Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT số 1 Phù Cát

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT số 1 Phù Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT số 1 Phù Cát
TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ CÁT
TỔ VẬT LÝ-KTCN
NỘI DUNG ÔN TẬP VẬT LÍ 10 
HỌC KỲ I - Năm học 2016-2017
A. LÝ THUYẾT:
Sự rơi tự do: định nghĩa, đặc điểm về phương, chiều, tính chất chuyển động rơi
Định luật I,II,III Niu-tơn
Định luật vạn vật hấp dẫn. 
Đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo: điểm đặt, hướng, định luật Huc về lực đàn hồi, 
Lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu, khi nào? Nêu các đặc điểm của lực ma sát trượt : hướng, độ lớn, công thức tính độ lớn 
Momen lực, quy tắc momen lực. .
Các dạng cân bằng , điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. 
B. BÀI TẬP :
Câu 1 : Một chiếc ô tô có khối lượng 1 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20m. Tài xế hãm phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Tính lực hãm ?
Câu 2 : Một đầu máy kéo một toa tàu bắt đầu khởi hành, chuyển động nhanh dần đều, một người đứng ở sân ga ngang với đầu của đầu máy, nhìn thấy đầu máy đi ngang trước mặt hết 10s, biết chiều dài đầu máy và toa bằng nhau là 10m, nối sát nhau. 
a) Tính gia tốc của tàu .b)Tính thời gian toa đi ngang trước mặt người. 
Câu 3 : Một vật rơi tự do ở độ cao h hết thời gian 2s, để thời gian rơi là 2,5s thì độ cao rơi phải bằng bao nhiêu ? 
Câu 4 : Tính tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm M trong chuyển động tự quay của trái đất, biết trái đất có bán kính R = 6400km:
a) M ở xích đạo	b) M ở vĩ tuyến 30° 
Câu 5 : Một xuồng máy có tốc độ so với nước 4m/s chạy ngược dòng từ bến A đến bến B cách nhau 1,5km hết 8phut20s , đến B hỏng máy , xuồng trôi theo dòng về A mất bao lâu? 
Câu 6 : Hai lực có độ lớn bằng nhau, hợp với nhau một góc 60° đồng thời tác dụng vào vật m = 250g thì vật bắt đầu chuyển động , giây thứ 3 đi được 5m, tính độ lớn mỗi lực. 
Câu 7 : Vệ tinh nhân tạo có khối lượng m = 1 tấn bay ở độ cao h = 3600km sẽ hút trái đát 1 lực bao nhiêu? Biết trái đất có bán kính R = 6400km, khối lượng M = 6.10²¹ tấn 
Câu 8 : Tính gia tốc rơi tự do trên sao hoả . Biết bán kính sao hoả bằng 0,53 lần bán kính Trái đất , khối lượng Sao hoả bằng 0,11 lần khối lượng trái đất. Cho gia tốc rơi tự do trên mất đất là g0=10m/s2.
Câu 9 : Khi treo quả cân 300g vào đầu dưới một lò xo nhẹ thì chiều dài lò xo là 31cm. Khi treo thêm quả cân 200g nữa thì chiều dài lò xo là 33cm. Tình chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. 
Câu 10 : Một lò xo nằm ngang có chiều dài tự nhiên lo = 20cm,độ cứng k = 10N/m,1 đầu gắn vào trục quay thẳng đứng, đầu kia gắn vào vật m = 50g có thể trượt không ma sát dọc theo 1 thanh đỡ nằm ngang ,cho trục quay đều với tốc độ 60 vòng/phút thì chiều dài lò xo là bao nhiêu? Lấy π² = 10 
Câu 11 : Một khúc gỗ m = 5kg trượt đều trên sàn nhà nằm ngang nhờ một lực kéo F = 20N nằm ngang 
a) Tính hệ số ma sát trượt. g = 10m/s2.
b) Ban đầu khúc gỗ đang nằm yên, kéo m một lực F = 25N theo phương ngang trong 5s rồi ngừng kéo, tính quãng đường tổng cộng vật đi được đến khi dừng.
c) Ban đầu khúc gỗ đang nằm yên, kéo vật một lực F = 30N hợp với phương ngang 1 góc α = 30° trong 5s rồi ngừng kéo , tính quãng đường tổng cộng đi được đến khi dừng 
Câu 12 : 
Một quả cầu có khối lượng 10kg nằm trên hai mặt phẳng nghiêng vuông góc với nhau. Tính lực nén của quả cầu lên mỗi mặt phẳng nghiêng trong trường hợp = 600. Lấy g = 10m/s2
Câu 13 : 
Một tấm ván dài AB=2m trọng lượng P = 200N đặt ngang qua một con mương , trọng tâm cách đầu A là 80cm,
a) Tính áp lực của ván lên hai bờ mương 
b) Một người có trọng lượng P’ = 500N, đứng trên ván cách đầu B 75cm,tính áp lực tổng cộng lên 2 bờ.
Câu 14. 
Một chiếc thang có chiều dài AB = và đầu A tựa vào sàn nhà nằm ngang, đầu B tựa vào tường thẳng đứng. Trọng tâm G của thang ở cách đầu A là . Thang làm với sàn nhà góc . Gọi là hệ số ma sát ở sàn và tường. Cho biết = 600. Tính giá trị nhỏ nhất min của để thang đứng cân bằng.
Câu 15 : Từ tầng lầu cao 5m , một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 20m/s.Bỏ qua sức cản của không khí. g=10m/s2
a)Viết phương trình qũy đạo của quả bóng , quỹ đạo này là đường gì?
b)Tính tầm bay xa, ? Vận tốc khi chạm đất?
Câu 16 : Một quả đạn pháo được bắn ngang từ đỉnh đồi cao h = 100m, sườn đồi nghieng dài l = 500m, vận tốc ban đầu của đạn vo , bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2.tìm vo để:
a) Đạn rơi trên mặt đất nằm ngang cách chân đồi 500m 
b) Đạn rơi trên sườn đồi cách chân đồi 100m.
Câu 17 : Một thùng hàng trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 2m, góc nghiêng 300 .
a) Tính vận tốc khi đến chân mặt phẳng nghiêng 
b) Khi xuống hết mặt phẳng nghiêng vật còn tiếp tục chuyển động trên mặt ngang bao xa thì dừng .Biết hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt nghiêng và mặt sàn ngang là 0,2, g = 10m/s2.
Câu 18 :Một chiếc nêm tam giác khối lượng M = 5kg, góc nghiêng α = 30°, mặt nghiêng dài l = 1m , có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang, một vật m = 2kg thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh nêm , tính thời gian m chuyển động hết mặt nêm và quãng đường nêm đi trong thời gian đó trong hai trường hợp:
a) Mặt nghiêng nhẵn 
b) Hệ số ma sát trượt giữa m và M là 0,2 
Câu 19 :m1
m2
Cho hệ cơ như hình vẽ. Biết m2=600g hệ số ma sát trượt giữa m2 v mặt bn m=0,2. Dây không giãn, khối lượng dây và ròng rọc không đáng kể.Lấy g =10m/s2. Sau 1s hai vật có vận tốc 1m/s 
a)Tìm gia tốc chuyển động của 2 vật, lực căng dây, khối lượng m1?
b)Sau 1s kể từ khi chuyển động , dây nối 2 vật bị đứt.Tính quãng đường m2 đi thêm được kể từ lúc dây đứt đến lúc vật m2 dừng
Câu 20 :
Cho hệ cơ như hình vẽ. Biết m1= 1kg; m2 = 2kg; hệ số ma sát trượt giữa m1 và mặt phẳng nghiêng µ= 0,1 ;ha
m2
m1
g=10m/s2; cosα=0,8. Dây không giãn, khối lượng dây và ròng rọc không đáng kể. 
a) Tính gia tốc chuyển động của 2 vật.
b) Tính lực căng của dây và áp lực lên ròng rọc.
c) Giả sử ban đầu v0 = 0 vật m2 ở độ cao h =1m 
so với mặt đất. Vật m2 sẽ chạm đất với vận tốc bằng bao nhiêu?
m1
m2
 F
Câu 21 :
Cho hệ cơ như hình vẽ. Biết m1= m2 = 2kg; g=10m/s2 . Kéo m1 một lực F = 8N theo phương ngang ,Dây mảnh không giãn, Hệ số ma sát trượt giữa m1 và mặt sàn là µ1=0,2 ; giữa m2 và mặt sàn là µ2 =0,1
1) Tính:
 a) Lực ma sát tác dụng lên 2 vật .
 b) Gia tốc chuyển động của hệ.
2) Sau khi hệ bắt đầu chuyển động được 1s thì dây đứt ,1s tiếp theo F=0 . Tính khoảng cách giữa hai vật lúc cả hai đều dừng ? Chiều dài sợi dây là l=0,2m.Bỏ qua kích thước của hai vật
Câu 22:m 1
m 2
 Giai bài 21 khi lực kéo F = 15N hợp với phương ngang 1 góc có cosα = 0,8 
Câu 23: Cho hệ 2 vật vắt qua ròng rọc nhẹ, không ma sát, m1 = 500g, m2 = 200g , g=10m/s² , ban đầu 2 vật chênh nhau 1m, m2 đứng cách đất 0,5m ,buông tay cho hệ chuyển động, 
a) Sau bao lâu hai vật có độ cao bằng nhau ?
b) Khi hai vật cao ngang nhau, dây nối đứt, hai vật chạm đất cách nhau bao lâu? 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_VL_10_HK1.doc