Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thanh Vọng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 722Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thanh Vọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thanh Vọng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – KHỐI 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
ĐỌC ĐOẠN VĂN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1/ Cho đoạn văn sau: 
	“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầuÔng lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
	- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
 A. Sự khổ cực của gia đình ông Hai.	 
 B. Nỗi đau khổ của ông Hai khi lũ con theo giặc.
 C. Tâm trạng đau khổ của ông Hai khi làng theo giặc.
 D. Tâm trạng đau khổ của tác giả khi làng theo giặc.
Câu 2: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
 A. Làng - Kim Lân	B. Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long	
 C. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng	D. Lão Hạc – Nam Cao
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
 A. Ông Hai	B. Bác Thứ	C. Tác giả	D. Bà Hai
Câu 4: Đoạn văn trên được tác giả dùng với hình thức nào ?
 A. Đối thoại	B. Độc thoại
 C. Độc thoại nội tâm	D. Trần thuật thông thường
Câu 5: Câu số 6 ( in đậm) trong đoạn văn trên sử dụng cách dẫn nào?
 A. Trần thuật bình thường	B. Trực tiếp
 C. Gián tiếp	D. Trực tiếp lời nói của nhân vật
2/ Cho đoạn văn sau: 
	“Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Baaaba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự yên lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên .”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
 A. Anh Sáu chia tay mọi người đầy xúc động.
 B. Bé Thu nhận ra cha và sự xúc động của mọi người.
 C. Sự suy đoán của tác giả khi bé Thu nhận ra cha.
 D. Mọi người luyến tiếc vì cuộc chia tay bất ngờ.
Câu 2: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai
 A. Làng - Kim Lân	B. Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long	
 C. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng	D. Lão Hạc – Nam Cao
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
 A. Anh Sáu	B. Bác Ba	C. Tác giả	D. Bà ngoại
Câu 4: Đoạn văn trên được tác giả dùng với hình thức nào ?
 A. Đối thoại	B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm	 D. Trần thuật thông thường
3/ Cho đoạn văn sau: 
	- Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ.
	Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.
* Đọc đoạn văn trên và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( từ câu 1 – câu 4)
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên là:
A. Cuộc chia tay của những nhân vật.	B. Cuộc chia tay của anh thanh niên và cô gái.
C. Ông họa sĩ chia tay anh thanh niên.	D. Bác lái xe chia tay anh thanh niên.
Câu 2: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?
Làng – Kim Lân.	
Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long.
Cố hương – Lỗ Tấn.
Câu 3: Người kể trong đoạn văn trên là ai?
	A. Anh thanh niên	B. Ông họa sĩ	C. Cô kĩ sư	D. Tác giả
Câu 4: Bộ phận in đậm trong đoạn trích trên được tác giả dùng với hình thức nào ?
 A. Đối thoại	B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm	 D. Trần thuật thông thường
Câu 5: Bộ phận in đậm trong đoạn trích trên sử dụng cách dẫn nào?
 A. Trần thuật bình thường	B. Trực tiếp
 C. Gián tiếp	D. Trực tiếp lời nói của nhân vật
Câu 6: Bộ phận in đậm trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm quan hệ	B. Phương châm lịch sự
 C. Phương châm cách thức	D. Phương châm về lượng
4/ Cho đoạn văn sau: 
	Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
 - Liệu có thật không hở bá? Hay là chỉ lại
 - Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ...
* Đọc đoạn văn trên và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( từ câu 1 – câu 3)
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên là: 
 A. Nỗi ân hận của ông Hai.	B. Tâm trạng dằn vặt của ông Hai
 C. Tâm trạng đau đớn của ông Hai.	D. Nỗi khổ tâm của ông Hai. 
 	Câu 2: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?
Làng – Kim Lân.	B. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long.	D. Cố hương – Lỗ Tấn.
 Câu 3: Người kể trong đoạn văn trên là ai?
	 A. Anh thanh niên	B. Tác giả	C. Người nông dân	D. Ông lão
Câu 4: Bộ phận in đậm trên được tác giả dùng với hình thức nào ?
A. Đối thoại	B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm	 D. Trần thuật thông thường
5/ Cho đoạn trích:
	“Buồn trông cửa bể chiều hôm, Buồn trông nội cỏ rầu rầu 
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
	Buồn trông ngọn nước mới sa, Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Hoa trôi man mác biết là về đâu Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 3 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên là gì? 
 A/ Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều 	B/ Lời minh oan của Thúy Kiều	 
 C/ Thúy Kiều bị hàm oan	 	 	D/ Lời thề của Thúy Kiều 
Câu 2: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
 A/ Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
 B/ Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du.
 C/ Kiều ở Lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du.
 D/ Vợ chàng Trương – Nguyễn Dữ.
 Câu 3: Đoạn trích trên có mấy từ láy
 A/ 4 từ	B/ 5 từ	C/ 6 từ	D/ 7 từ
Câu 4: Xác định các từ láy trong đoạn thơ trên? ( HS tự xác định)
Câu 5: Bút pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
 A. Ẩn dụ	B. Nhân hóa	C. Miêu tả	D. Tả cảnh ngụ tình
6/ Cho đoạn trích:
	“ Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thí đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ?...”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
 A. Sự khổ cực của gia đình ông Hai.	 
 B. Nỗi đau khổ của ông Hai khi lũ con theo giặc.
 C. Tâm trạng đau khổ, day dứt của ông Hai khi làng theo giặc.
 D. Tâm trạng đau khổ của tác giả khi làng theo giặc.
Câu 2: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
 A. Làng	B. Lặng lẽ SaPa	C. Chiếc lược ngà	D. Lão Hạc
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
 A. Ông Hai	B. Bác Thứ	C. Tác giả	D. Bà Hai
Câu 4: Đoạn văn trên được tác giả dùng với hình thức nào ?
 A. Đối thoại	B. Độc thoại
 C. Độc thoại nội tâm	D. Trần thuật thông thường
ĐỌC VÀ TRẢ LỜI ĐÁP ÁN CHÍNH XÁC CÁC CÂU HỎI :
Câu 1: Tác giả của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là:
a. Huy cận	b. Nguyễn Duy	c. Kim Lân	d. Nguyễn Quang Sáng
Câu 2: Nội dung 2 khổ thơ đầu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là:
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.	
b. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
d. Cảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Câu 3: Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người đã nhận ra điều gì ở mình ? ( Ánh Trăng – Nguyễn Duy)
a. Sự cố tình.	b. Sự vô tình.	c. Sự vô ơn.	d. Sự vô nghĩa.
Câu 4: Qua bài thơ “Ánh Trăng”, tác giả đã gợi nhắc ở người đọc một thái độ sống như thế nào ?
a. Uống nước nhớ nguồn.	d. Nhớ về quá khứ.
b. Nhớ ơn người đã mất.	c. Thủy chung với người.	
Câu 5: Tác phẩm “ Làng” của tác giả Kim Lân được viết trong thời gian:
a. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.	b. Giữa cuộc kháng chiến chống Pháp.
c. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.	d. Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu 6: Ông Hai có tâm trạng đau đớn, bẽ bàng, xấu hổ, băn khoăn là do:
a. Làng Chợ Dầu bị giặc đốt phá.	b. Gia đình ông bị giặc giết hết.
c. Bị bắt rời khỏi làng.	c. Làng Chợ Dầu theo giặc.
Câu 7: Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng viết năm :
a. 1964	b. 1965	c. 1966	d. 1967
Câu 8: Đoạn trích sau được đánh số thứ tự, em hãy cho biết câu nào là câu dẫn trực tiếp ?
	“ Trên đường về, Nam và Lan vẫn không nói gì (1). Cả hai đang còn giận nhau lắm (2). Được một đoạn, vì muốn làm hòa nên Nam lên tiếng trước : “ Lan, cho mình xin lỗi chuyện lúc sáng nhé” (3). Dường như đã nguôi cơn giận nên Lan chỉ gật đầu mỉm cười nhẹ một cái (4).”
a. Câu 1	b. Câu 2	c. Câu 3	d. Câu 4
Câu 9: Em hiểu từ “Xuân” trong câu thơ sau nghĩa là gì?
 “ Ngày xuân em hãy còn dài. Xót tình máu mủ thay lời nước non”
a. Mùa xuân	b. Ngày xuân trong mùa xuân	c. Tuổi trẻ	d. Cuộc đời
Câu 10: Chọn cách giải thích đúng cho từ “ Hậu quả”:
a. Kết quả sau cùng	b. Kết quả đoán trước	c. Kết quả tốt	d. kết quả xấu
Câu 11: Trong các từ láy sau, từ nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc?
 a. Đèm đẹp	b. Sát sàn sạt	c.Nho nhỏ	d.Lành lạnh
Câu 12: Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa :
a. Giàu -khổ.	b. Voi – chuột.	c. Thông minh – lười.	d. Xa – gần.
Câu 13: Tác giả của bài thơ “ Ánh Trăng” là:
a. Huy cận	b. Kim Lân	c. Nguyễn Duy 	d. Nguyễn Quang Sáng
Câu 14: Nội dung 2 khổ thơ cuối của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là:
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.	 
b. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
d. Cảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Câu 15: Nhân vật Bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, tại sao không chịu nhận anh Sáu là cha trong khi Bé Thu rất khát khao tình cha con ?
a. Vì anh đánh Bé Thu.	b. Vì anh về quá bất ngờ.
c. Vì Bé Thu chưa từng thấy anh.	d. Vì vết thẹo trên má của anh.
Câu 16: Em hiểu từ “Xuân” trong câu thơ sau nghĩa là gì?
 “ Đã bảy mươi xuân rồi mà ông ấy vẫn còn khỏe mạnh chán.”
a.Mùa xuân	b.Tuổi trẻ 	c.Ngày xuân trong mùa xuân d.Cuộc đời
Câu 17: Chọn cách giải thích đúng cho từ “ Đoạt”:
a. Nhận kết quả tốt.	 b. Nhận kết quả xấu. c. Chiếm được phần thắng. d.Nhận được phần thắng.
Câu 18: Trong các từ láy sau, từ nào có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc?
 a.Sạch sành sanh	b.Sát sàn sạt	c.Nho nhỏ	d.Hớt hơ hớt hải
Câu 19: Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa :
a. Giàu -khổ.	b. cao – thấp.	c. Voi – kiến.	d. Thông minh – lười.	
Câu 20: Nhà thơ Chính Hữu chuyên viết viết về đề tài nào ?
 A. Người lính và chiến tranh	B. Người lính và cuộc sống	
 C. Chiến tranh và Trường Sơn	 	D. Cuộc sống về người nông dân.
Câu 21: Cơ sở nào hình thành nên tình Đồng chí qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu?
 A. Chung hoàn cảnh và lí tưởng.	B. Chung nhiệm vụ và khó khăn.
 C. Chung hoàn cảnh và khó khăn.	D. Chung hoàn cảnh, lí tưởng và khó khăn.
Câu 22: Nội dung 3 khổ thơ giữa của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là:
 A. Cảnh hoàng hôn trên biển.	
 B. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
 C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
 D. Cảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Câu 23: Câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” (Ánh trăng–Nguyễn Duy) tượng trưng cho điều gì ?
 A. Hạnh phúc viên mãn tròn đầy	C. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.
 B. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn	D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.	
Câu 24: Trong bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt, Khổ thơ “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” đến hết, tác giả đã sử dụng mấy thừ “ nhóm”.
 A. 4 từ	B. 5 từ	C. 6 từ	D. 7 từ
Câu 25: Ba câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” đã sử dụng nghệ thuật nào là chủ yếu ?
 A. Ẩn dụ	B. So sánh	C. Nhân hóa	D. Tạo hình, liên tưởng.
Câu 26: Qua bài thơ“Ánh Trăng”,tác giả đã gợi nhắc ở người đọc một thái độ sống như thế nào ?
 A. Uống nước nhớ nguồn.	C. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.
 B. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn	D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.	
Câu 27: Câu “Nói có sách, mách có chứng” phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
A. Phương châm về lượng 	C. Phương châm về chất 	
B. Phương châm lịch sự 	D. Phương châm cách thức
Câu 28: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm về lượng 	B. Phương châm về chất 	
C. Phương châm lịch sự 	D. Phương châm quan hệ
Câu 29: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây là nghĩa gốc ?
A. Đầu bạc răng long 	C. Đầu súng trăng treo 
B. Đầu non cuối bể 	D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 30: Từ “ngân hàng” trong trường hợp nào sau đây có nghĩa là tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng ?
A.Ngân hàng ngoại thương 	C. Ngân hàng máu 
B. Ngân hàng đề thi 	D. Ngân hàng gen
Câu 31: Câu thơ nào chứa từ tượng hình ?
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi 	C. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần 	D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Câu 32: “Dây cà ra dây muống” liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
 A. Phương châm về lượng 	C. Phương châm về chất 	
 B. Phương châm quan hệ 	 D. Phương châm cách thức
Câu 33: Nói nhảm nhí, vu vơ là :
 A. nói trạng 	 B. nói dối 	C. nói nhăng nói cuội D. nói mò
Câu 34: Từ chân trong dòng nào sau đây là nghĩa gốc ?
 A. đau chân 	 B. Chân bàn 	 C. Chân sút D. Chân núi
Câu 35: Thành ngữ nào có nghĩa là tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn ?
 A. nước mắt cá sấu 	 	C. đánh trống bỏ dùi
 B. được voi đòi tiên 	D. tắt lửa tối đèn
Câu 36: Hai câu thơ “Thà rằng liều một thân con – Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 A. nhân hóa 	 B. chơi chữ 	C. nói quá 	D. ẩn dụ
Câu 37: Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa ?
A. Ông – bà 	B. Chó – mèo 	C. Giàu – khổ 	D. Xấu – đẹp
Câu 38: Hai câu thơ “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn – Voi uống nước, nước sông phải cạn” sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 A. nhân hóa 	 B. chơi chữ 	C. nói quá 	D. ẩn dụ
B. CÂU HỎI GIÁO KHOA
Câu 1: Tóm tắt nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “ Ánh trăng” – tác giả Nguyễn Duy. 
Câu 2: Nêu khái niệm của thuật ngữ ? Cho ví dụ minh họa ? Xác định thuật ngữ trong một số trường hợp?
Câu 3: Thế nào là thành ngữ ? Giải nghĩa các thành ngữ sau: Cá chậu chim lồng; Cây cao bóng cả; Đánh trống bỏ dùi; được voi đòi tiên; nước mắt cá sấu; Ếch ngồi đáy giếng.
Câu 4: Nêu khái niệm của các PCHT sau: PPVC, PCVL, PCQH, PCCT, PCLS. Mỗi phương châm cho một ví dụ minh họa.
Câu 5: Tóm tắt nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “ Bếp lửa” – tác giả Bằng Việt. 
Câu 6: Tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích “ Chiếc Lược Ngà” – Nguyễn Quang Sáng. 
Câu 7: Tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích “ Làng” – Kim Lân. 
Câu 8: Tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích “ Lặng lẽ SaPa” – Nguyễn Thành Long. 
Câu 9: Xác định từ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng.
a- Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới.
b- Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
c- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
d- Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 891 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. 
e- Hôm qua, cô giáo dẫn chúng em đi thăm quan khu di tích Dốc Ông Bằng.
f- Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. 
C. TẬP LÀM VĂN 
 I. Dạng văn nghị luận:
Đề 1: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Cincoln ( 1809 – 1965) viết: “ Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” . ( Theo ngữ văn 10, tập 2 NXB Giáo dục Việt Nam)
	Hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống được gợi ra từ ý kiến trên.
 Đề 2: Suy nghĩ của em về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.”
Đề 3: Trước tình trạng bạo lực học đường gần đây có chiều hướng gia tăng ( bào chí đã đưa tin), em có suy nghĩ gì về lời dạy của người xưa: “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
Đề 4: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thái độ sống “ ân nghĩa thủy chung” được gợi ra từ bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đề 5: Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít ngưới có lối sống “ mặc kệ bây” trái ngược với nếp sống truyền thống “ tối lửa tắt đèn có nhau”.
	Từ nhận xét trên em có suy nghĩ gì về văn hóa ứng xử của người Việt hiện nay qua lối sống “ mặc kệ bây” của họ
 II. Dạng văn tự sự
( Văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại...)
Đề 1: Kể lại một việc làm mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình cho đến bây giờ. 
Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại quê cũ. Hãy kể lại buổi thăm quê đầy xúc động đó. 
Đề 3: Viết bài văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
Đề 4: Hãy tự thuật với bố, mẹ rằng: Con đã lớn.
Đề 5: Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Đề 6: Một kỉ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi.
 Tân Tiến, ngày 19 tháng 11 năm 2016
 Người ra đề
 Nguyễn thanh Vọng

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG HKI 16 -17.doc