Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 7

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 7
NỘI DUNG ÔN HK1 LÝ 7
1/ Ta nhận biết ánh sáng khi nào ? Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
· Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
· Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
Ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại nầy, học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.
2/ Nguồn sáng là gi2 ? VD ? Vật sáng là gì ? VD?
· Có những vật tự phát ra ánh sáng như sợi tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua, ngọn lửa, Mặt Trời,... Đó là những nguồn sáng.
· Nguồn sáng và các vật được chiếu sáng đều phát ra ánh sáng, ta gọi đó là những vật sáng
3/ Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Tia sáng là gì ?
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên gọi là tia sáng.
4/ Có mấy loại chùm sáng ? kể ra?
· Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
· Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng.
S
· Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
S
5/ Vùng sáng , vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối là gì?
 - Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại. 
 - Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
 - Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
6/ Hiện tượng nhật thực là gì ? Hiện tượng nguyệt thực là gì ?
· Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực: Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.Trong quá trình chuyển động của chúng, có những thời điểm mà cả ba cùng nằm trên đường thẳng: 
- Trường hợp Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực, khi ta ở vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất thì quan sát được Nhật thực toàn phần; còn nếu ta ở vùng bóng nửa tối trên Trái Đất thì quan sát được nhật thực một phần.
 - Trường hợp Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.
- Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quãng cáo...) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như : lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm(tại các đô thị lớn), tâm lí con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt...
- Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần :
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp , có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt
S
R
N
I
I
N'
i
i'
7/ Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
· Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, một phần trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
8/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
· Định luật phản xạ ánh sáng:
 - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
 - Góc phản xạ bằng góc tới.
8/ Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là gì ?
· Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
· Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
· Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
· Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quang rất đẹp, các dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông nghiệp và sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.
- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông ban đêm dễ nhìn thấy.
9/ Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lồi là gì ?Ứng dụng ?
 Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
 Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
· Ứng dụng của gương cầu lồi: do vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng, nên người ta sử dụng gương cầu lồi làm gương quan sát đặt ở những đoạn đường quanh co mà mắt người không quan sát trực tiếp được và làm gương quan sát phía sau của các phương tiện giao thông như: ôtô, xe máy,...
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
Tại vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta đặt các gương cầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và các súc vật đi qua. Việc làm này đã làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng của con người và các sinh vật.
10/ Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lõm là gì ? Ứng dụng ?
 Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm luôn cùng chiều và lớn hơn vật.
· Tác dụng của gương cầu lõm: 
 - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
 - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
· Ứng dụng của gương cầu lõm: Dùng để tập trung ánh sáng theo một hướng hay một điểm mà ta cần chiếu sáng.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cần thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch (tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường). 
 - Một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là : Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại,)
11/ Nguồn âm là gì ? Nguồn âm có đặc diểm gì ? Tai người bình thường không thể nghe được. âm có tần số thế nào? 
· Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,... khi chúng dao động.
· Khi phát ra âm, các vật đều dao động
 Các dao động có tần số nhỏ hơn 20Hz (hạ âm) và lớn hơn 20.000 Hz (siêu âm) phát ra sóng âm mà tai người bình thường không thể nghe được.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
- Để bảo vệ giọng nói, ta cần luyện tập thưòng xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá..
12/ Tần số là gì ? Đơn vị ? kí hiệu ? 
· Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
· Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
13/ Âm bổng là gì ? Âm trầm là gì ?
· Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
Ví dụ Khi dây đàn căng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm phát ra cao. Khi dây đàn trùng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn nhỏ, âm phát ra trầm.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm cho con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt; một số sinh vật nhảy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy, người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bảo.
- Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy, có thể chế tạo máy phát ra siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi
14/Biên độ dao động là gì?Mối liên hệ của biên độ dao động và độ to của âm là gì ? VD ? Đơn vị độ to cảu âm ? kí hiệu ?
· Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. 
· Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
· Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB.
Ví dụ như: Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh, thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm to và ngược lại khi ta gõ nhẹ, thì biên độ dao động của mặt trống nhỏ, ta nghe thấy âm nhỏ.
15/ Âm truyền được trong môi trường nào ? không truyền được trong môi trường nào ? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường ?
Âm truyền được trong môi trường rắn,lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 
· Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
16/ Tiếng vang là gì ? Khi nào nghe được tiềng vang 
Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn, bị phản xạ trở lại, truyền đến tai người nghe. Tai nghe được âm phản xạ gọi là tiếng vang.
Tai ta chỉ nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn âm một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. 
17/ Đặc điểm của vật phản xa âm tốt ? vật phản xạ âm kém ? Ứng dụng của nó ?
· Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt như mặt tường nhẵn, tấm kim loại, mặt gương,...
· Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém như: miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh,...
Một số ứng dụng liên quan đến phản xạ âm, chẳng hạn như:
 - Trong các phòng hòa nhạc, phòng ghi âm,người ta thường dùng tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm âm phản xạ.
 - Trong việc xây dựng các rạp hát, phòng họp,... phải nghiên cứu để tránh tiếng vang lớn quá làm tiếng nói không nghe được rõ. Nhưng nếu phạn xạ âm quá yếu thì cũng không tốt, vì tiếng nói không được khuếch đại đủ mức.
 - Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu
18/ Ô nhiễm tiếng ồn là gì ? Biện pháp chống ô nhiểm tiếng ồn?
Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, ví dụ như tiếng ồn trong các thành phố lớn; tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá, máy say sát gạo,...
· Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn là các vật xốp, cao su xốp, bông, vải nhung, kính hai lớp, tường bêtông, gạch có lỗ,...
· Ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn là:
 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. 
 - Phân tán âm trên đường truyền: trồng nhiều cây xanh, xây tường chắn,...
 - Ngăn chặn sự truyền âm: dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung, cửa kính hai lớp,...
Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
Tác hại của tiếng ồn :
 + Về sinh lí, nó gây mệt mõi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực. 
+ Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáo gắt, sợ hải, ám ảnh, mất tập trung, dể nhầm lẫn, thiếu chính xác.
Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn : 
+ Trồng cây : Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm : Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như : thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc : Lập bảng thông báo qui định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xã và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra. đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn : Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loạiKhi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ(mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn.Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học : bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học. 
Bài tập
Bài 1. Đặt vật AB có dạng mũi tên trước một gương phảng như hình vẽ. A 
 B
Vẽ ảnh A’B’ của AB tao bởi gương phảng. 
300
S
I
Đặt vật AB như thế nào để thu được A’B’ cùng phương,
 ngược chiều với AB 
Bài 2. Chiếu một tia sáng SI đến một gương phẳng như hình vẽ.
Vẽ tia phản xạ IR 
Tính góc phản xạ 
Giữ nguyên vị trí tia tới, tìm vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống. 
Bài 3 Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 2 giây.Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500m/s.
Bài 4 Chiếu một tia sáng tới SI lên một gương phẳng như hình vẽ
1200
a)Vẽ tia phản xạ. Tính góc tới và góc phản xạ.
b)Giữ nguyên tia tới, hãy vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải, và mô tả cách vẽ. 
Bài 5 Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng như hình vẽ :
a) Vẽ tia phản xạ? Biết rằng tia phản xạ tạo với tia tới một góc 90 0 Tính độ lớn của góc tới ? 
b) Giữ nguyên tia tới SI. Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải ? 
	S
	I
Bài 6 : Người ta đo độ sâu của biển bằng cách phát ra một sóng siêu âm vào môi trường nước, khi sóng này đến đáy biển thì nó lập tức bị phản xạ trở lại . Biết vận tốc của sóng siêu âm trong nước là 1500 m/s và từ lúc phát âm đến khi nhận âm mất 1,2 giây . Em hãy tính độ sâu của biển tại vị trí đó ? 
Bài 7 Một tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. 
Hãy tính gần đúng độ sâu của đáy biển ? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s.
Bài 8 Cho tia tới SI hợp với gương một góc 450 như hình vẽ.
a) Hãy vẽ tia phản xạ và tính giá trị góc phản xạ ? 
b)Giữ nguyên tia tới SI, hãy vẽ vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ nằm ngang có 
450
S
I
hướng từ trái sang ?
Bài 9 Hỏi sau bao lâu kể từ khi thấy tia chớp thì ta nghe được tiếng sấm. Biết khoảng cách từ nơi ta đứng đến chỗ sét đánh là 850m. 
Bái 10 Cho tia tới SI như hình vẽ (góc SIM = 550 )
 a/ Hãy vẽ tia phản xạ và tính số đo góc tới, góc phản xạ?
S
 b/ Giữ nguyên tia tới SI. Hãy vẽ 1 vị trí đặt gương phẳng để thu được tia phản xạ có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. Tính góc tới, góc phản xạ?
550
M
I
 Bài 11 a)Vẽ tia phản xạ.?
 b)Tính góc tới, góc phản xạ?
 c)Giữ nguyên tia tới SI, cho tia phản xạ nằm ngang chiều từ trái sang phải. Vẽ vị trí đặt gương, cho biết gương xoay một góc bao nhiêu độ so với lúc ban đầu?
S
I
140 0
Bài 12 Nếu một người đứng trên tàu cách đáy biển 4800m, khi tàu phát ra siêu âm thì sau bao lâu người đó nhận được âm phản xạ. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s.
S2
S1
Bài 13: Có hai điểm sáng S1 và S2 đặt trước gương phẳng như hình vẽ.
Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương.
Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1; S2 và chùm tia phản xạ tương ứng trên gương.
Để mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương ? Gạch chéo vùng đó.
Bài 14: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) tiếng nói nghe rất rõ ? 
Bài 15:Trong 15 giây, một lá thép thực hiện được 4500 dao động. Tính tần số dao động của lá thép?
.
.
S
A
Bài 16 Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 40o. hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ và góc tới
Bài 17 Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.	
a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng (dựa vào tính chất của ảnh)
b) Hãy nêu cách vẽ một tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua một điểm A 
cho trước (xem hình vẽ)
Bài 18 1/ Cho tia tới hợp với gương một góc 200. Tính giá trị góc phản xạ góc tới
 2/ Cho tia tới hợp với tia phản xạ một góc 300. Tính giá trị góc phản xạ góc tới
 3/ Cho tia phản xạ hợp với gương một góc 600. Tính giá trị góc phản xạ góc tới
 4/ Cho tia phản xạ hợp với gương một góc 1600. Tính giá trị góc tới góc tới

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thihk_1_ly_7.doc