2 = 2,5 (m/s), vtb = 3,33 (m/s)
Câu 3: Một xe máy đi từ Bồng Sơn đến Quy Nhơn với vận tốc trung bình 50 km/h. Biết nữa quãng đường đầu đi với vận tốc 65km/h. Tính vận tốc của xe ở nữa quãng đường còn lại.
Đáp án: Vận tốc của xe ở nữa quãng đường còn lại :
Câu 4: Một vật tác dụng lên mặt sàn một áp suất 17 000 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó.
Đáp án: P = 510 (N); m = 51 (kg)
Câu 5: a) Để tăng áp suất ta phải làm gì?
 b) Hãy chỉ ra cách làm tăng áp suất khi sử dụng dao trong gia đình em.
Đáp án: 
Để tăng áp suất ta phải tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép hoặc vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bị ép.
Để tăng áp suất của dao ta cần tăng áp lực hoặc là mài mỏng lưỡi dao.
Câu 6: Một người có khối lượng 60 kg, diện tích của cả 2 bàn chân là 6dm2. Tính áp suất của người này lên trên mặt đất. Theo em, người đó phải làm gì để áp suất nói trên được tăng lên gấp đôi.
Đáp án: p = 
 Để áp suất trên tăng gấp đôi, người đó có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
 + Mang thêm một vật nặng có khối lượng 60kg (tăng áp lực lên 2 lần )
 + Đứng bằng một chân (giảm diện tích mặt bị ép đi 2 lần)
Câu 7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nưới lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m (biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3).
Đáp án: p1 = 12000 (N/m2)
 P2 = 8000 (N/m2)
Câu 8: a. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu rõ tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
b. Áp dụng: Một cái thùng cao 3m đổ đầy nước tính áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 5cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3
Đáp án: p1 = 29500 (N/m2)
Câu 9: Hai thỏi đồng có cùng thể tích, một thỏi nhúng chìm trong nước, một thỏi nhúng chìm trong dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
Đáp án: Thỏi nhúng trong nước chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu (do cùng thể tích).
Câu 10: Một khúc gỗ có thể tích là 0.05m3 được nhúng chìm trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét lên khúc gỗ, biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Đáp án: 500N
Câu 11: Hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
Câu 12: Thế nào là hai lực cân bằng ? Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?
Câu 13: a) Nêu cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực?
b) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết cường độ của trọng lực là 1500N, tỉ xích tùy chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ly_8.doc