Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 7 - Bùi Xuân Hạnh

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 851Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 7 - Bùi Xuân Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 7 - Bùi Xuân Hạnh
đề cương ôn tập vật lí 7 – Kì i
GV: Bùi Xuân Hạnh
Câu 1: Vì sao ở trong phòng đóng kín cửa không bật đèn ta không nhìn thấy tờ giấy trắng đặt trên bàn.
Trả lời: Vì tờ giấy không phải là nguồn sáng nên không tự phát ra ánh sáng, ta chỉ nhìn thấy tờ giấy khi có ánh sáng chiếu vào nó rồi hắt lại mắt ta. Nhưng trong phòng kín không có ánh sáng chiếu vào tờ giấy nên ta không nhìn thấy tờ giấy đó.
Câu 2: Ta dùng một gương phẳng để hứng ánh sáng mặt trời rồi chiếu vào trong phòng làm phòng sáng lên, gương phẳng đó có phải là nguồn sáng hay không?
TL: Gương phẳng đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 3: Ta đã biết vật màu đen không phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen, chiếc bảng màu đen, ... Hãy giải thích vì sao?
TL: Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh vật màu đen đó do đó phân biệt được vật màu đen với các vật xung quanh nó.
Câu 4: Một người thợ mộc thỉnh thoảng lại cầm thanh gỗ lên ngắm một lúc, việc làm đó của người thợ mộc nhằm mục đích gì? Dựa vào kiến thức nào để làm việc đó?
TL: Người thợ mộc ngắm xem thanh gỗ đã thẳng chưa. Ta dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng. Nếu ta nhìn thấy từ đầu đến cuối cạnh của thanh gỗ thì lúc đó thanh gỗ đã thẳng.
Câu 5: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch (ngày 15 âm lịch).
TL: Vì đêm rằm âm lịch thì Mặt Trời, Trái đất, Mặt Trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, lúc đó trái đất mới có khả năng cản ánh sáng của mặt trời không cho chiếu tới mặt trăng.
Câu 6: Vì sao người lái xe ô tô không dùng gương phẳng và gương cầu lõm để quan sát phía sau mà lại dùng gương cầu lồi.
TL: Dùng gương phẳng thì ảnh bằng vật và vùng nhìn thấy rất hẹp. Dùng gương cầu lõm thì ảnh lớn hơn vật nên chỉ nhìn thấy một phần vật cần quan sát. Dùng gương cầu lồi ảnh nhỏ hơn vật nên quan sát được hết vật và vùng nhìn thấy của gương lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương lõm và gương phẳng. Vì vậy người lái xe chọn gương cầu lồi.
Câu 7: Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lồi.
TL: Gọi ảnh của vật tạo bời gương phẳng là AB, ảnh tạo bởi gương cầu lồi là A1B1, của gương lõm là A2B2. 
 Ta có ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1< AB (1)
 Lại có ảnh ảo của vật tạo bởi gương phẳng nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm: AB < A2B2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: A1B1 < A2B2. 
Câu 8: ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người tham gia giao thông?
TL: Giúp người lái xe quan sát được các phương tiện giao thông, người và các vật cản ở phía bên kia đường bị che khuất, giúp tránh được tai nạn giao thông.
Câu 9: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mỗi loại hãy lấy 4 ví dụ
TL: Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng.
Ví dụ: Mặt trời, dây tóc bóng đèn đang hoạt động, cây nến đang cháy, bếp lửa đang cháy.
 Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Ví dụ: Mặt trăng, tờ giấy trắng, chiếc áo màu đỏ, con đom đóm.
Câu 10: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm từng loại?
TL: Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
 Có ba loại chùm sáng: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì.
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rông ra trên đường truyền của chúng.
Câu 11: Thế nào nhật thực, nguyệt thực: Tự trả lời
Câu 12: Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối có khi không đọc được sách. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc được sách. Giải thích vì sao?
TL: Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở , không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên không thể đọc được sách.
 Nếu dùng quyển vở khong thể che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quyển vở , nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.
Câu 13: Khi ta thổi sáo thì bộ phận nào trong sáo dao động để phát ra âm thanh? Ta kiểm tra điều đó như thế nào?
TL: Khi ta thổi sáo thì cột không khí ở trong sáo dao động để phát ra âm thanh. Ta có thể kiểm tra điều đó bằng cách đặt ở lỗ sáo vài tua giấy nhỏ, khi thổi vào sáo ta sẽ thấy các tua giấy này dao động.
Câu 14: Tần số dao động là gì? Đơn vị? Một vật trong 2 phút dao động được 240 lần. Hãy tính tần số dao động của vật đó?
TL: Tần số dao động là số dao động trong 1 giây. Đơn vị là héc, kí hiệu Hz.
 Ta đổi: 2 phút = 120 giây. Tần số dao động của vật đó là: 240 : 120 = 2Hz
Câu 15: Muốn cho kèn lá chuối kêu ta phải thổi mạnh. Hãy giải thích tại sao?
TL: Khi thổi mạnh ta làm cho lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh hơn và làm cho tiếng kèn phát ra to hơn.
Câu 16: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích tại sao?
TL: Đó là vì ánh sáng truyền đi trong không khí nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh. Vận tốc truyền ánh sáng trong không khí là 300 000 000m/s, còn vận tốc truyền âm trong khong khí khoảng 340m/s. Vì vậy thời gian để tiéng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian ánh chớp truyền đến mắt ta.
Câu 17: Tại sao khi đứng trên bờ ao, hồ nói chuyện với nhau, tiếng nói thường nghe rất rõ?
TL: Vì khi nói truyện gần mặt ao, hồ thì ta không những nghe thấy âm trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt ao, hồ.
Câu 18: Thế nào là nguồn âm? Hãy lấy 3 ví dụ? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 
TL: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Tự lấy ví dụ.
Đặc điểm: Khi phát ra âm các vật đều dao động.
Câu 19: Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với chính âm đó ở ngoài trời.
TL: Vì khi ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm trực tiếp phát rôàìCn khi trong phòng kín thì ta không những nghe thấy âm trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ các bức tường.
Câu 20: Khi muốn nghe rõ hơn người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai và hướng về phía nguồn âm. Hãy giải thích vì sao?
TL: Làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
Câu 21: Vì sao trong đem khuya yên tĩnh, khi đi bộ ở những ngõ hẹp hai bên có tường cao, ta thường nghe thấy có tiếng chân như có ai ố đang đi đằng sau ta.
TL: Đó là âm phản xạ từ chân ta. Vì ban đêm yên tĩnh nên ta nghe rõ tiếng vang từ chân của mình lên hai bên tường và phản xạ lại.
Câu 22: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không có thể nói truyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền tới tai hai người đó như thế nào?
TL: Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua khong khí để đến tai người kia.
Hệ thống bài tập:
Dạng 1: Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng bằng tính chất ảnh và bằng định luật phản xạ ánh sáng.
Bài 1: Cho điểm S đặt trước gương phẳng, cách gương 3 cm như hình vẽ.
a. Hãy nên cách vẽ và vẽ ảnh S/ của S tạo bởi gương the hai cách
 Cách 1: Dùng tính chất ảnh
 Cách 2: Dùng định luật phản xạ ánh sáng.
b. Qua hai cách vẽ thì ảnh có trùng nhau không? Vì sao?
Giải:
a. Cách 1: Vẽ ảnh bằng tính chất ảnh
Cách vẽ: 
- Vẽ đường thẳng qua S và vuong góc với gương tại H.
- Xác định S/ sao cho HS = HS/, ta được ảnh S/ của S.
Cách 2: Vẽ bằng định luật phản xạ ánh sáng.
- Lấy hai điểm tới I và K trên gương sau đó vẽ hai pháp tuyến IN1 và KN2.
- Vẽ hai tia phản xạ IR1 và KR2.
- Kéo dài hai tia tới này cắt nhau tịa S/ là ảnh của S.
b. Qua hai cách vẽ trên thì ảnh trùng nhau, vì một vật qua gương chỉ cho một vị trí của ảnh.
 S N1 N2
	 R1 R2
 i i/ i i/
 H I K
 S/
Bài 2: Cho vật AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ, hãy nêu cách vẽ và vẽ ảnh A/B/ của AB qua gương phẳng.
Giải
Cách vẽ: 
Vẽ A/ đối xứng với A qua gương
Vẽ B/ đối xứng với B qua gương
Nối A/ với B/ ta được ảnh A/B/ của AB qua gương.
 Hình vẽ: 
 A B 
 A/
	 B/
Dạng 2: Dạng vẽ tia tới, tia phản xạ, tính góc tới hoặc góc phản xạ.
 Chú ý góc phản xạ bằng góc tới: i = i/
Bài tập: Cho tia tới SI tạo với mặt gương một góc 300. Hãy tính góc tới và góc phản xạ rối vẽ tia tới và tia phản xạ.
 Giải:
Vì pháp tuyền vuông góc với mặt gương nên góc tới i có số đo bằng:
 i = 900 – 300 = 600
Theo định luật phản xạ ảnh sáng thì góc phản xạ i/ = i = 600
 Tự vẽ hình.
Dạng 3: Tính tần số dao động: Lấy số lần giao động chia cho thời gian tính bằng giây thì đó là tần số với đơn vị là Hz.
Dạng 4: Tính khoảng cách giữa hai điểm khi biết âm phát đi và tiếng vang dội lại.
Ví dụ 1: Nếu ta nghe thấy tiếng sét sau 3giây kể từ khi nhìn thấy chớp, hãy tính khoảng cách từ nơi có sét đến nơi ta đứng. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. (mét trên giây)
Giải:
	Biết thời gian t = 3s, vận tốc v = 340m/s. Vậy khoảng cách từ nơi có sét đến chỗ ta đứng là:
 S = v. t = 340. 3 = 1020m
 Đ/s: 1020m
Ví dụ 2: Một người đứng ở đầu một căn phòng khi phát ra tiếng nói sau 0,04giây thì người đó nghe được tiếng vang cuối cùng trở lại tai mình. Hỏi khoảng cách từ người đó đến cuối căn phòng là bao nhiêu m. Biết vận tốc truyền âm thanh trong không khí là 340m/s
Giải
 Thời gian để âm từ miệng của người đó truyền đến bức tường là:
 t = 0, 04 : 2 = 0,02s
 Khoảng cách từ chỗ người đứng đến cuối phòng đó là:
 S = v. t = 340. 0,02 = 6,8m
 Đ/s: 6,8m
Chú ý: ở bài toán này khi đã nghe được âm phản xạ thì âm đã truyền đến bức tường rồi phản xạ lại tai ta, như vậy mất hai lần thời gian.
Ví dụ 3: Một tàu thuỷ ở trên mặt nước sau khi phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ từ đáy biển sau1 giâyâuHỹ tính độ sâu của đáy biển. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s
 Làm giống ví dụ 2
Chúc các em thi đạt kết quả cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_li_7_KI.doc